Từ phía DNVVN

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh chợ lớn (Trang 42 - 46)

2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu

Trong phần phân tích nhân tố DNVVN ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng khách hàng DNVVN tại BIDV Chi nhánh Chợ Lớn, tác giả sử dụng hoàn toàn bằng phương pháp định tính.

0 1 2 3 4 5

Phát triển DNVVN la ưu tiên hàng đầu của Nhà nước trong thời gian tới Nhà nước cần có giải pháp nhiều hơn

nữa để DNVVN tiếp cận vốn ngân hàng

Ngân hàng cần nới lỏng điều kiện để DNVVN tiếp cận vốn ngân hàng

Bảng câu hỏi thiết kế gồm những câu hỏi liên quan đến chính sách hoạt động, nhu cầu và tình trạng quan hệ tín dụng ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng khách hàng DNVVN với BIDV Chợ Lớn.

 Mẫu khảo sát: 30

 Hình thức câu hỏi: câu hỏi đóng.

 Đối tượng khảo sát: các khách hàng DNVVN hiện đang có quan hệ tín dụng với chi nhánh BIDV Chợ Lớn.

2.3.2.2. Tiến hành phân tích

Sự gắn bó của các khách hàng DNVVN đối với Chi nhánh

Từ kết quả bảng 7 (Phụ lục 1) cho thấy, 70% khách hàng DNVVN được khảo sát nói rằng họ đã có quan hệ tín dụng với chi nhánh được trên 1 năm. Điều này chứng tỏ các khách hàng DNVVN hiện tại đang xây dựng mối quan hệ khá bền chặt với BIDV CN Chợ Lớn, tạo điều kiện cho việc mở rộng tín dụng đối với những khách hàng này trong tương lai của chi nhánh bằng cách tăng dư nợ khách hàng cũ và tìm kiếm những khách hàng mới từ sự tin tưởng từ khách hàng cũ.

Tuy nhiên, nhìn từ kết quả từ bảng 8 (Phụ lục 1) cho thấy, 53.3% khách hàng DNVVN được khảo sát hiện đang có quan hệ tín dụng với 2 ngân hàng, 6.7% đang có quan hệ tín dụng với 3 ngân hàng, chỉ có 40% DNVVN được khảo sát hiện tại đang có quan hệ tín dụng với mỗi riêng BIDV CN Chợ Lớn. Điều này cho thấy các DNVVN hiện nay có xu hướng, chính sách tiếp cận và quan hệ tín dụng với từ 2 ngân hàng trở lên để có sự dự phòng nếu như ngân hàng ưu tiên đầu tiên không đáp ứng được như yêu cầu, làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp. Điều này có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc mở rộng tín dụng đối với đối tượng doanh nghiệp này nếu như Chi nhánh khơng có những chính sách gây dựng, tạo niềm tin cho khách hàng để khách hàng ưu tiên sử dụng dịch vụ tín dụng từ Chi nhánh đầu tiên.

Tài sản đảm bảo

Khi quan hệ tín dụng với ngân hàng, các DNVVN thơng thường sử dụng hình thức thế chấp bất động sản, các loại xe, máy móc thiết bị,... là tài sản đảm bảo cho hồ sơ xin cấp tín dụng của mình.

Theo như kết quả được khảo sát tại Bảng 9 (Phụ lục 1) cho thấy, 60% các DNVVN cho rằng việc định giá tài sản thế chấp của ngân hàng thường thấp hơn so với giá trị thực của những tài sản này trên thị trường, 13.3% các DNVVN cho rằng giá trị tài sản của doanh nghiệp không đủ để thế chấp theo như yêu cầu của ngân hàng, 20% DNVVN cho rằng thủ tục thế chấp quá rườm ra, phức tạp gây khó khăn cho các doanh nghiệp này và 6.7% DNVVN cho rằng có nguyên nhân khác làm nên vướng mắc có

liên quan đến tài sản thế chấp của doanh nghiệp họ với ngân hàng. Điều này có thể tác động hai mặt đến ngân hàng, một mặt có thể hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn khi mà các doanh nghiệp này khơng có khả năng trả nợ sau này, nhưng mặt khác việc này có thể làm hạn chế việc mở rộng tín dụng của ngân hàng đối với những doanh nghiệp này do giá trị khoản cấp tín dụng thường sẽ thấp hơn so với nhu cầu của doanh nghiệp do không đáp ứng được những yêu cầu về tài sản thế chấp.

Nhu cầu tín dụng của DNVVN từ ngân hàng trong tương lai

Hình 2.6: Biểu đồ nhu cầu tín dụng của DNVVN trong tương lai

ĐVT: %

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát) Nhìn từ biểu đồ trên cho thấy 10% số DNVVN được khảo sát nói rằng nhu cầu tín dụng từ ngân hàng trong tương lai của họ ở mức độ rất cần, 60% số DNVVN được khảo sát nói rằng nhu cầu tín dụng của họ chỉ ở mức độ cần, 24% nói rằng họ chỉ hơi cần, 3% nói rằng họ ít cần và 3% nói rằng họ khơng có nhu cầu tín dụng từ ngân hàng trong thời gian tới. Với kết quả này ta có thể nhận định rằng, nhu cầu tín dụng để mở rộng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN từ ngân hàng trong thời gian tới vẫn còn rất lớn. Điều này sẽ tác động tốt đến mục tiêu mở rộng tín dụng đối với DNVVN của Chi nhánh nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.

Và theo khảo sát về nhu cầu sử dụng các sản phẩm tín dụng trong tương lai của các DNVVN từ ngân hàng (Bảng 10 Phụ lục 1) thì có 56.7% số DNVVN được khảo sát nói rằng họ có nhu cầu vay vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, 10% nói rằng họ có nhu cầu vay vốn trung dài hạn phục vụ dự án, đầu tư, 10% nói rằng họ có nhu cầu nhận các sản phẩm bảo lãnh từ ngân hàng và 23.3% nói rằng họ có nhu cầu sử dụng các sản phẩm chiết khấu từ ngân hàng. Kết quả trên là điều dễ hiểu khi nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN trong thời gian tới là vẫn còn rất lớn và một điều nữa là do các khách hàng DNVVN của CN BIDV Chợ Lớn chủ yếu là những doanh nghiệp xuất nhập khẩu cho nên nhu cầu sử

10% 60% 24% 3% 3% Rất cần Cần Hơi cần Ít cần Khơng cần

dụng các sản phẩm chiết khấu cũng như nhận các bảo lãnh L/C từ ngân hàng vẫn cịn cao. Chính vì nhu cầu sử dụng các sản phẩm tín dụng đa dạng của các khách hàng DNVVN trên đòi hỏi Chi nhánh phải khơng ngừng mở rộng phương thức cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Tính chuyên nghiệp và sự hợp tác của DNVVN đối với ngân hàng khi tiếp

cận tín dụng

Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện sự đánh giá từ những CBTD của BIDV Chợ Lớn, Techcombank và Vietinbank về tính chuyên nghiệp và sự hợp tác của

DNVVN đối với ngân hàng khi tiếp cận tín dụng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát [Bảng 12 Phụ lục 1]) Một trong những yếu tố quan trọng để đi đến thành công trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng của các DNVVN với ngân hàng đó là tính chun nghiệp và sự hợp tác của các khách hàng DNVVN đối với ngân hàng khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng.

Theo như kết quả khảo sát từ các CBTD của 3 ngân hàng BIDV, Techcombank và Vietinbank thì họ đánh giá các nhận định “Khách hàng chưa hiểu rõ các sản phẩm tín dụng và luật liên quan”, “Hồ sơ pháp lý của khách hàng không đủ”, “Khách hàng không cộng tác nhiệt tình với CBTD trong việc hoàn thành hồ sơ và trong công tác thẩm định khách hàng, tài sản đảm bảo” và “Khách hàng cố tình che giấu hoạt động kinh doanh hoặc các khoản nợ đang có” đều có điểm trung bình đều dưới 3, tức có phần khơng đồng ý với nhận định đó. Điều này cho thấy có sự thay đổi tích cực trong việc nhận thức và hợp tác của các khách hàng DNVVN đối với ngân hàng trong việc tiếp cận tín dụng, từ đó sẽ giúp cho các DNVVN có thể dễ dàng đạt được sự đồng ý

0 1 2 3 4

Hồ sơ pháp lý của khách hàng không đủ Báo cáo tài chính khơng có hoặc rất sơ sài Khách hàng cố tình che giấu họat động kinh

doanh hay các khỏan nợ đang có Khách hàng khơng cộng tác nhiệt tình với

CBTD trong việc hịan thành hồ sơ Khách hàng chưa hiểu rõ các sản phẩm tín

dụng và luật liên quan

1.87 3.23 2.97 1.9 2.9 Series1 Với: 1: Hồn tồn khơng đồng ý. 2: Khơng đồng ý. 3: Khơng có ý kiến. 4: Đồng ý. 5: Hồn tồn đồng ý

cấp tín dụng từ ngân hàng hơn. Tuy nhiên, cũng từ kết quả khảo sát trên cho thấy nhận định “Khách hàng cố tình che giấu hoạt động kinh doanh hoặc các khoản nợ đang có” và “Khách hàng chưa hiểu rõ các sản phẩm tín dụng và luật liên quan” điểm trung bình cũng đã xấp xỉ bằng 3, nhận định “Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này thường khơng có hoặc nếu có thì rất sơ sài” điểm trung bình đã lớn hơn 3. Vì thế, để ngày càng đạt được sự tin tưởng từ ngân hàng để đạt được sự chấp thuận cấp tín dụng từ ngân hàng một cách dễ dàng hơn, các DNVVN cần “thật thà”, minh bạch hơn trong báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, các khoản nợ đang có của doanh nghiệp, nâng cao kiến thức trong các sản phẩm tín dụng, các luật liên quan và dần chuẩn hóa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định kế toán hiện hành của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh chợ lớn (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)