Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng có quyền dân sự
của cá nhân, là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật
dân sự của các nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó
chết [10, điều 14].
Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên có thể cụ thể là: Quyền nhân thân khơng gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; Quyền sở hữu; quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản; quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó [10, điều 15].
Điều 606 BLDS 2005 “Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của cá nhân
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà cịn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần cịn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ khơng có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình khơng có lỗi trong việc giám hộ thì khơng phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.
Trong Luật hơn nhân gia đình (LHNGĐ) bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ hơn nhân gia đình. Đó là: các quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ - chồng, giữa cha mẹ - con cái, giữa các thành viên khác trong gia đình. Với phạm vi điều chỉnh đặc thù của mình, LHNGĐ xem trẻ em như là một thành viên đặc biệt của gia đình, cần có sự bảo hộ pháp lý đặc biệt. Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em thể hiện trong các quy định của LHNGĐ về quyền nhân thân và quyền tài sản trong các mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái, giữa anh chị em, giữa ông bà- cháu, giữa các thành viên khác trong gia đình như quyền được khai sinh, quyền được xác định cha mẹ, quyền được cha mẹ yêu thương, trông nom, dạy dỗ, quyền tài sản, quyền được cấp dưỡng, quyền được cha mẹ thay mặt bồi thường thiệt hại cho người khác. Bên cạnh đó, LHNGĐ cịn xác định trách nhiệm và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của trẻ em đối với cha mẹ, anh chị em, ông
bà và các thành viên khác trong gia đình
Điều 40 Luật hơn nhân gia đình quy định “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định…….của Bộ luật dân sự”.