Quyền trẻ em của người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền bảo vệ trẻ em đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật (Trang 29 - 33)

luật.

Trẻ em luôn là đối tượng nhận được nhiều nhận sự quan tâm của gia đình và xã hội. Xã hội và gia đình cần có sự can thiệp vào tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, mục đích để phịng ngừa người chưa thành niên làm trái pháp luật. Theo hướng dẫn số 8 của Hướng dẫn Riyadh thì sự can thiệp có những yêu cầu;

- Chú trọng biện pháp bảo vệ và phòng ngừa sớm;

- Đặc biệt chú ý những trẻ có hồn cảnh nguy cơ xã hội (như có khiếm khuyết về tinh thần, gia đình hoặc điều kiện kinh tế xã hội nơi trẻ sinh sống

gây ra).

Các vi phạm pháp luật của trẻ em do đó được xử lý một cách khoan hồng hơn đối tượng là người thành niên rất nhiều.

“Phạm pháp là bất kỳ hành vi nào (hành động hoặc thiếu sót) bị pháp luật xử phạt theo một phương thức khác với việc xét xử người lớn” [4,

2.2.b].

“Người chưa thành niên phạm pháp là trẻ em hay người ít tuổi bị cho

là bị phát hiện phạm pháp” [4, 2.2.c].

Với quan điểm việc xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa những sai lầm, trở thành những

cơng dân có ích cho xã hội. Người chưa thành niên vi phạm pháp luật chủ yếu được quan tâm xử lý ngay tại cộng đồng, bằng các biện pháp giáo dục cảm hóa và các biện pháp hành chính khác, phát huy vai trị, tình thương, và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình.

Người chưa thành niên vi phạm pháp luật chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì có thể áp dụng các biện pháp khác như cảnh cáo, phê bình nhắc nhở của chính quyền, cơng an, giao cho đoàn thanh niên, hội phụ nữ, nhà trường, gia đình quản lý và giáo dục tại địa phương.

Khoản 1 điều 3 Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc

“Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em, dù do các cơ quan

phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân, toà án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu”.

Khoản 1 Điều 40 Công ước cũng quy định rằng “Các quốc gia thành

viên công nhận quyền của mọi trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay bị công nhận là đã vi phạm luật hình sự được đối xử theo cách thức phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ em về phẩm cách và phẩm giá vốn làm tăng cường lịng tơn trọng của trẻ em đối với những quyền con người và tự do cơ bản của người khác, mà cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và điều mong muốn làm sao thúc đẩy sự tái hồ nhập và việc đảm đương một vai trị xây dựng của trẻ em trong xã hội.

Nhằm mục đích và xét đến những điều khoản thích hợp trong các văn kiện quốc tế, các quốc gia thành viên phải đặc biệt đảm bảo rằng:

(a) Không một trẻ em nào bị coi là, bị tố cáo hay bị công nhận là đã vi phạm luật hình sự vì những hành động hay khiếm khuyết mà luật pháp quốc gia và quốc tế không cấm vào thời điểm xảy ra.

(b) Mọi trẻ em bị coi là hay bị tố cáo là đã vi phạm luật hình sự được có ít nhất những điều đảm bảo sau đây:

(i) Được giả định vô tội cho tới khi chứng minh rằng đã phạm tội theo luật pháp.

(ii) Được thông báo nhanh chóng và trực tiếp về những điều bị buộc tội và nếu thích hợp thơng báo qua cha mẹ hay người giám hộ pháp lý, được giúp đỡ về pháp lý hoặc những giúp đỡ thích hợp khác để chuẩn bị và trình bày sự bảo vệ của mình.

(iii) Vấn đề có phạm tội hay khơng phải được xác định khơng trì hỗn bởi một nhà chức trách, hoặc một cơ quan có thẩm quyền, độc lập và vơ tư trong một cuộc tường trình cơng bằng theo pháp luật có sự giúp đỡ về pháp lý hay giúp đõ thích hợp khác, trừ trường hợp làm như vậy khơng vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, đặc biệt xét đến độ tuổi và tình hình của trẻ em, của cha mẹ hay những người giám hộ pháp lý.

(iv) Không bị ép buộc phải làm chứng hoặc nhận tội, được thẩm vấn hoặc nhờ người thẩm vấn những người làm chứng chống lại mình, được tham gia và thẩm vấn của những người làm chứng cho mình trong những điều kiện bình đẳng.

(v) Nếu bị coi là đã vi phạm luật hình sự thì có quyền địi hỏi quyết định này và những biện pháp thi hành theo quyết định, được đưa ra cho một nhà chức trách hoặc một cơ quan tư pháp có thẩm quyền cao hơn, độc lập và vơ tư xét lại theo pháp luật.

(vi) Được giúp đỡ không mất tiền của một người phiên dịch nếu trẻ em khơng hiểu hay khơng nói được ngơn ngữ sử dụng.

(vii) Mọi điều riêng tư của trẻ em được hồn tồn tơn trọng đầy đủ trong suốt tất cả các giai đoạn tố tụng.

Quyền được tham gia của trẻ em đã được quy định trọng Bộ luật tố tụng dân sự (năm 2004), bao gồm quyền được bày tỏ ý kiến trong việc đưa ra quyết định đối với những tài sản chung của gia đình (điều 109), thay đổi tên (điều 27), và trong việc xác định quốc tịch (điều 28 và 30), cũng như liên quan đến ảnh (điều 31) và sự riêng tư (điều 38). Trẻ em Việt Nam cũng có quyền được tham khảo ý kiến về việc nhận con nuôi, theo điều 92 và 93 của Luật hơn nhân và Gia đình (năm 2000). Pháp lệnh về người tàn tật (1998) đã nêu bật nhu cầu cần đào tạo điều kiện cho sự tham gia của người khuyết tật trong các hoạt động xã hội, các sự kiện văn hoá, thể thao và giải trí và các tổ chức xã hội (điều 5 và điều 24). Thêm vào đó, quyền được bày tỏ ý kiến của mình trong các quy trình tố tụng đã được đề cập trong Điều 57 của Bộ luật tố tụng hình sự (năm 2003), dành hẳn Chương XXXII về các thủ tục đặc biệt

cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Luật Khiếu nại và Tố cáo

(năm 2005) nêu tất cả các công dân, trong đó có trẻ em, có quyền được khiếu nại và tố cáo bất kể hành vi phi pháp nào. Hơn nữa, cũng nêu rằng người chưa thành niên có quyền khiếu nại đối với những quyết định về xử phạt hành chính đối với vi phạm của họ. Những nội dung tiến bộ về luật pháp này đã tạo một dấu ấn mạnh mẽ về đường lối mà Chính phủ Việt Nam hướng tới đồng thời cũng chỉ ra những hành vi nào là được khuyến khích và thúc đẩy. Một phản ứng quan trọng đối với việc thực hiện quyền trẻ em nói chung và quyền tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường và cộng đồng nói riêng là việc ban hành Quyết định 03/2004/DSGĐTE, ngày 01 tháng 6 năm 2004 của Chủ nhiệm Uỷ Ban dân số gia đình và trẻ em liên quan đến tiêu chuẩn cộng đồng thân thiện với trẻ em trong cả nước.

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên, các cơ

quan có thẩm quyền phải tuân thủ nguyên tắc: mục đích của việc xử lý người chưa thành niên có hành vi vi phạm là nhằm giáo dục, cải tạo, giúp đỡ họ sửa

chữa những sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành cơng dân có ích cho xã

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền bảo vệ trẻ em đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)