Phân công nhiệm vụ quản lý về chi NSNN ở KBNN Thái Nguyên

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 46)

- Quản lý quỹ NSNN và chi NSNN: Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN là một trong những chức năng, nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu của KBNN. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ này, trong các đơn vị KBNN cần phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, hợp lý, đồng thời sắp xếp bố trí cán bộ theo một dây chuyền nhằm thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc theo các chế độ, quy trình nghiệp vụ. Dây chuyền công việc bao gồm từ lãnh đạo trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành và kiểm soát, phê duyệt các khoản thu, chi NSNN các cấp đến các công chức chuyên môn nghiệp vụ tại các bộ phận chuyên trách cụ thể như: Bộ phận kế hoạch tổng hợp theo dõi tình hình phân bổ, bố trí dự toán NSNN, tổng hợp tình hình thực hiện thu, chi NSNN, điều hòa vốn đảm bảo nhu cầu thanh toán của NSNN và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi các CTMT thuộc nguồn vốn NSNN; Bộ phận Kế toán chịu trách nhiệm tổ chức công tác hạch toán kế toán NSNN, công tác thanh toán thu, chi NSNN, tổng hợp số liệu thu, chi NSNN phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành NSNN và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ các khoản chi thường xuyên của NSNN; Bộ phận thanh toán vốn đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát phân bổ bố trí NSNN cho các nguồn vốn đầu tư XDCB, CTMT…, tổng hợp tình hình phân bổ, thanh toán, quyết toán các nguồn vốn đầu tư XDCB, tham mưu đề xuất trong lĩnh vực quản lý, điều hành vốn đầu tư XDCB và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN và vốn nước ngoài; Bộ phận Kho quỹ chịu trách nhiệm tổ chức công tác thu, thanh toán các khoản chi trả của NSNN bằng tiền mặt; Bộ phận tin học chịu trách nhiệm về các trang thiết bị, triển khai các chương trình ứng dụng, các quy trình công nghệ, quản lý trung tâm dữ liệu về thu, chi NSNN phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành quỹ NSNN các cấp; Bộ phận thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát từ xa về việc chấp hành và tuân thủ các nguyên tắc, chế độ, quy trình nghiệp vụ trong quản lý thu, chi NSNN, cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn

có khả năng rủi ro, mất an toàn trong quá trình quản lý, điều hành thu, chi NSNN các cấp tại các đơn vị trong và ngoài hệ thống KBNN…

- Kiểm soát chi NSNN và chi thường xuyên: Trong thời kỳ từ 1990 - 1996. Nhìn chung trong giai đoạn này cơ chế quản lý cấp phát chi NSNN vẫn được thực hiện theo tinh thần Nghị định số 168/CP của Hội đồng Chính phủ được ban hành từ năm 1961, thời kỳ quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Do vậy, trong công tác quản lý điều hành chi NSNN còn bộc lộ khá nhiều điểm bất hợp lý, đó là: cơ quan tài chính ra lệnh cấp phát; KBNN thực hiện xuất quỹ NSNN theo lệnh của cơ quan tài chính; đơn vị thụ hưởng thực hiện việc chi tiêu. Do vậy, thực hiện việc cấp phát vốn NSNN qua KBNN là xuất quỹ NSNN. Cơ quan tài chính căn cứ vào nhu cầu chi tiêu của các đơn vị thụ hưởng NSNN để bố trí chi theo tổng số khoản chi, có phân chia theo một số mục chi, nhưng chỉ là hình thức. Để khắc phục tình trạng trên Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 861/TTg ngày 30/12/1995 nhấn mạnh vai trò kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật NSNN. Kể từ năm 1945, đây là lần đầu tiên Việt Nam có được một bộ Luật điều chỉnh các mối quan hệ về việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán NSNN; phân định trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ, ngành, địa phương trong việc quản lý và điều hành NSNN. Trong lĩnh vực quản lý chi NSNN, kể cả chi thường xuyên và chi các CTMT, Luật NSNN đã quy định rõ các điều kiện để một khoản chi NSNN được thực hiện cũng như quy trình cấp phát kinh phí NSNN qua cơ quan tài chính và KBNN. Đồng thời với việc đổi mới cơ chế lập, chấp hành và quyết toán NSNN theo Luật NSNN, các cơ chế khác cũng được triển khai một cách đồng bộ.

- Kiểm soát chi đầu tư XDCB, CTMT: Trước năm 2000 nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư XDCB do hệ thống Cục Đầu tư Phát triển thực hiện, KBNN Thái Nguyên chỉ thực hiện kiểm soát chi vốn sự nghiệp có tính chất XDCB như sự nghiệp đường bộ, đường sắt, địa chất. Thực hiện quyết định số 145/1999/QĐ-BTC ngày 26/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tư thuộc hệ thống KBNN. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2000, KBNN Thái

Nguyên tiếp nhận toàn bộ nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ Cục đầu tư phát triển bàn giao sang, KBNN Thái Nguyên được thành lập thêm phòng thanh toán vốn đầu tư để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này. Năm 2001, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tài chính về việc bàn giao công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB thuộc ngân sách huyện, xã từ phòng Tài chính huyện sang KBNN huyện. KBNN Thái Nguyên đã phối hợp với cơ quan Tài chính chỉ đạo thực hiện bàn giao và tiếp nhận việc kiểm soát chi đầu tư XDCB từ các phòng Tài chính Huyện sang KBNN các Huyện, Thành phố, Thị xã trong tỉnh.

Hiện nay KBNN Thái Nguyên đang phân công bố trí thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư XDCB, CTMT và vốn sự nghiệp như sau:

* Tại văn phòng KBNN Tỉnh

+ Phòng kiểm soát chi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán toàn bộ các dự án đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách TW, ngân sách tỉnh; nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, OFID, JBIC, khác); vốn quy hoạch; vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, các dự án đầu tư từ nguồn vốn tự có của đơn vị …

+ Phòng Kế hoạch tổng hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán các dự án thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, các nguồn vốn sự nghiệp khác…

+ Phòng Kế toán thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán, thanh toán tất cả các nguồn vốn, thực hiện đối chiếu số liệu nguồn vốn, số cấp phát, thanh toán… theo chi tiết từng nguồn vốn, từng cấp ngân sách, từng dự án và chủ đầu tư.

* Tại KBNN các Huyện, Thành phố, Thị xã trực thuộc:

+ Bộ phận Kế hoạch – Thanh toán vốn đầu tư thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán toàn bộ các nguồn vốn đầu tư XDCB, CTMT, SNKT của tất cả các cấp ngân sách (TW, Tỉnh, Huyện, Xã) phát sinh trên địa bàn theo phân cấp quản lý ngân sách và theo ủy quyền của KBNN tỉnh.

+ Bộ phận Kế toán thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán, thanh toán tất cả các nguồn vốn, thực hiện đối chiếu số liệu nguồn vốn, số cấp phát, thanh toán… theo chi tiết từng nguồn vốn, từng cấp ngân sách, từng dự án và chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)