Từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh chợ lớn (Trang 39 - 42)

Trong phần phân tích nhân tố Nhà nước ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng khách hàng DNVVN tại BIDV CN Chợ Lớn, tác giả hoàn toàn sử dụng bằng phương pháp định tính.

Bảng câu hỏi thiết kế gồm những câu hỏi liên quan đến tình hình kinh tế, chính sách của Nhà nước ở hiện tại và tương lai ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng khách hàng DNVVN tại Chi nhánh BIDV Chợ Lớn nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.

 Mẫu khảo sát: 5

 Hình thức câu hỏi: câu hỏi đóng.

 Đối tượng khảo sát: các chuyên gia như Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng phòng KHDN, Anh Dũng (nhân viên Quản trị tín dụng BIDV Chợ Lớn) và Anh Chương (nhân viên Thẩm định khách hàng DN tại chi nhánh).

2.3.1.2. Tiến hành phân tích

 Đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại

Hình 2.4: Biểu đồ đánh giá tinh hình kinh tế VN hiện tại của các chuyên gia

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát) Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy đa số các chuyên gia đều lạc quan trước tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại khi đánh giá nền kinh tế đang có những bước phát triển đi lên, điều này phù hợp với mục tiêu đề ra của Chính phủ năm 2013 là GDP tăng 5.3% và tăng trưởng tín dụng 12% khi mà một nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư đặc biệt là từ ngân hàng như Việt Nam. Tuy nhiên trong số đó vẫn có 60% người được hỏi cho rằng sự phát triển đó khơng ổn định. Ngân hàng cần có những biện pháp bảo đảm an tồn tín dụng song hành với những chính sách, mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên.

Ảnh hưởng của tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại vào hệ thống ngân hàng 0% 40% 60% 0% Không tốt Đang dần phát triển ổn định Đang có những bước phát triển những khơng ổn định

Từ kết quả bảng 2 (Phụ lục 1) cho thấy 60% chuyên gia được khảo sát đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam hiện tại tác động tiêu cực lên hệ thống ngân hàng, còn lại 40% đánh giá vừa tác động tích cực, vừa tác động tiêu cực. Qua đó ta thấy, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những khó khăn rất lớn trong thị trường hiện tại. Điều này có thể làm cho chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ có phần nghiêm ngặt hơn từ đó có thể gây ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng nói chung và mở rộng tín dụng DNVVN nói riêng. Ngân hàng cần phát huy những điểm có tác động tích cực và dần hạn chế những điểm có tác động tiêu cực để tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Sự lệ thuộc nguồn vốn từ ngân hàng của các DNVVN

Nhìn vào kết quả điều tra tại bảng 3 (Phụ lục 1) cho thấy, 100% các chuyên gia được khảo sát đều đánh giá chất lượng các DNVVN ở Việt Nam sẽ đi lên trong thời gian tới. Cùng với đó là 80% các chun gia cũng đồng tình sự gia tăng về chất lượng đó sẽ đi cùng với sự gia tăng về số lượng.

Và cũng theo kết quả điều tra tại bảng 4 (Phụ lục 1) các chuyên gia đánh giá thị trường tài chính cũng như là các kênh huy động vốn của các DNVVN trong vài năm tới vẫn chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Các DNVVN vẫn phải lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ ngân hàng.

Chính những điều này cho thấy việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới là một việc làm đúng đắn và rất cần thiết.

Đánh giá các chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ DNVVN tiếp cận

vốn ngân hàng trong thời gian qua

Theo đánh giá của các chuyên gia được khảo sát, các chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn ngân hàng trong thời gian qua vẫn chưa đạt được kết quả tốt như kỳ vọng. Trong đó: 40% cho rằng Nhà nước chưa thực hiện được 75% kế hoạch đề ra, 60% còn lại cho rằng Nhà nước thực hiện chưa được 50% kế hoạch đề ra (Bảng 5 Phụ lục 1).

Một trong những minh chứng cho đánh giá này của các chun gia đó là khi nhìn vào Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 193/2001/QÐ-TTg ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động vào ngày 20/12/2001. Nhưng qua hơn 10 năm, các Quỹ bảo lãnh tín dụng vẫn chưa hoạt động hiệu quả, chưa góp phần hỗ trợ các DNNVV phát triển. Theo như nghiên cứu “Hiệu quả hoạt động các quỹ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” của ThS. Trương Văn Khánh (2012), số DNVVN biết và tiếp cận Quỹ này là rất nhỏ so với nhu cầu thực tế, số tiền được bảo lãnh của các doanh nghiệp khi tiếp cận Quỹ này vẫn còn rất hạn chế (số liệu minh chứng bảng 1 Phụ lục 3). Tuy nhiên, trong những chính sách hỗ trợ đó vẫn có những điểm sáng khi thời gian vừa qua các ngân hàng cũng nhận

được rất nhiều những gói ưu đãi lãi suất hỗ trợ cho các DNVVN có uy tín tốt và hoạt động hiệu quả thuộc những ngành ưu tiên phát triển của đất nước như, đồ dùng thiết yếu, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ...từ NHNN. Điều này được các chuyên gia đánh giá cao trong mục tiêu mở rộng tín dụng của ngân hàng đối với đối tượng doanh nghiệp này.

Định hướng các chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ DNVVN tiếp

cận vốn ngân hàng trong thời gian tới.

Hình 2.5: Biểu đồ đánh giá định hướng các chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn ngân hàng trong thời gian tới của các chuyên gia

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát [Bảng 6 Phụ lục 1]) Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy, các chuyên gia phần lớn đều đồng tình rằng phát triển DNVVN là ưu tiên hàng đầu của Nhà nước trong thời gian tới và Nhà nước cần có nhiều giải pháp hơn nữa để DNVVN tiếp cận vốn ngân hàng một cách dễ dàng hơn. Điều này có tác động tốt đến chính sách mở rộng tín dụng đối với DNVVN của các ngân hàng hiện tại. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định rằng ngân hàng cũng không nên chạy theo mục tiêu mở rộng một cách “mù quáng” này mà quên đi những rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng khi thực hiện chính sách này. Các ngân hàng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng những hồ sơ xin cấp tín dụng và những khoản giải ngân để hoạt động mở rộng tín dụng đối với đối tượng doanh nghiệp này diễn ra môt cách lành mạnh.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh chợ lớn (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)