Đặc điểm Kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 36)

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Dân số Thái Nguyên khoảng gần 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 Trường Đại học, 14 trường Cao đẳng, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo các loại được khoảng gần 100.000 lao động. Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế và bệnh viện cấp huyện; Là một nơi có những địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư khai thác như: Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa – Thác Mưa.

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm...

Sau hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên bình quân hàng năm đạt trên 10%. Cơ cấu kinh tế xã hội chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong công nghiệp và xây dựng trong GDP của Tỉnh, sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ, giá trị tăng bình quân 19,4%/năm. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII “tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo sự phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu xây dựng Thái Nguyên thành tỉnh giàu mạnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2020 tỉnh ta cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp”

Biểu đồ 2.1: Tổng SP trên địa bàn theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế Đơn vị: tỷ đồng 0 5000 10000 15000 20000 25000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nông lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Tổng

Nguồn: Số liệu theo niêm giám thống kê năm 2010

Từ số liệu ở biểu đồ sau ta thấy giá trị sản lượng các ngành tăng dần qua các năm từ 2008 đến 2010. Ngành dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 40%. Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm xuống. Tỷ trọng ngành công nghiệp có cơ cấu khá ổn định chiếm tỷ lệ 35 – 36%.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tổng SP trong tỉnh theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế Đơn vị: % 0 10 20 30 40 50

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nông lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Nguồn: Số liệu theo niêm giám thống kê năm 2010

Đánh giá chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, đặc biệt là năm 2010, tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đều hoàn thành so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực kinh tế-xã hội cũng có sự cải thiện đáng kể.

Biểu đồ 2.3: Tốc độ phát triển tổng sản phẩm trong tỉnh Thái nguyên 100 105 110 115 120 125 130 135 140

năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nông lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Tổng sản phẩm trên địa bàntheo khu vực kinh tế

Nguồn: Số liệu theo niêm giám thống kê năm 2010

Tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn từ năm 2006 – đến 2008 có xu hướng tăng ổn định, năm 2008 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Đóng góp vào mức tăng trưởng chung thì khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất với mức đóng góp lớn nhất. trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.095 tỷ đồng, mức sản xuất của các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là khu vực ngoài quốc doanh; tiếp đến là khu vực dịch vụ, mức đóng góp 4,11% vào tốc độ tăng chung, trong đó nhóm ngành dịch vụ kinh tế tăng 13,8%, riêng ngành thương nghiệp tăng 16%, vận tải, bưu điện tăng 17,89%, các ngành dịch vụ xã hội tăng 10,15% và khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có mức đóng góp là 1,24%, riêng ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất quyết định đến tốc độ tăng trưởng chung của khu vực này, mức đóng góp của ngành nông nghiệp tăng khoảng 4,75% so với năm 2006. Từ năm 2008 – 2010 tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm do chịu ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế.

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP bình quân đầu người cũng có chiều hướng tăng đáng kể, năm 2010 đạt 10,6 triệu đồng/người/năm, tăng 1,9 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng khu vực Công nghiệp – Xây dựng tăng nhanh và cao hơn nhiều so với mức bình quân chung, khu vực Dịch vụ tăng xấp xỉ mức bình quân chung toàn tỉnh, trong khi đó khu vực Nông lâm nghiệp và thuỷ sản

tăng chậm nên cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực Nông lâm thuỷ sản và tăng tỷ trọng khu vực Công nghiệp – Xây dựng.

Thái Nguyên là một trong những tỉnh trọng tâm đang tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg ngày 15/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37- NQ-TW ngày 01/07/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010. Là một tỉnh trung du miền núi, là trung tâm khu vực phía bắc với căn cứ địa, chiến khu ATK năm xưa vì vậy đang được Chính phủ quan tâm đầu tư với trên 50 xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa và nhiều xã ATK được hưởng các chính sách đầu tư như chương trình 135, trung tâm cụm xã, phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội, an ninh- quốc phòng...

Kinh tế Thái Nguyên tuy có phát triển nhưng hiện nay vốn mất cân đối trên nhiều mặt như: thiếu vốn đầu tư, sự phát triển kinh tế chưa cân đối với tiềm năng, thừa lao động nhưng lại thiếu lao động kỹ thuật có trình độ cao, các cơ sở công nghiệp nặng được xây dựng từ nhiều năm trước đây, thiết bị công nghệ lạc hậu, hiệu quả sản xuất - kinh doanh thấp, sức cạnh tranh trên thị trường yếu.

Hệ thống cấu trúc hạ tầng yếu kém như giao thông, bưu điện, cấp nước, dịch vụ Tài chính Ngân hàng đã làm cho các nhà đầu tư băn khoăn, trong khi đó Tỉnh lại rất cần vốn cho việc đầu tư phát triển một vùng nông thôn và miền núi rộng lớn do quá yếu kém về hạ tầng, đã làm cho sự phát triển kinh tế của vùng đầy tiềm năng không thực hiện được mà còn làm cho các vấn đề xã hội bức xúc. Với những thuận lợi và khó khăn trên, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái nguyên đã đạt được những mục tiêu cơ bản về phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, từng bước phấn đấu xây dựng Tỉnh Thái Nguyên thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ, có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà

bản sắc dân tộc, quốc phòng - an ninh vững mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nâng cao góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)