Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm (Trang 62 - 63)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Cơ quan quản lý cao nhất của hệ thống ngân hàng chính là Ngân hàng Nhà Nước. Các Ngân hàng thương mại muốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng một phần chịu ảnh hưởng của Ngân hàng nhà nước. Vì vậy, Ngân hàng nhà nước cần có các biện pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại như:

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Nhờ đó phát huy được tính năng động và hiệu quả của các ngân hàng. Đồng thời NHNN phát triển hơn nữa hệ thống thông tin liên ngân hàng. Việc triển khai tốt hệ thống thông tin liên ngân hàng giúp cho các ngân hàng nắm được thơng tin chung về hoạt động của tồn ngành ngân hàng. Bên cạnh đó các ngân hàng cịn có thể biết được thông tin về một số khách hàng kém uy tín, nhờ đó giúp các ngân hàng tránh được rủi ro.

Hoàn thiện các văn bản pháp quy về cho vay tiêu dùng, đưa ra các quy định xác thực, cụ thể.

NHNN cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát các NHTM nhằm chấn chỉnh những sai sót, vi phạm. Từ đó tạo ra sự thống nhất trong quản lý và sự bình đẳng trong cạnh tranh, kịp thời khắc phục những sai phạm, phòng ngừa tổn thất cho ngành ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

NHNN cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ của các NHTM, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể trao đổi kinh nghiệm,

học hỏi lẫn nhau, cùng rút kinh nghiệm về những hạn chế cịn tồn tại và tìm ra hướng khắc phục.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm (Trang 62 - 63)