Một trong những yêu cầu bắt buộc của Công ước quyền trẻ em mà nước ta là thành viên là phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ. Biện pháp tước tự do chỉ được áp dụng sau cùng trong thời hạn ngắn nhất có thể, khi khơng cịn lựa chọn nào khác. Uỷ ban Quyền trẻ em của Liên hợp quốc cũng đã kiến nghị Việt Nam đảm bảo thực hiện đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về tư pháp người chưa thành niên [31].
Luật hình sự là một ngành luật điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội. Người chưa thành niên là một chủ thể đặc biệt của pháp luật hình sự. Do đó, pháp luật hình sự có chính sách hình sự riêng đối với người chưa thành niên nhằm bảo vệ người chưa thành niên khi họ là đối tượng bị tội phạm xâm hại, đồng thời cũng quy định trách nhiệm hình sự nhưng theo hướng giảm nhẹ đối với người chưa thành niên khi họ chính là người thực hiện tội phạm. Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội thể hiện thống nhất trong những quy định cụ thể của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự, về nguyên tắc xử lý, về hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp khác.
Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) là ngành luật hình thức quy định trình tự, thủ tục thực hiện các quy định của luật Hình sự cũng bảo vệ quyền trẻ em theo tính chất đặc thù riêng của mình. Đó là trao cho trẻ em
các quyền tố tụng để họ tự bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời BLTTHS
quy định những điều luật cụ thể nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự được khái qt, tồn diện và đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội.
Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên (trong đó có xét xử) về
cơ bản được quy định chung trong BLTTHS. So với yêu cầu quốc tế thì chúng ta chưa có văn bản pháp luật riêng về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, nhưng trong BLTTHS ngoài những quy định chung (áp
dụng cho cả người chưa thành niên) thì đã có một chương (Chương XXXII,
từ Điều 301 đến Điều 310) quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Tuy nhiên, thủ tục tố tụng tại chương này chỉ áp dụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, chưa có quy định thủ tục tố tụng áp dụng với người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên.
Về thẩm quyền xét xử với người chưa thành niên: Theo quy định tại
Điều 170 BLTTHS thì tất cả các Tịa án cấp huyện và Tịa án cấp tỉnh đều có thẩm quyền xét xử sơ thẩm với người chưa thành niên (kể cả người chưa thành niên là bị cáo, người bị hại và người làm chứng), chưa quy định có Tịa án chuyên biệt xét xử đối với người chưa thành niên. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 302 và Điều 307 BLTTHS thì thẩm phán xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên và khi xét xử sơ thẩm bị cáo là người chưa thành niên, hội đồng xét xử phải có một hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Về việc bắt, giam, giữ người chưa thành niên phạm tội: Theo quy định
của BLTTHS thì ở giai đoạn xét xử người chưa thành niên phạm tội có thể bị Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn là bắt, tạm giam (bắt để tạm giam hoặc tiếp tục tạm giam). Tuy nhiên, Điều 303 BLTTHS đã hạn chế việc bắt, tạm giam đối với đối tượng này (theo đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể bị bắt, tạm giam trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ có thể bị bắt, tạm giam trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng).
Về thời hạn xét xử: Theo Điều 176 BLTTHS thì thời hạn xét xử phụ
thuộc vào tính nghiêm trọng của tội phạm. Đối với tội ít nghiêm trọng thì thời hạn xét xử là không quá 45 ngày, tội nghiêm trọng thì khơng q 60 ngày, tội rất nghiêm trọng thì khơng quá 2 tháng 15 ngày, tội đặc biệt nghiêm trọng thì khơng q 3 tháng 15 ngày (thời hạn trên có thể được gia
hạn), khơng có quy định “đặc biệt” nào về thời hạn xét xử đối với vụ án có bị cáo là người chưa thành niên.
Về quyền của bị cáo chưa thành niên: Theo quy định tại Điều 50
BLTTHS thì bị cáo (không phân biệt là người thành niên hay người chưa thành niên) có những quyền sau: a) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác; b) Tham gia phiên tịa; c) Được giải thích quyền và nghĩa vụ; d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; e) Tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa; g) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tịa; h) Nói lời sau cùng trước khi nghị án; i) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng.
Ngoài ra, theo Điều 305 BLTTHS thì đại diện hợp pháp của bị cáo chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa. Trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Tịa án phải u cầu Đồn luật sư phân cơng Văn phịng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của mặt trận cử người bào chữa cho thành viên tổ chức mình.
Theo Điều 306 BLTTHS thì đại diện gia đình bị cáo là người chưa thành niên, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi bị cáo học tập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Tòa án; tại
phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt của đại diện gia
đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt…; đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức tham gia phiên tịa có
quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, tham gia tranh luận, khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và quyết định của Tòa án.
Về thủ tục phiên tòa xét xử với người chưa thành niên (bị cáo, người
bị hại và người làm chứng) hiện nay về cơ bản như xét xử với người thành niên, chưa có quy định về thủ tục phiên tòa cũng như phòng xét xử riêng đối với người chưa thành niên. Tại phiên tòa, bị cáo, người bị hại, người làm chứng được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình; chỉ có thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên và người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự có quyền hỏi, những người tham gia phiên tịa chỉ có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tịa hỏi thêm những tình tiết cần làm sáng tỏ[9, Điều 176, 201,
207].
Về quyền của người bị hại chưa thành niên: Theo quy định tại Điều
51 BLTTHS thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; tham gia phiên tịa, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày lời buộc tội); đề nghị mức bồi thường và các biện pháp đảm bảo bồi thường; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo. BLTTHS chưa có quy định riêng nào về quyền cho người bị hại là người chưa thành niên.
Về quyền của người làm chứng chưa thành niên: Theo quy định tại
Điều 55 BLTTHS thì người làm chứng (khơng phân biệt là người thành niên hay người chưa thành niên) có quyền: u cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng; được thanh tốn chi phí đi lại và những chi phí khác. Đối với người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ tọa phiên tịa có thể u cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
Về yêu cầu bảo vệ riêng tư đối với bị cáo, người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên: Theo Điều 18 BLTTHS thì việc xét xử của
Tịa án được tiến hành cơng khai, mọi người đều có quyền tham dự. Tịa án chỉ xử kín trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ, nhưng vẫn phải tuyên án công khai. Điều 307 BLTTHS về xét xử với bị cáo chưa thành niên quy định: trong trường hợp cần thiết, Tịa án có thể quyết định xét xử kín.
Điều 12 BLHS 1999 “Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Điều 34 BLHS 1999 “Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội. Điều 35 “Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội”.
Trong hệ thống hình phạt của Luật hình sự Việt Nam, những hình phạt nghiêm khắc nhất là tử hình và tù chung thân đều khơng được phép áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Quy định này thể hiện tính
sự hồn lương đối với người phạm tội nói chung và người chưa thành niên
nói riêng. Trong trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt tù có thời hạn thì Tịa án cũng cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án
nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
Ở đây, có sự phù hợp cơ bản về chính sách xử lý của pháp luật hình
sự Việt Nam với những chuẩn mực của pháp luật hình sự quốc tế. Tư tưởng thống nhất xuyên suốt các nguyên tắc cơ bản đó là lấy giáo dục, phịng ngừa làm mục đích trung tâm trong mọi hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên [43].
Điều 105 Bộ Luật Hình sự quy định một số hành vi như cố ý gây thương tích, ép buộc quan hệ tình dục, hiếp dâm, chỉ được truy tố khi có yêu cầu của nạn nhân (hoặc người đại diện hợp pháp cho nạn nhân trong trường hợp nạn nhân là người chưa thành niên hay bị khuyết tật về thân thể hoặc tâm trí). Q trình giải quyết những tội phạm nguy hiểm về lạm dụng trẻ em thơng qua hồ giải và bồi thường hiện vẫn đang còn tranh luận. Mặc dù pháp Luật Việt Nam cho phép trẻ em (là nạn nhân hay thủ phạm) có quyền tham
gia vào các quy trình tố tụng hình sự và có quyền trình bày ý kiến và quan
điểm của mình, bản thân quá trình tố tụng cũng chưa được điều chỉnh một cách phù hợp để tạo điều kiện cho các em hưởng quyền này đầy đủ và hiệu quả.
Bộ luật hình sự hiện hành xây dựng một chương riêng quy định đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Quy định này dựa trên cơ sở phân tích về tâm, sinh lý đối với người chưa thành niên. Đây là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất, bị hạn chế về trình độ nhận thức cũng như kinh nghiệm sống, thiếu những điều kiện về bản lĩnh tự lập, khả năng tự kiềm chế chưa cao nên dễ bị kích động, dễ bị lơi kéo vào những hoạt động
phiêu lưu, mạo hiểm. Do đó, pháp luật hình sự Việt Nam đã đặt ra những nguyên tắc riêng khi xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên.
Việc xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa những sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình, tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục. Hình phạt bao giờ cũng phải là biện pháp cuối cùng chứ không phải là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội. Vì vậy, chỉ đưa người chưa thành niên phạm tội ra xét xử và áp dụng hình phạt đối với họ trong những trường hợp thật cần thiết, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội cũng như những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa. Thực tiễn vận dụng nguyên tắc này trong thời gian qua cho thấy những trường hợp cần thiết phải đưa ra xét xử và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội bao giờ cũng phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
Tội phạm đã thực hiện có tính chất nghiêm trọng; người chưa thành niên phạm tội có nhân thân xấu; những biện pháp giáo dục, phòng ngừa (như buộc phải chịu thử thách, đưa vào trường giáo dưỡng) không đủ hiệu lực để cải tạo, giáo dục người chưa thành niên phạm tội mà cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ. Do đặc điểm lứa tuổi cũng như do trình độ nhận thức của người chưa thành niên còn hạn chế nên khi các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp hạn chế quyền của họ thì người đại diện hợp pháp phải được thông báo kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi cho họ. Đối với các vụ án hình sự mà bị cáo là người chưa thành niên phạm tội bắt buộc phải có người bào chữa và phải có giáo viên hoặc cán bộ Đồn TNCS Hồ Chí Minh là Hội thẩm nhân dân trong thành phần của Hội đồng xét xử. Trong quá trình điều tra, truy tố, pháp
luật cũng quy định rõ cần phải xác định cụ thể độ tuổi, trình độ phát triển về thể chất, tinh thần, khả năng nhận thức về hành vi phạm pháp cũng như điều kiện sinh sống của người chưa thành niên.