Nguyên nhân dẫn đến người chưa thành niên vi phạm pháp luật :

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền bảo vệ trẻ em đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật (Trang 61 - 63)

Hộp 4 : Giải mã "trẻ em hư"

Số liệu thống kê của Viện KSND tối cao cho thấy, 71% trẻ vị

thành niên phạm pháp do khơng được quan tâm chăm sóc đến nơi đến

chốn. Trước thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội trộm cắp, cướp giật đang ở mức báo động, Viện Tâm lý học vừa có cơng trình nghiên cứu dưới góc độ khoa học tâm lý nhằm mổ xẻ nguyên nhân trẻ phạm pháp.

Phân tích của cơng trình nghiên cứu này cho thấy trẻ em hư, trẻ em phạm pháp do ảnh hưởng của gia đình chiếm tỷ lệ khá lớn, trong đó trẻ em phạm pháp có nguồn gốc gia đình làm nghề bn bán bất hợp pháp chiếm trên 50%, gia đình có người phạm tội hình sự chiếm 40%.

Nghiên cứu mới đây của Bộ Công an cũng chỉ ra nguyên nhân phạm tội của trẻ xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hơn, 28% phàn nàn bố mẹ không đáp ứng nhu cầu cơ bản của các em và 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ.

Một nguyên nhân khác khiến trẻ em phạm tội là do quá trình hình thành nhân cách bị ảnh hưởng bởi nạn bạo hành gia đình từ nhỏ. Sự ngược đãi, bạo hành về tinh thần hay thể xác đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ và để lại những di chứng nặng nề trong việc hình thành cách ứng xử sau này. Cũng có nhiều gia đình chưa chú ý đến việc giáo dục con cái, hoặc giáo dục không đúng cách, nuông chiều con cái quá mức, thỏa mãn mọi nhu cầu, đòi hỏi của con cái.

xung quanh, đặc biệt chịu ảnh hưởng rất nhiều của người lớn về mọi mặt và ảnh hưởng của bạn bè cùng lứa tuổi tại nơi ở. Có tới trên 60% trẻ em làm trái pháp luật từ ảnh hưởng xấu của bạn bè, gần 40% do ảnh hưởng của người lớn và bị người lớn lơi kéo, kích động, cưỡng bức vào con đường vi phạm pháp luật…

X.Mai – H.Vũ

Theo cand.com.vn truy cập ngày 01/06/2009

Điều 65 Hiến pháp năm 1992, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa 10, kỳ họp thứ 10 quy định: “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục”. Thế nhưng trong thực tiễn hiện nay, không phải trẻ em nào cũng

được hưởng đầy đủ các quyền cơ bản theo luật định và việc xâm phạm quyền trẻ em có lúc, có nơi chưa được xử lý nghiêm minh đúng pháp luật. Để quyền trẻ em được tôn trọng, trẻ em không bị phân biệt đối xử, nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em, cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em [37].

Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm chưa thành niên ở nước ta có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội. Thủ đoạn phạm tội của các đối tượng này khơng cịn đơn giản do bồng bột, thiếu suy nghĩ, mà đã có sự tính tốn, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình thành các băng nhóm tội phạm có tính nguy hiểm cao. Trong các yếu tố tác động đến tâm lý, ý thức và hành vi phạm tội của các em thì gia đình là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vấn đề phòng ngừa người chưa

thành niên phạm tội là một vấn đề rộng lớn của toàn xã hội, nhưng trước hết,

phải tiến hành từ mỗi gia đình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền bảo vệ trẻ em đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)