HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Như đã phân tích ở trên, việc thiết lập quan hệ tín dụng của ngân hàng đối với DNVVN là vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều này càng được chứng minh hơn trước nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện tại, doanh nghiệp lớn đặc biệt là khối DNNN đang hoạt động không hiệu quả, khi hệ số đánh giá hiệu quả đầu tư - ICOR luôn ở mức rất cao so với hệ số ICOR của toàn xã hội và các nước lân cận trong khu vực. Còn đối với khu vực kinh tế ngồi Nhà nước thì cho thấy hiệu quả đầu tư rất tốt được thể hiện khi hệ số ICOR ở khu vực này luôn thấp hơn so với hệ số ICOR trung bình của tồn xã hội trong giai đoạn 2005 – 2010.
Bảng 1.4: ICOR theo từng khu vực kinh tế giai đoạn 2000 – 2010 (theo giá so sánh 1994)
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Toàn xã hội 6.48 6.98 7.88 10.96 13.51 10.70
Khu vực kinh tế nhà nước 9.74 12.03 12.44 16.32 22.24 19.07 Khu vực kinh tế ngoài nhà nước 4.13 4.31 4.47 5.24 5.64 4.88 Khu vực kinh tế FDI 5.73 5.65 10.62 21.52 31.62 18.53
(Nguồn : Tính tốn của UBGSTCQG)
Bảng 1.5: ICOR tồn xã hội theo các giai đoạn
Giai đoạn ICOR toàn xã hội (theo giá so sánh 1994)
2005 - 2010 6.70
2006 - 2010 7.17
2007 - 2011 7.06
(Nguồn : Tính tốn của UBGSTCQG)
Trong khi đó, trong bài nghiên cứu “Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề tài trợ tín dụng – một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực TP.HCM” của TS. Trương Quang Đông và các cộng sự (2009) có chỉ ra rằng trong cơ cấu loại hình DNVVN thì loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 74.6%, kế đến là công ty cổ phần chiếm 12.4%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 11.8% và cuối cùng là doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 1.2%. Điều này cho thấy DNVVN ở Việt Nam đang có hiệu quả hoạt động và đầu tư khá tốt, ngày càng đóng góp quan trọng vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng trưởng GDP của đất nước. Nhận thức được vấn đề trên thì vừa qua, Chính phủ đã đưa ra kế hoạch phát triển đối với các DNVVN giai đoạn 2011 – 2015 để từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh, khẳng định vai trò của các doanh nghiệp này để rồi từ đó đóng góp quan trọng hơn đối với sự phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, cũng trong bài nghiên cứu của TS. Trương Quang Đông và các cộng sự (2009) về “Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề tài trợ tín dụng – một nghiên cứu thực
nghiệm tại khu vực TP.HCM” có nói “vốn tín dụng là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các DNVVN trong quá trình phát triển, nhưng cùng với đó khó khăn lớn nhất của DNVVN là nguồn vốn và khả năng tiếp cận vốn ngân hàng”. Và cũng chính vì điều này, trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã liên tục đưa ra những chính sách hỗ trợ, ưu tiên cho các DNVVN có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách dễ dàng hơn. Gần đây nhất là thông tư số 09/2013/TT-NHNN của NHNN về việc đưa ra trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có cả DNVVN.
Hịa mình vào xu thế của thị trường và mục tiêu chung của Nhà nước, việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN để tháo gỡ khó khăn về vốn cho những doanh nghiệp này, từ đó tạo cơ sở cho việc mở rộng hoạt động sản xuất, thúc đẩy cho quá trình hồi phục kinh tế, tạo động lực cho nền kinh tế đất nước đi lên và phát triển là hướng đi đúng đắn và vô cùng cần thiết của các NHTM Việt Nam hiện tại.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, tác giả đã trình bày về khái niệm và đặc điểm của DNVVN ở Việt Nam. Từ đó, Chương 1 nêu lên tầm quan trọng và sự cần thiết để mở rộng tín dụng đối với các DNVVN của các NHTM Việt Nam.
Để làm rõ vấn đề, từ đó đưa ra giải pháp cho đề tài, tác giả đưa ra các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố tác động đến mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng. Các nhân tố đó là: Nhà nước, DNVVN, ngân hàng, ngồi ra cịn có các nhân tố khác như: mơi trường kinh tế, xã hội và pháp lý. Trong những nhân tố nêu trên, các nhân tố Nhà nước, DNVVN, ngân hàng và đặc biệt là nhân tố sự làm hài lòng khách hàng khi sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng trong nhân tố ngân hàng được tác giả đánh giá cao nhất. Chính vì thế, những nhân tố này là những nhân tố mấu chốt sẽ được tác giả làm rõ ở Chương 2.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CN CHỢ LỚN