CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG
2.3. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng BIDV Từ Liêm gia
2.3.3. Chất lượng cho vay tiêu dùng tại BIDV Từ Liêm từ năm 2015 – 2017
Bảng 2.4: Chất lượng cho vay tiêu dùng tại BIDV Từ Liêm từ năm 2015 – 2017
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm2016 Năm 2017 Chênh lệch
2016 với 2015 2017 với 2016
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền
Tỷ lệ (%) Nợ quá hạn CVTD 4.294 7.334 7.992 3.040 70,80 658 8,97 Nợ xấu CVTD 2.127 3.642 4.126 1.515 71,23 (619) 13,29 Dư nợ CVTD 210.632 269.502 358.300 58.870 27,95 88.798 32,95 NQH CVTD/Tổng dư nợ CVTD 2,04 2,7 2,2 0,68 - (0,49) - Nợ xấu CVTD/Tổng dư nợ CVTD 1,01 1,35 1,15 0,34 - (0,2) - Nợ xấu CVTD/NQH CVTD 49,53% 49,66% 51,62% - - - - Nợ xấu 5.064 6.279 6.446 1.215 0,23 167 2,66 Nợ quá hạn 9.548 14.103 14.800 4.555 47,71 697 4,94 Nợ xấu CVTD/Nợ xấu 0,42 0,58 0,64 - - - - Nợ quá hạn CVTD/Nợ quá hạn 0,44 0,52 0,54 - - - -
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng
Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được hoặc trả không đầy đủ số tiền trong hợp đồng tín dụng và khơng được ngân hàng gia hạn. Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, tỷ lệ nợ quá hạn CVTD 2015- 2017 có sự biến động qua từng năm. Tỷ lệ NQH của Chi nhánh năm 2015 là trong 100 đồng tổng dư nợ CVTD thì có 2,04 đồng nợ q hạn. Sang năm 2016, nợ quá hạn là 7.334 triệu đồng, chiếm tới 2,7%tổng dư nợ CVTD, tăng 72,71% so với năm 2015). Tốc độ tăng NQH nhanh hơn tốc độ tăng dư nợ. Do các khoản CVTD chủ yếu được thanh tốn thơng qua tài khoản khách hàng mở tại Chi nhánh. Nhưng sự hợp tác của Ngân hàng và doanh nghiệp trong việc trả lương thông qua tài khoản chưa chặt chẽ, thời hạn trả nợ ngân hàng và kỳ trả lương có sự chênh lệch, cộng với tình trạng khó khăn của một số ngành sản xuất trên địa bàn năm 2016 khiến cho một số doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công, giảm giờ làm đã ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. So với một số Chi nhánh, con số 2,04%, 2,73% là con số không nhỏ, nguyên nhân là do sự lơ là trong cơng tác giám sát tín dụng, kiểm sốt mục đích vay vốn một cách lỏng lẻo của Chi nhánh.
Sang năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ CVTD giảm xuống 0,49% so với năm 2016. Để có được kết quả trên, Chi nhánh đã nỗ lực kiểm soát nợ quá hạn bằng cách thẩm định hồ sơ cho vay chặt chẽ, giải ngân ít hơn, cán bộ tín dụng đã tích cực trong việc giám sát các khoản vay, thu hồi nợ. Chi nhánh cần tiếp tục phát huy và duy trì để tỷ lệ quá hạn được ổn định ở mức thấp nhất có thể.
Nợ quá hạn CVTD trên nợ quá hạn
Nợ quá hạn CVTD chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn của cả Chi nhánh và tỷ trọng này ngày càng tăng. Năm 2015 chiếm 0,42%, năm 2016 là 0,52% và năm 2017 con số tăng lên 0,54% trên tổng nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ hiệu quả của CVTD có phần thấp hơn hiệu quả cho vay tiêu dùng của các khoản cho vay nói chung. Do ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng vì đây là thị trường tiềm năng, nhưng vần là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Bởi thu nhập người dân có xu hướng giảm và khơng ổn định, nguy cơ mất việc làm cũng không
phải nhỏ. Chi nhánh nên điều chỉnh, gia hạn các khoản vay để chuyển những khoản nợ trên 180 ngày sang nợ nhóm 2. Cách làm này vừa giúp ngân hàng tránh được nợ xấu, giúp các cá nhân, tổ chức tránh được tình trạng khơng có khả năng trả nợ.
Tỷ lệ nợ xấu CVTD
Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu CVTD vì vậy tỷ lệ nợ xấu phản ánh rõ nét tình hình rủi ro, mức độ hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong năm 2015 tỷ lệ nợ xấu CVTD của Chi nhánh là 1,01% tương ứng với 3.827 triệu đồng. Tuy nhiên sang năm 2016 tỷ lệ nợ xấu tăng lên đến 1,35% do trong năm 2016 tình hình kinh tế biến động, lãi suất tăng cao, sức mua giảm sút, nhiều người mất việc, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Bên cạnh đó là việc khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích, hoặc sử dụng đúng nhưng việc kinh doanh khơng mang lại hiệu quả. Vì vậy họ khơng thể trả vốn và lãi đúng hạn, dẫn đến nợ xấu tăng cao. Ngoài ra, Chi nhánh đã có phần chủ quan trong cơng tác nhận định rủi ro của các khoản vay, xử lý chưa triệt để nợ nhóm 2 đã dẫn đến phát sinh thêm nợ xấu.
Đến năm 2017 Chi nhánh đã chặt chẽ trong cơng tác hạn chế nợ xấu, giám sát tín dụng, bám sát khách hàng vay vốn, thúc giục khách hàng trả nợ đến hạn, tỷ lệ nợ xấu đã được cải thiện đáng kể chiếm 1,15% tương ứng mức giảm. Với nỗ lực trên Chi nhánh đã thu hồi được các khoản nợ cả gốc và lãi, khơng để xảy ra tình trạng mất trắng.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh trong cho vay tiêu dùng tuy có sự tăng giảm nhưng cũng khá an toàn và phù hợp với toàn hệ thống BIDV và nhỏ hơn nhiều so với NHTM khác trong giai đoạn hiện nay.
Nợ xấu CVTD trên nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu CVTD trên nợ xấu tăng qua các năm. Năm 2015 tỷ lệ này là 0,42%, năm 2016 con số tăng lên 0,58%. Sang năm 2017, tỷ lệ nợ xấu CVTD chiếm 0,64% so với nợ xấu của Chi nhánh. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đương đầu với tỷ trọng lớn các khoản cho vay tiêu dùng bị đánh giá là kém chất lượng.Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD trên tổng nợ xấu cho vay ở mức cao cho thấy hiệu quả CVTD thấp hơn
các khoản cho vay nói chung, tốc độ tăng nợ xấu CVTD cao hơn tốc độ tăng nợ xấu trong cho vay nói chung của Chi nhánh. Do rủi ro của các khoản vay tiêu dùng thường cao hơn các khoản vay trong lĩnh vực khác. Chính vì vậy hiệu quả cho vay tiêu dùng là điều mà Chi nhánh cần phải làm tốt hơn. Chi nhánh cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát trong việc thực hiện các quy định về cấp tín dụng, an tồn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và cơ cấu lại nợ.
Tỷ lệ xấu CVTD trên nợ quá hạn
Tỷ lệ này của Chi nhánh năm 2015 là 49,53% nghĩa là trong 100 đồng nợ quá hạn có 49,53 đồng nợ xấu. Sang năm 2016 tỷ lệ này tăng nhẹ lên 49,66%. Điều này cho thấy, năm 2016 tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng nhiều trong nợ quá hạn hơn năm 2015. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế nhiều biến động, lạm phát cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc trả nợ của người dân, bên cạnh đó cịn tồn tại ngun nhân chủ quan từ phía Chi nhánh đó là trường hợp rủi ro đạo đức, vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh. Tuy nhiên đến năm 2017, con số này lại tăng lên 51,62 %. Sự tăng này là do năm 2017, dư nợ xấu của Chi nhánh tăng 484 triệu đồng và nợ quá hạn cũng tăng 658 triệu đồng so với năm 2016. Điều này cho thấy nợ xấu ngày càng tăng qua các năm, nguy cơ mất vốn cũng tăng theo. Do vậy Chi nhánh cần sử dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ, tránh làm gia tăng nợ xấu, ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình.