Một sự thật đã được khoa học, nhất là tâm lý học, chứng minh: gia đình là thể chế xã hội đầu tiên góp phần quyết định vào sự hình thành nhân cách trẻ em, hay nói đúng hơn, vào sự hình thành cấu trúc nhân cách. Cấu trúc nhân cách có nhiều lớp, nhưng lớp căn bản, có ý nghĩa tạo dựng -
thường gọi là nhân cách cơ sở - nói chung được hình thành trong mơi trường gia đình (chỉ trừ những trường hợp mồ cơi cả bố lẫn mẹ từ lúc sinh ra) [38].
Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em “Tin tưởng rằng, gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và mơi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em, cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để có thể đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng”.
Phương pháp giáo dục trong gia đình ln ln có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hầu hết trẻ em phạm tội đều sinh ra và lớn lên trong điều kiện thiếu sự quan tâm nuôi dạy chu đáo của gia đình hoặc nếu có thì thường tác động một cách tiêu cực. Ở đó gia đình thường có quan điểm khơng đúng đắn, thường có sự xung đột giữa phương pháp giáo dục của cha mẹ với tâm lý, tình cảm của con cái hoặc trái ngược hẳn với biện pháp giáo dục của nhà trường. Ngồi ra, cịn phải kể đến một số ngun nhân khác nữa như: điều kiện gia đình khó khăn, các em phải nghỉ học phụ giúp gia đình kiếm sống bằng nhiều cách, thiếu sự quản lý của gia đình; sự bất bình đẳng trong gia đình cũng làm phát sinh ở các em tâm lý bi quan, chán nản cuộc sống...[39].
Ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình tới việc người chưa thành niên phạm tội là rất lớn. Những người thân trong gia đình nếu khơng gương mẫu trong sinh hoạt, xử sự trái các chuẩn mực đạo đức xã hội, có thái
độ dung túng hành vi vi phạm pháp luật sẽ là nguồn gốc, là tấm gương mờ làm vẩn đục tâm hồn, làm nảy sinh ý thức và hành vi phạm tội của các em. Khi hình ảnh về người bố, người mẹ, cùng với những đạo lý giữa người với người, lòng chung thuỷ, sự cao thượng, niềm tin vào con người, tương lai trở nên lu mờ, lạnh nhạt dần trong các em, thì chắc chắn cũng dần dần hình thành ở các em những hành vi chống đối gia đình, xã hội [39].
Kết quả phân tích từ 30 trường hợp tại địa bàn khảo sát tại Quận
Thanh Xn, cho thấy: Hồn cảnh gia đình có tác động không nhỏ đến hành
vi phạm pháp của người chưa thành niên, 43,3% em có cha mẹ sống khơng
hịa thuận, 30% em sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật, 26,7%
em có cha mẹ ly hơn hoặc sống ly thân, 20% em có mẹ kế hoặc dượng, 10% em mồ côi cha mẹ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng, phần lớn gia đình bng lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, thiếu phương pháp giáo dục con cái, mải làm ăn, một số khơng ít cịn làm ăn phi pháp…tình trạng trên tác động không nhỏ tới nguyên nhân vi phạm pháp luật của người chưa thành niên [30,
tr14].
Theo số liệu thống kê tội phạm học thì trẻ em phạm pháp có nguồn gốc gia đình làm nghề bn bán bất hợp pháp chiếm 51,94%; gia đình có người phạm tội hình sự chiếm 40%; 30% trẻ em phạm tội có bố, mẹ hoặc cả hai nghiện hút [34].
Theo thống kê của Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, 71,37% số người chưa thành niên vi phạm pháp luật trả lời không nhận được sự quan tâm, chăm sóc đầy đủ của cha mẹ và gia đình. Tính đến tháng 8/2008 cả nước có khoảng trên 9.000 trẻ em lang thang, giảm khoảng 10.000 trẻ so với tháng 8/2003. Hà Nội hiện có khoảng 3.000 trẻ em lang thang. Đây là mầm mống của tội phạm trong lứa tuổi người chưa thành nỉên như giết người, cướp của, trộm cắp, vận chuyển ma túy.
Nhà nước ta đã ban hành Luật hôn nhân – gia đình mới (năm 2000) quy định mối quan hệ đạo đức gia đình: trách nhiệm, quyền lợi của cha mẹ đối với con cái và ngược lại, trách nhiệm giữa vợ và chồng và cả khung hình phạt đối với những người phạm luật. Song, trên thực tế, công tác tuyên truyền, giáo dục hơn nhân và gia đình chưa được thực hiện thường xuyên và rộng rãi, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, có thể nói, hiện tượng "mù pháp luật" khá phổ biến. Người phạm pháp (đánh đập vợ, con, ngược đãi cha mẹ già…) lại khơng hiểu hành vi của mình là phạm tội, người bị hại lại cam chịu cho rằng đó là số phận. Tuy nhiên, phải thấy rằng, việc tuân thủ pháp luật của một số người chưa nghiêm chỉnh. Có người biết quy định của luật là hôn nhân một vợ một chồng nhưng vẫn vi phạm [40].
Theo đánh giá của các chun gia, thì phần lớn đều do sự bng lỏng quản lý từ gia đình. Có những ơng bố, bà mẹ nuông chiều con quá mức, cung cấp tiền cho con tiêu xài, ăn chơi mà khơng hề kiểm sốt. Nhiều bà mẹ
có con ra tịa rồi, vẫn khơng tin rằng con mình có thể phạm tội, khi được hỏi
thì trả lời rất thiếu trách nhiệm rằng bận việc làm ăn, nghĩ con mình chỉ mải chơi với bạn bè; đêm khơng thấy con về nhà thì nghĩ con bên nhà bạn, đến mức con mang xe ăn cắp về nhà, hoặc đi cầm đồ cũng không hay biết. Trong rất nhiều vụ án, kẻ phạm tội lại có hồn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ mắc vào tệ nạn xã hội hoặc bạo lực gia đình đã dẫn đến sự thiếu quan tâm, giáo dục, đẩy các em vào hoàn cảnh phải bỏ học, đi lang thang kiếm sống. Những đứa trẻ này dễ bị rủ rê vào các băng nhóm và phạm tội hình sự [33].
Khơng thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu khơng có một mơi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi cịn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó. Những mối liên hệ của trẻ em với môi trường này, đặc biệt với bố và mẹ,
quyết định phương thức ứng xử, nhất là về mặt tình cảm, mà chúng sẽ trải qua sau này trong những mối liên hệ với các cá nhân khác. Một mối liên hệ tốt với bố mẹ, nhất là với mẹ, nếu được coi là “tốt”, sẽ đem lại cho chúng sự phấn chấn, tin cậy, lòng biết ơn và lòng hào hiệp sau này. Và nếu như mối liên hệ ấy bị trẻ coi là “xấu” thì sẽ đem lại cho chúng nỗi lo sợ mất đi cái đang có, sự bất an, sự ganh tức, sự nghi ngờ, thậm chí cả sự co mình lại kiểu tinh thần phân lập.