CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH BIDV Từ Liêm
3.2.1 Hồn thiện quy trình cho vay, phương thức cho vay
Quy trình cho vay của ngân hàng là để nắm bắt nhu cầu, tình hình tài chính và năng lực hành vi của khách hàng, giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về khách hàng, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Đối với khách hàng các thủ tục này là rào cản khiến họ ngại đến ngân hàng vay vốn. Vì vậy, chi nhánh cần xây dựng một quy trình cho vay với các thủ tục khơng q phức tạp, phù hợp nhanh chóng hồn tất thủ tục hồ sơ, giúp khách hàng vay được vốn một cách nhanh chóng kịp thời.
Thực tế ở chi nhánh, thời gian để thẩm định một món vay trung bình mất khoảng hai đến ba ngày, tuy nhiên trong một số trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong việc lấy xác nhận của địa phương thì thời gian này có thể lên đến một tháng. Thủ tục vay vốn mất quá nhiều thời gian sẽ làm mất đi cơ hội đầu tư, mua sắm của khách hàng. Do đó, Ngân hàng nên giảm bớt các giấy tờ, đơn giản hóa các thủ tục để rút ngắn thời gian thẩm định giúp khách hàng có thể tiếp cận với vốn vay dễ dàng và nhanh chóng. Ví dụ như Ngân hàng nên bỏ quy định khách hàng cần phải có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn tỉnh, thành phố với chi nhánh. Có nhiều khách hàng lớn, có thu nhập cao nhưng chưa có hộ khẩu do sự rắc rối trong thủ tục hành chính, khách hàng chỉ cần chứng minh được q trình cơng tác, khả năng tài chính và làm việc lâu dài tại Hà Nội là có thể vay vốn. Như thế chi nhánh sẽ có thêm một lượng khách hàng lớn góp phần mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.
Hiện nay chi nhánh đang áp dụng nhiều phương thức cho vay, nhưng đối với các khoản vay tiêu dùng, chi nhánh chủ yếu áp dụng phương thức cho vay từng lần. Điều này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Ngân hàng cần triển khai nhiều phương thức cho vay hơn, như vậy sẽ đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Chi nhánh cần phân loại các món vay theo mục đích, theo đối tượng khách hàng để áp dụng các phương thức cho vay phù hợp.
3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định khách hàng
vốn vay sau này. Thẩm định giúp cho chi nhánh có thể chủ động trong việc tham gia t- ư vấn, nhận định tình hình thực tế khách hàng và từ chối ngay từ đầu những dự án không khả thi, giảm thiểu rủi ro cho Chi nhánh. Do vậy, để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, BIDV Từ Liêm cần làm tốt các biện pháp sau:
Nâng cao hiệu quả thu thập thông tin
Để công tác thẩm định tốt địi hỏi phải có đầy đủ thơng tin cần thiết cho q trình thẩm định như thông tin về khách hàng và dự án xin vay. Ngồi ra, cịn phải quan tâm đến những lượng thông tin khác như: thông tin về thị trường, về mơi trường kinh tế, chính trị xã hội cũng như lĩnh vực hoạt động của khách hàng…Song bước đầu của q trình vay vốn, chi nhánh mới chỉ có được thơng tin do khách hàng cung cấp mà nguồn này không phải lúc nào cũng trung thực. Do vậy, mỗi cán bộ tín dụng cần phải thu thập thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Nâng cao hiệu quả công tác xử lý thông tin
Sau khi thu thập được thơng tin thì cần có qui trình xử lý để làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng và quyết định có cấp tín dụng hay khơng. Cách xử lý thông tin đơn giản nhất mà chi nhánh nên áp dụng là tiến hành xếp loại từng tiêu thức đánh giá và lập bảng theo dõi từng khách hàng, ngay cả đối với hồ sơ khách hàng không dùng đến trong thời điểm hiện tại.
3.2.3 Tăng cường giám sát khoản vay
Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi khách hàng sau khi giải ngân nhằm đánh giá tình hình sử dụng vốn vay có đúng mục đích đã cam kết khơng và kiểm sốt mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong q trình sử dụng vốn. Việc này giúp cho cán bộ tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thích ứng với tình hình thu nhập của khách hàng, tránh rủi ro sau này. Đồng thời phải tiến hành các biện pháp như:
-Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại chi nhánh.
-Viếng thăm và kiểm soát nơi cư trú của khách hàng vay. Việc thường xuyên
thăm hỏi khách hàng là một kênh thông tin phản hồi rất chính xác về chất lượng và vị thế của sản phẩm ngân hàng.
-Kiểm tra việc đánh giá tài sản thế chấp theo giá trị và hiện trạng của tài sản thế chấp ở thời điển hiện tại.
-Theo dõi tình hình, xu hướng vận động và phát triển của các ngành nghề để
có biện pháp điều chỉnh việc cho vay khách hàng ở những ngành này cho kịp thời khi có những biến động đột xuất.
-Kiểm tra các thông tin thu được từ các nguồn khác như: CIC, cơ quan thuế,
toà án.
3.2.4 Xác định mức lãi suất, và phí phù hợp
Mặc dù tâm lý của các khách hàng khi đi vay vốn thường quan tâm nhiều đến số tiền mà họ vay được. Tuy nhiên trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay việc xác định lãi suất và mức phí cho vay phù hợp cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Trong thẩm quyền của chi nhánh cần đưa ra một mức lãi suất hợp lý với từng đối tượng khách hàng cũng như với từng khu vực. Đồng thời, chi nhánh cũng nên có cơ chế thưởng lãi suất cho các khách hàng trả nợ đúng hạn nhằm khuyến khích việc trả nợ sịng phẳng và đúng hạn, tạo thói quen trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng với ngân hàng.
3.2.5. Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng đúng đắn và có hiệu quả
Để mở rộng cho vay tiêu dùng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Từ Liêm cần phải xác định rõ khách hàng mục tiêu, duy trì quan hệ với các khách hàng hiện tại và khơng ngừng tìm kiếm thêm các khách hàng mới. Đối với các khách hàng hiện tại là những cá nhân, hộ gia đình đang có quan hệ tín dụng với chi nhánh, chi nhánh cần thắt chặt hơn mối quan hệ này bằng cách gửi quà vào các dịp lễ tết, tìm hiểu tình hình tài chính và tiêu dùng của khách hàng để thường xuyên tư vấn cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ. Chi nhánh cần xây dựng một mức lãi suất ưu đãi đối với đối tượng khách hàng này nhằm cung ứng các lợi ích cho họ, phát hành thẻ thanh toán và cho vay thấu chi thơng qua thẻ thanh tốn đối với các khách hàng có độ tín nhiệm cao.
Ngồi các khách hàng hiện tại, chi nhánh cũng cần mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng tìm kiếm thêm khách hàng mới. Cán bộ tín dụng cần chủ động tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của các đối tượng này để tư vấn, xây dựng kế hoạch cho vay cụ thể. Dù là khách hàng truyền thống hay khách hàng mới chi nhánh đều phải nắm bắt được nhu cầu đa dạng của khách hàng, điều này giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Bên cạnh việc mở rộng, tìm kiếm thêm khách hàng mới, cán bộ tín dụng của chi nhánh phải có các biện pháp nhằm tìm hiểu, thẩm định kỹ càng năng lực tài chính của họ để tìm cho chi nhánh các khách hàng tốt, có độ tín nhiệm cao, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho chi nhánh. Chi nhánh cho vay tiêu dùng với phương trâm đáp ứng tối đa nhu cầu, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng, đảm bảo đúng luật và hiệu quả.
Để có được thơng tin đầy đủ, chính xác, cập nhật về đối tượng khách hàng cũng như toàn bộ thị trường chi nhánh phải tăng cường thu thập thông tin bằng cách:
Tạo mối quan hệ thường xuyên và lâu dài với các trung tâm tư vấn tiêu dùng, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chi nhánh nên thành lập riêng một bộ phận chăm sóc khách hàng để thu thập, phân tích thơng tin khách hàng kịp thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Đồng thời, chi nhánh cần xây dựng một hệ thống đường dây nóng giải đáp các thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm cho vay nói chung và sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng. Cán bộ trong bộ phận này phải là người được trang bị đầy đủ các kiến thức về các sản phẩm của chi nhánh, đồng thời phải là người có khả năng giao tiếp tốt, khéo léo để tư vấn và giải đáp các thắc mắc cho khách hàng.