Quy trình nghiệp vụ cho vay

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm (Trang 27 - 35)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG

2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại NH BIDV Từ Liêm

2.2.3 Quy trình nghiệp vụ cho vay

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại BIDV Từ Liêm

Không đủ điều kiện

(Nguồn: NHTMCP Đầu Tư à Phát triển Việt Nam)

Bước 9: Lưu trữ hồ sơ cho vay

Bước 8: Giải chấp tài sản bảo đảm, thanh lý hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay Bước 7: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Bước 6: Giải ngân, thu nợ gốc, lãi và kiểm tra, giám sát món vay

Bước 5: chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay đăng ký giao dịch bảo đảm

Đủ điều kiện phê duyệt

Bước 4: Lập tờ trình thẩm định, soạn thảo hợp đồng tín dụng và phê duyệt Bước 3: Xác định số tiền, phương thức, lãi suất, thời hạn cho vay, định kỳ hạn

Bước 2: Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn Bước 1: Trao đổi và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn

Bước 1: Trao đổi và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn.

Trao đổi với khách hàng.

Cán bộ tín dụng(CBTD) tiếp xúc và phỏng vấn khách hàng về:

- Nhân thân (tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp) của khách hàng và người liên quan đối chiếu với quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về những trường hợp không được cho vay hoặc bị hạn chế cho vay.

- Mục đích vay vốn, nhu cầu sử dụng vốn, đối chiếu với quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về nhu cầu không được cho vay.

- Các tài sản mà khách hàng là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu, tài sản của hộ gia đình

- Thu nhập và nguồn trả nợ dự kiến, thời gian trả nợ dự kiến.

- Các nghĩa vụ tài chính hiện tại, quan hệ tín dụng của khách hàng với hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các tổ chức cá nhân khác.

Sau khi phỏng vấn, CBTD trao đổi với khách hàng về các quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về: Nguyên tắc vay vốn; điều kiện vay vốn uỷ quyền của các thành viên hộ gia đình cho đại diện hộ gia đình(nếu khách hàng là hộ gia đình); Mức cho vay;Lãi suất cho vay; Thời hạn cho vay; Biện pháp bảo đảm tiền vay; Kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay; Xử lý tài sản bảo đảm(TSBĐ) để thu hồi nợ.

Hướng dẫn khách hàng lập, tiếp nhận và đối chiếu hồ sơ đề nghị vay vốn. Hồ sơ đề nghị vay vốn gồm:

- Sổ hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú dài hạn, chứng minh nhân dân;giấy tờ chứng minh tình trạng hơn nhân của khách hàng và người liên quan.

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay, trả nợ (theo mẫu của ngân hàng ) - Giấy tờ chứng minh mục đích, nhu cầu sử dụng vốn: Hợp đồng mua bán, phiếu báo giá, phiếu chào hàng, hoá đơn và các giấy tờ liên quan khác.

- Giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ: HĐ lao động, giấy trả lương của cơ quan quản lý, HĐ cho thuê tài sản kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho thuê,các giấy tờ có liên quan khác.

- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng và giấy tờ khác liên quan đến tài sản bảo đảm.

Việc gửi hồ sơ đề nghị vay vốn cho CBTD được khách hàng thực hiện một lần ngay khi đề nghị vay vốn hoặc bổ xung dần trong quá trình thẩm định cho vay nhưng phải hoàn tất trước khi giải ngân.

Bước 2: Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn.

Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách

hàng.

- Tiếp xúc, quan sát để đánh giá năng lực hành vi dân sự, uy tín của khách hàng, khai thác thông tin về thành viên khác trong hộ gia đình, người đồng sở hữu tài sản.

- Đối chiếu hồ sơ TSBĐ trong đề nghị vay vốn với quy định về điều kiện được nhận chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hoặc được đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

- Tìm hiểu thêm về những vấn đề còn chưa rõ về khách hàng và gia đình của khách hàng thơng qua chính quyền địa phương, tổ dân phố, cơ quan cơng tác.

Thẩm định mục đích đề nghị vay vốn.

- Đối chiếu mục đích đề nghị vay vốn của khách hàng với danh mục hàng hoá bị cấm lưu thôngvà dịch vụ thương mại bị cấm theo quy định của pháp luật và các nhu cầu vốn mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam không cho vay.

- Đối chiếu nhu cầu sử dụng tiền vay theo đề nghị của khách hàng với nhu cầu thực tế và quy định về quản lý ngoại hối của chính phủ và của NHNN Việt Nam nếu khách hàng đề nghị cho vay bằng ngoại tệ.

Thẩm định khả năng tài chính, tính khả thi của phương án

- Đối chiếu số vốn tự có tham gia phương án vay trả nợ.của khách hàng với quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về tỷ lệ vốn tự có tối thiểu tham gia vào phương án vay, trả nợ, đánh giá tính khả thi của số vốn tự có.

- Tính tốn giới hạn tín dụng đối với khách hàng theo quy định về giới hạn tín dụng và thẩm định quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP

Đầu tư và Phát triển Việt Nam (khi có quyết định) và đối chiếu giới hạn tín dụng với số tiền đề nghị vay vốn.

- Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng thơng qua giá trị các tài sản được khách hàng kê khai trong giấy đề nghị vay vốn.

- Đánh giá thu nhập của khách hàng và người liên quan: Lương, thu nhập từ tiền gửi, chứng khoán, cho thuê tài sản và các thu nhập hợp pháp khác bằng tiền và tài sản khác dựa trên các giấy tờ do khách hàng cung cấp và điều tra thực tế(nếu cần).

- Đánh giá ảnh hưởng của các nghĩa vụ tài chính đối với các tổ chức và cá nhân khác tới khả năng trả nợ của khách hàng.

Thẩm định tài sản bảo đảm:

Việc thẩm định TSBĐ được thực hiện theo quy trình nhận cầm cố,thế chấp của khách hàng hoặc của bên thứ ba và quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Bước 3: Xác định số tiền, phương thức, lãi suất, thời hạn cho vay, định kỳ hạn nợ và xem xét điều kiện thanh toán.

Xác định số tiền cho vay:

CBTD căn cứ vào: Nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm, khả năng nguồn vốn của ngân hàng cho vay,quy định về mức cho vay trong quy định cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để xác định số tiền cho vay.

Xác định phương thức cho vay:

CBTD thoả thuận với khách hàng về việc áp dụng phương thức cho vay từng lần của phương thức cho vay trả góp.

Xác định lãi suất cho vay:

CBTD xác định cách thức áp dụng lãi suất phù hợp với quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từng thời kỳ.

- Nếu áp dụng lãi suất thả nổi thì phải xác định được lãi suất cơ sở để tham chiếu mức phí ngân hàng nằm trong lãi suất cho vay và tần suất xác định lãi suất cho vay.

Xác định thời hạn cho vay:

Căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ, thời hạn sử dụng còn lại của TSBĐ, tuổi của khách hàng so với giới hạn về độ tuổi, CBTD thoả thuận với khách hàng về thời hạn cho vay và thời hạn trả nợ đối với món vay.

Xác định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi:

Căn cứ vào thu nhập dùng trả nợ của khách hàng theo tháng hoặc quý hoặc năm, CBTD thoả thuận với khách hàng về: Số kỳ hạn trả nợ (gốc và lãi), số tiền phải trả từng kỳ hạn theo dự tính;lịch trả nợ gốc, lãi dự tính.

Xem xét điều kiện thanh tốn:

CBTD hướng dẫn khách hàng sử dụng hình thức thanh tốn thuận tiện nhất, nếu khách hàng có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngồi việc chuyển tiền phải được thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối của NHNNVN và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Bước 4: Lập tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và trình phê duyệt cho vay.

Tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo HĐTD, HĐBĐTV.

- Cán bộ tín dụng:

+ Lập tờ trình thẩm định cho vay, đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và ghi ý kiến đề xuất.

+ Nếu đề xuất cho vay phải ghi rõ: Số tiền cho vay; phương thức cho vay; thời hạn cho vay; Lãi suất cho vay; lịch trả nợ gốc, lãi; biện pháp bảo

+ Nếu đề xuất không cho vay phải ghi rõ lý do.

+ Soạn thảo HĐTD, HĐBĐTV phù hợp với quy trình hiện hành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, kết quả thẩm định, đề xuất cho vay của

mình hoặc chỉnh sửa theo phê duyệt của người/cấp có thẩm quyền; hướng dẫn khách hàng ký.

+ Trình hồ sơ cho vay cho lãnh đạo phịng khách hàng cá nhân và nhập dữ liệu vào chương trình trên máy vi tính, thơng báo kết quả trình phê duyệt cho khách hàng.

- Lãnh đạo phịng khách hàng cá nhân:

+ Kiểm tra lại nội dung thẩm định của CBTD, mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; ghi ý kiến đề xuất.

+ Đối chiếu các điều khoản của HĐTD, HĐBĐTV với kết quả thẩm định và đề xuất cho vay của mình.

+ Chuyển hồ sơ (bản sao) do CBTD trình cho phịng QLRR (trường hợp phải qua phịng QLRR)

+ Trình hồ sơ cho vay cho người/cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay, quyết định cho vay và nhập dữ liệu vào chương trình trên máy vi tính.

+ Nhận lại hồ sơ vay vốn từ người/cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay, giao CBTD để thơng báo kết quả trình phê duyệt cho khách hàng.

TH1: Phê duyệt cho vay khi đầy đủ diều kiện.

TH2: Không phê duyệt khi khách hàng khơng có đầy đủ điều kiện cho vay. Phê duyệt cho vay và ký HĐTD, HĐBĐTV.

Người/cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay đối chiếu đề xuất của phòng khách hàng cá nhân và phịng quản lý rủi ro(nếu có) với các điều kiện cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và thẩm quyền phán quyết của mình để quyết định.

Bước 5: Cơng chứng hoặc chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, giao nhận giấy tờ của tài sản bảo đảm.

Công chứng hoặc chứng thực HĐBĐTV và đăng ký giao dịch bảo đảm. CBTD làm thủ tục đề nghị công chứng hoặc chứng thực HĐBĐTV và đăng ký giao dịch bảo đảm. được thực hiện trước khi giải ngân.

Giao nhận giấy tờ của tài sản bảo đảm và/hoặc tài sản bảo đảm.

CBTD phối hợp với phòng kiểm tra, phòng kết quả cùng với khách hàng thực hiện việc giao nhận giấy tờ của TSBĐ và/hoặc TSBĐ.

CBTD nhập dữ liệu về TSBĐ vào chương trình trên máy vi tính.

Bước 6: Giải ngân, thu nợ gốc, lãi và kiểm tra, giám sát món vay.

Giải ngân

- Cán bộ tín dụng:

+ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân, yêu cầu khách hàng cung cấp chứng từ, giấy tờ liên quan đến mục đích sử dụng tiền vay và giấy nhận nợ.

+ Đối chiếu hồ sơ đề nghị giải ngân với các điều kiện giải ngân trong HĐTD nếu đủ điều kiện giải ngân ký vào giấy nhận nợ và trình hồ sơ đề nghị giải ngân cho lãnh đạo phòng khách hàng cá nhân.

+ Làm thủ tục giải ngân vào chương trình trên máy vi tính và chuyển hồ sơ đã được phê duyệt cho phịng kế tốn.

- Lãnh đạo phòng khách hàng cá nhân: Kiểm tra lại hồ sơ do CBTD trình. Nếu đủ điều kiện giải ngân, ký vào giấy nhận nợ và trình giám đốc.

-Giám đốc: Kiểm tra lại hồ sơ do phịng khách hàng cá nhân trình, nếu đủ

điều kiện giải ngân, ký duyệt giải ngân và trả lại hồ sơ cho phòng khách hàng cá nhân.

Thu nợ gốc và lãi:

CBTD theo dõi tiến độ trả nợ thực tế của khách hàng dựa trên lịch trả nợ gốc và lãi, chứng từ kế tốn và chương trình trên máy vi tính. Thơng báo cho khách hàng về nợ đến hạn, đánh giá khách hàng thơng qua các tiêu chí: Trả nợ gốc và lãi theo các kỳ hạn thoả thuận trên HĐTD; nợ quá hạn; nợ gia hạn phát sinh.

Kiểm tra, giám sát món vay:

CBTD thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng món vay theo quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Việc

kiểm tra và giám sát sử dụng món vay được thực hiện đồng thời với quá trình giải ngân, thu nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Bước 7: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cơ cấu lại thời hạn trả nợ. - Cán bộ tín dụng

+ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng.

+ Kiểm tra tình hình thực tế, lập biên bản kiểm tra có ý kiến của khách hàng đối chiếu giữa thực tế với đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ và quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về điều kiện và thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

+ Lập tờ trình đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và ghi ý kiến đề xuất.

+ Nếu đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ phải ghi rõ: Số tiền cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Thời hạn cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

+ Nếu đề xuất không cơ cấu lại thời hạn trả nợ phải ghi rõ lý do.

+ Đối chiếu các điều khoản của hợp đồng sửa đổi, bổ sung với kết quả thẩm định và đề xuất của mình, ký nháy vào tất cả các trang.

+ Chuyển hồ sơ (bản sao) cho phòng quản lý rủi ro (trường hợp phải qua phịng QLRR)

+ Trình hồ sơ cho người/cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và điều chỉnh các kỳ hạn nợ hoặc thời hạn cho vay của món vay vào chương trình máy vi tính.

+ Nhận lại hồ sơ vay vốn từ người/cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay, giao CBTD để thơng báo kết quả trình phê duyệt cho khách hàng.

Đối với trường hợp bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ cho vay; thẩm định lại; chỉnh sửa HĐTD, HĐBĐTV theo yêu cầu của người/cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay, CBTD, lãnh đạo phịng khách hàng cá nhân thực hiện theo trình tự thẩm định, trình phê duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ như trên.

Phê duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Bước 8: Giải chấp tài sản bảo đảm, thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

CBTD phối hợp với phòng kiểm tra, phòng kết quả thực hiện việc giải chấp hồ sơ, TSBĐ và thanh lý HĐTD, HĐBĐTV.

Trình tự, thủ tục giải chấp từng phần hoặc tồn bộ được thực hiện theo quy

trình nhận cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc bên thứ ba và quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Bước 9: Lưu trữ hồ sơ cho vay

CBTD lập và lưu giữ đầy đủ nguyên vẹn hồ sơ cho vay theo quy định cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ; bổ sung kịp thời những hồ sơ, giấy tờ do khách hàng cung cấp hoặc phát sinh trong suốt quá trình

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm (Trang 27 - 35)