Định hướng chiến lược phát triển KBNN đến năm

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 80)

II. Việc kiểm tra tiến độ THDA & SD vốn của CĐT

3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển KBNN đến năm

Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến 2010 và định hướng đến 2020 của đất nước, đáp ứng các yêu cầu của cải cách tài chính công và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 21/8/2007 Thủ Tướng Chính phủ ký Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020, với những cải cách mạnh mẽ về thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. KBNN phải thực sự trở thành một trong những công cụ quan trọng của Chính phủ trong việc thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhà nước mà đặc biệt là cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch, từng bước phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, góp phần thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của Chính phủ, chất lượng hoạt động quản lý tài chính vĩ mô, giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia. Với mục tiêu tổng quát: “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn nhân lực tài chính của nhà nước. Đến năm 2020 các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành kho bạc điện tử”.

Trong đó có các mục tiêu định hướng chiến lược cụ thể như sau:

- Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước: Đổi mới toàn diện cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, trên nền tảng vận hành hệ thống thông tin tài chính tích hợp.

- Quản lý ngân quỹ và nợ Chính phủ: Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ KBNN trên cơ sở hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và các công cụ quản lý với mục tiêu đảm bảo an toàn và hiệu quả; gắn kết quản lý ngân quỹ với quản lý nợ chính phủ để giảm chi phí nợ vay và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước. Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ hiện đại, minh bạch, hoạt động theo nguyên tắc thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán; liên kết và hội nhập với thị trường trái phiếu khu vực, quốc tế.

- Công tác kế toán nhà nước: Xây dựng hệ thống kế toán nhà nước thống nhất, hiện đại theo nguyên tắc dồn tích, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công nhằm đánh giá được hiệu quả chi tiêu ngân sách, theo dõi tình hình công nợ và tài sản của Nhà nước, xây dựng được bảng tổng kết tài sản quốc gia,… đảm bảo tính công khai, minh bạch.

- Hệ thống thanh toán: Xây dựng hệ thống thanh toán KBNN hiện đại, đảm bảo thanh toán mọi khoản thu, chi của NSNN và các đơn vị an toàn, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Giảm dần và tiến tới không giao dịch bằng tiền mặt tại KBNN.

- Kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát trên cơ sở đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình kiểm tra, kiểm soát phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và hiện đại hóa hoạt đọng KBNN. Chuyển đổi mô hình kiểm tra, kiểm soát sang mô hình kiểm tra, kiểm toán nội bộ, bảo đảm nâng cao tính độc lập.

- Công nghệ thông tin: Phát triển công nghệ thông tin KBNN hiện đại; tiếp cận nhanh, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin tiên tiến vào mọi hoạt động KBNN; hình thành kho bạc điện tử.

- Tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực: Kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp. Tổ chức lại các đơn vị thuộc KBNN tại trung ương theo hướng tập trung quản lý, điều hành nâng cao khả năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách. Cơ cấu lại KBNN địa phương theo hướng thành lập một số KBNN khu vực.

- Tăng cường hợp tác quốc tế: Chủ động và tích cực thực hiện hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kho bạc theo lộ trình và bước đi phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động KBNN và hội nhập quốc tế. Tăng cường hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm quản lý kho bạc với các nước.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)