Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV Từ Liêm từ năm 2015 –

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG

2.3. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng BIDV Từ Liêm gia

2.3.2. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV Từ Liêm từ năm 2015 –

2015 – 2017

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV Từ Liêm từ năm 2015 – 2017 theo cơ cấu hình thức bảo đảm (Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch

2016 với 2015 2017 với 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dư nợ CVTD 210.632 100 269.502 100 358.300 100 58.870 27,95 88.798 32.95 Tín chấp 30.038 12,36 40.038 14,86 60.029 16,75 14.000 53,77 19.991 49,93 Có TSĐB 180.594 87,44 229.464 85,14 298.271 83,25 48.870 27,06 68.807 30

Nhìn bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay tín chấp có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015, cho vay tín chấp là 30.038 triệu đồng, chiếm 12,36% trên tổng dư nợ CVTD. Sang năm 2016, con số này đã tăng lên 40.038 triệu đồng, tương ứng tăng 53,77% so với năm 2015. Năm 2017, cho vay tín chấp vẫn tiếp tục tăng thêm 19.991 triệu đồng, tương ứng 49,93%so với năm 2016. Nguyên nhân là do ngân hàng có chương trình ưu đãi hỗ trợ vay vốn khơng cần TSĐB, chỉ cần dựa vào thu nhập. Bởi đa số khách hàng của Chi nhánh là khách hàng quen thuộc, có thu nhập ổn định do đó ngân hàng muốn gia tăng khoản thu nhập của mình nên đã nới lỏng tín dụng.

Trong cơng tác thẩm định tín dụng, ngân hàng ln coi trọng khâu đánh giá TSĐB vì đây là biện pháp cuối cùng để ngân hàng có thể thu hồi vốn trong trường hợp khách hàng khơng trả được nợ, chính vì vậy dư nợ cho vay có TSĐB ln chiếm tỷ trọng cao. Năm 2015, cho vay có TSĐB của ngân hàng là 180.594 triệu đồng (chiếm 87,44%). Năm 2016, cho vay có TSĐB tăng 48.870 triệu đồng, tương ứng tăng 27,06% so với năm 2015 và trong năm 2017, con số này vẫn tiếp tục tăng là 30%, tương ứng 68.807 triệu đồng. Sự tăng lên này là do tăng trưởng tín dụng ngân hàng tăng lên và để hạn chế rủi ro tín dụng nên kéo theo cho vay TSĐB cũng tăng theo. Nguyên nhân là do ngân hàng đã tăng tỷ trọng khoản cho vay bằng tín chấp, khơng cần TSĐB để tăng thị phần cũng như lợi nhuận nhằm tạo niềm tin cho khách hàng.

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV Từ Liêm từ năm 2015 – 2017 theo cơ cấu sản phẩm

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Chênh lệch 2016 với 2015 2017 với 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Cho vay mua ô tô 30.120 14,3 33.120 12,29 42.637 11,9 3.000 9,96 9.517 28,73

Cho vay mua, sửa

chữa nhà ở 90.412 42,92 128.385 47,64 154.903 44,23 37.973 42 26.518 20,65

Cho CNQLĐH 31.342 14,88 38.269 14,2 57.795 16,13 6.927 22,1 19.526 51,02

Cho vay cán bộ công

nhân viên 49.751 23,62 56.595 21 92.934 24,94 6.844 13,76 36.339 64,2

Cho vay tiêu dùng

khác 9.007 4,28 13.133 4,87 10.031 2,8 4.126 45,8 (3.102) 23,62

Tổng 210.632 100 269.502 100 358.300 100 - - - -

Qua bảng số liệu trên, hình thức cho vay mua và sửa chữa nhà cửa không những chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ CVTD của Chi nhánh mà còn tăng dần qua 3 năm, do nhu cầu nhà ở đối với người dân càng ngày cao. Tuy nhiên các khoản vay lớn nên người vay thường dè dặt đặt vấn đề xin vay tại ngân hàng. Năm 2015 cho vay mua sửa chữa nhà là 90.412 triệu đồng, chiếm 42,92%tổng dư nợ CVTD. Năm 2016, con số đã tăng 37.973 triệu đồng, tương ứng 42% so với năm 2015. Năm 2017, cho vay mua sửa chữa nhà mặc dù tỷ trọng giảm nhẹ còn 20,65% do khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến người dân, nhưng số tuyệt đối vẫn tăng 26.518 triệu đồng so với năm 2016. Chi nhánh có những chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi hấp dẫn và thời gian cho vay linh hoạt. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng liên tục cải tiến các quy trình thủ tục vay theo hướng minh bạch, đơn giản và thuận tiện hơn cho khách hàng, đồng thời nhân viên ngân hàng tiếp xúc với khách hàng cũng ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Sản phẩm cho vay mua ô tô cũng tăng dần về số lượng qua các năm nhưng đang giảm dần về tỷ trọng. Năm 2016, cho vay mua ô tô là 30.120 triệu đồng, tăng 3.000 triệu, tương ứng tăng 9,96%so với năm 2015. Cho vay mua ô tô năm 2017 tăng 9.517 triệu, tương ứng 28,73%so với năm 2016. Do chính sách của nhà nước bảo hộ công nghiệp ô tô, hạn chế nhập khẩu, dẫn đến lãi suất nhập khẩu và thuế môn bài tăng đã tác động đến nhu cầu mua săm ô tô của người dân.

Cho vay khơng có bảo đảm đối với cán bộ công nhân viên và cán bộ quản lý điều hành về số tuyệt đối cũng tăng dần qua các năm. Năm 2015 cho vay CBQLĐH là 31.342 triệu đồng, tăng 6.927 triệu đồng, tương ứng tăng 22,1%. Năm 2015 cho vay cán bộ công nhân viên cũng tăng 6.844 triệu đồng, tương ứng 13,76 %. Tuy nhiên tỷ trọng năm 2016 của cả cho vay CBCNV và CBQLĐH đều giảm so với năm 2015. Cho vay CBCNV giảm 0,68% và cho vay CBQLĐH giảm 2,62% so với năm 2016. Nguyên nhân là do năm 2016 nền kinh tế khó khăn, sau khi nhiều khoản cho vay khơng thu hồi được vì khách hàng mất khả năng trả nợ, và phải trích lập dự phòng rủi ro, Chi nhánh ngày càng cẩn trọng hơn với việc cho vay tín chấp. Chưa kể, trong nhiều trường hợp chính nhân viên các ngân hàng cũng bị xử lý hình

sự vì các vụ khách hàng khơng có khả năng trả, làm các hành vi vi phạm pháp luật. Bước sang năm 2017, các khoản cho vay CBCNV và CBQLĐH đều tăng về giá trị lẫn tỷ trọng. Cho vay CBCNV năm 2017 là 92.934 triệu đồng, tăng 36.339 triệu đồng tương ứng 64,2% so với năm 2016. Năm 2017 khoản cho vay CBQLĐH tăng tỷ trọng lên 16,13% và tăng 51,02% so với năm 2016. Sản phẩm cho vay CBCNV ngày càng được Chi nhánh chú trọng. Cho vay tiêu dùng đã thu hút được số lượng lớn CBCNV của các cơ quan, đơn vị, thắt chặt mối quan hệ không chỉ với CBCNV mà còn với các cơ quan đơn vị mà họ đang làm việc, làm tiền đề cho các kế hoạch sử dụng sản phẩm cuả ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng cũng nên xem xét, cân nhắc để bảo đảm an tồn trong hoạt động tín dụng của mình.

Các hoạt động cho vay tiêu dùng khác như: du lịch, mua sắm trang thiết bị chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ cho vay. Năm 2016, dư nợ cho vay tăng 4.126 triệu đồng, tương ứng tăng 45,8%. Sang đến năm 2017, con số này giảm xuống 3.102 triệu đồng, tương ứng giảm 23,62%. Nguyên nhân do tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, người dân cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết. Mặt khác,. Ngân hàng cũng chưa có nhiều sản phẩm cũng như chương trình khuyến khích hoạt động cho vay này nên khách hàng chủ yếu vay bạn bè, người thân khi có nhu cầu.

Như vậy, ta thấy Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các sản phẩm cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên tăng cho vay trung và dài hạn đồng nghĩa với gia tăng rủi ro vì thời gian cho vay càng dài thì rủi ro càng cao. Chi nhánh phải thận trọng, đối tượng cho vay phải là những khách hàng có quan hệ lâu dài, có uy tín với Chi nhánh. Bên cạnh đó Chi nhánh cần phát triển thêm một số sản phẩm mà trong thời gian tới nhu cầu thị trường sẽ tăng cao như: vay du học, dịch vụ thẻ tín dụng…

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm (Trang 38 - 43)