của người chưa thành niên
Quá trình lớn lên trong mơi trường gia đình, trường học, xã hội, mỗi con người hình thành và hồn thiện nhân cách, lý tưởng sống của mình. Thực tiễn cho thấy người chưa thành niên chịu sự tác động chủ yếu của mơi trường sống. Vì vậy, phải nhìn nhận họ một cách tồn diện trong tất cả các
mối quan hệ xã hội, từ đó chúng ta đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo sự
phát triển bình thường, là giải pháp tối ưu để giảm thiểu số lượng trẻ em vi phạm pháp luật, cụ thể:
Thứ nhất, tăng cường vai trị của gia đình, nhà trường, xã hội với ý nghĩa là rào cản quan trọng, phòng ngừa vi phạm pháp luật của người chưa
thành niên.
Về gia đình: cần quan tâm hơn nữa đến trẻ em, không chỉ lo cho các
em được học, được chơi, tuổi thơ của các em khơng phải lam lũ mà cịn phải quan tâm đến sự phát triển về tinh thần và nhân cách của các em.
Luật Giáo dục đã quy định rõ trách nhiệm của gia đình đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ em. Trong quá trình giáo dục, gia đình chính là nơi chịu trách nhiệm cao nhất về hành vi của trẻ. Gia đình
phải biết kết hợp chặt chẽ với nhà trường và xã hội, chứ khơng thể phó mặc, coi giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà trường.
Các bậc cha mẹ cần được nâng cao kiến thức về phòng, chống vi
phạm, tội phạm, tệ nạn xã hội; hiểu được nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc gây ra các hành vi này; cách nhận biết người phạm tội, vi phạm pháp luật, mắc nghiện ma túy; có thể cai nghiện ma túy được không; cai nghiện bằng cách nào v.v… để họ có định hướng và có biện pháp quản lý, giáo dục con cái.
Sự khẳng định cái tôi ở tuổi thanh thiếu niên luôn trong chiều hướng trái ngược với những mong muốn của cha mẹ. Đó là một khó khăn trong mối quan hệ với gia đình trong độ tuổi thanh thiếu niên. Đây cũng là cội nguồn tạo nên sự xa dần cha mẹ của các con trong quá trình trưởng thành.
Về nhà trường: Cải cách chương trình học cho phù hợp với học sinh hơn, cần kết hợp lý thuyết với tình huống thực tiễn để học sinh cảm thấy môn học này hấp dẫn, cuốn hút hơn và học tập được những bài học kinh nghiệm cụ thể từ những tình huống thực tiễn đó. Cơng tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp giáo dục đúng, tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục các em, kiểm tra các hoạt động hằng ngày của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực.
Hạn chế tối đa hình thức kỷ luật đuổi học đối với học sinh. Học sinh bị đuổi ra khỏi trường học sẽ càng lấn sâu vào môi trường xấu, môi trường phạm tội. Cần khẳng định, nhà trường là môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ em.
Triển khai tốt việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trường giáo dưỡng, trại giam; đưa chương trình việc làm vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng
vừa ra khỏi các trường giáo dưỡng hoặc trại giam nhanh chóng tái hịa nhập với cộng đồng.
Về xã hội: Khi từng cá nhân, từng gia đình, nhà trường và cả xã hội cùng quan tâm, phối hợp trong việc chăm lo, giáo dục trẻ em với phương châm “dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em” thì sẽ tạo nên một mơi trường sống an toàn để các em được học tập, vui chơi, rèn luyện cả về thể chất, tinh thần, đạo đức, nhân cách.
Cần phối hợp cơng tác phịng ngừa, quản lý giáo dục số trẻ em chưa ngoan, người chưa thành niên vi phạm pháp luật, làm rõ chức năng nhiệm vụ từng ngành, từng người, xây dựng quy chế phối kết hợp thực hiện công việc.
Cải thiện môi trường sống, xây dựng môi trường lành mạnh, thân thiện với trẻ em, tạo điều kiện vui chơi, giải trí thu hút trẻ em tham gia nhằm đảm bảo sự phát triển của trẻ em, giúp trẻ có lối sống lành mạnh, tránh xa những tệ nạn xã hội, cùng với việc học tập văn hóa, học nghề và tạo việc làm; tạo điều kiện, môi trường để trẻ em tham gia các hoạt động nhóm, hoạt động xã hội cũng hết sức cần thiết
Thứ hai, nâng cao nhận thức về luật pháp liên quan đến trẻ em, quyền trẻ em, phòng ngừa trẻ em vi phạm pháp luật trong cộng đồng.
Một trong những biện pháp cần thiết là tăng cường hơn nữa việc phổ biến, giáo dục pháp luật để trẻ em từng bước làm quen với pháp luật, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, tạo cho các em quan niệm đúng đắn về pháp luật, coi việc xử sự theo pháp luật là thói quen trong nếp sống hàng ngày, từ đó hình thành thái độ tích cực về mặt xã hội - pháp luật và tạo cho
các em tính chủ động trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm cơng dân trong phịng, chống vi phạm tội
phạm; thơng qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt; phản ảnh kịp thời những hiện tượng tiêu cực, giúp các cơ quan chức năng phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, phạm tội liên quan đến quyền trẻ em; thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện tượng không lành mạnh trong các hoạt động văn hóa, báo chí, văn nghệ; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm liên quan đến quyền trẻ
em.
Nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có ý nghĩa quyết
định đến hiệu quả cơng tác này. Nội dung cần phải được lựa chọn phù hợp
với từng nhóm đối tượng và trong từng giai đoạn cụ thể. Cần xác định rõ nhu cầu và yêu cầu về lượng thông tin, tri thức pháp lý cần thiết với từng nhóm đối tượng. Từ đó, lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp. Cần
tránh việc truyền đạt thông tin pháp lý một cách thuần túy; bởi như vậy công tác này sẽ trở nên thiếu sinh động, thiếu sức thuyết phục và tính hấp dẫn.
Căn cứ vào tình hình của từng địa phương, từng khu vực, nhất là vùng sâu
vùng xa, vùng dân tộc ít người, cần lồng ghép việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với vấn đề thiết yếu đối với người dân, ví dụ gắn với việc giới thiệu mơ hình sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, gắn với các sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng...