Thực trạng công tác quản lý quỹ và nhiệm vụ chi NSNN

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 51)

172200 276500 200000 4 Chi chuyển nguồn611500 845400 33

2.4.3.1. Thực trạng công tác quản lý quỹ và nhiệm vụ chi NSNN

Quản lý chi NSNN theo Luật NSNN thuộc trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị cá nhân liên quan đến việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí Nhà nước. Trong đó việc quản lý của KBNN là công đoạn cuối cùng để hoàn thành quy trình quản lý chi NSNN theo Luật NSNN đã quy định. Công đoạn này có tầm quan trọng đặc biệt vì nó không những kết thúc một quy trình quản lý chi mà quyết định cho từng đồng vốn của Nhà nước đi vào cuộc sống, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước một cách đúng đắn có hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Thực hiện luật NSNN, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính; HĐND tỉnh Thái Nguyên ban hành nghị quyết số 23/2003/NQ-HĐND ngày 12/12/2003 về nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách và tỷ lệ phân chia các khoản thu NSNN; UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quyết định số 81/2004/QĐ-UB ngày 13/01/2004 về cơ chế quản lý và quy định nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách trong tỉnh để thực hiện từ năm 2004; Ngày 24/7/2006

0 1000000 2000000 3000000 4000000

Chi trong cân đ?i NS ĐF 2125600 2718200 3863900

Thu trong cân đ?i NS 1107100 1449400 2393200

HĐND tỉnh ban hành nghị quyết số 22/2006/NQ-HĐND về định mức phân bổ dự toán chi ngân sách tỉnh Thái Nguyên thực hiện từ năm 2007-2010.

Căn cứ các quy định của luật NSNN; Các Nghị định của Chính phủ; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính; các văn bản của KBNN; Nghị quyết của HĐND tỉnh Thái Nguyên; Quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên, KBNN Thái Nguyên tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN trên địa bàn theo đúng các cơ chế, chế độ, định mức các cấp có thẩm quyền đã quy định.

Tình hình chi NSNN từ năm 2008 – 2010 được thể hiện qua bảng 2.1.

- Qua bảng 2.1 ta thấy chi cho đầu tư phát triển: Năm 2008: 389500 triệu đồng, chiếm 18% trong chi cân đối ngân sách địa phương; năm 2009: 488400 triệu đồng, chiếm 17,9% trong chi cân đối ngân sách địa phương; năm 2009/2008 tăng hơn 25%; năm 2010: 821500 triệu đồng, chiếm 21% trong chi cân đối ngân sách địa phương.

- Chi thường xuyên: Những năm qua mặc dù có nhiều khó khăn trong cân đối ngân sách song địa phương đã quan tâm đảm bảo cân đối nhu cầu chi thường xuyên cho hoạt động của bộ máy nhà nước và đáp ứng kịp thời đầy đủ ngân sách cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Năm 2008: 1701000 triệu đồng, chiếm 51% trong chi cân đối ngân sách địa phương; năm 2009: 2914000 triệu đồng, chiếm 65% trong chi cân đối ngân sách địa phương; năm 2009/2008 tăng 71%; năm 2010: 2858700 triệu đồng, chiếm 56% trong chi cân đối ngân sách địa phương; năm 2010/2009 giảm 1%. Khoản chi này năm sau cao hơn năm trước, do điều chỉnh tiền lương tối thiểu hàng năm. Chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chiếm khoảng 60% tổng chi ngân sách trên địa bàn và khoảng 70% tổng số chi ngân sách trong cân đối. Chi thường xuyên được kế toán thành 13 khoản loại chi khác nhau bao gồm: Chi trợ cước trợ giá, chi cho hoạt động quản lý hành chính và chi cho các hoạt động sự nghiệp, an ninh quốc phòng, chi đảm bảo xã hội và các khoản chi khác.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)