17. Bản án hình sự sơ thẩm số Bản án số: 86 /2012/HSST ngày 24/9/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên
2.1.4. Mặt chủ quan của tội giết ngườ
Hành vi phạm tội (dưới góc độ khoa học luật hình sự) ln là sự thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Nếu mặt khách quan là là những biểu hiện ra bên ngồi của tội phạm, thì mặt chủ quan là những biểu hiện tâm lý diễn ra bên trong của tội phạm mà thực chất là của người phạm tội, phản ánh nhận thức, thái độ, tình cảm của người phạm tội khi họ thực hiện hành vi phạm tội. Trong các giáo trình thì mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Theo đó "mặt chủ quan của tội phạm chỉ bao gồm lỗi, mục đích và động cơ, trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm"20 hay "mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm bao gồm: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội"21. Đối với tội giết người, việc xác định mặt chủ quan của tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng. Thực tiễn cho thấy, có nhiều trường hợp hành vi khách quan giống nhau, hậu quả chết đã xảy ra nhưng diễn biến tâm lý của người phạm tội khác 20. Trường Đại học luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật hình sự, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.134. 21. Trường đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Nxb Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.152.
nhau như thấy trước hay không thấy trước hậu quả, mong muốn hay không mong muốn hậu quả xảy ra… mà các hành vi phạm tội này có thể được định tội khác nhau.
Trong các dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm thì lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là yếu tố bắt buộc phải có trong tất cả các CTTP.
Trong định nghĩa tội phạm đã khẳng định, lỗi của tội giết người là lỗi cố ý. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 10 BLHS, lỗi cố ý được phân biệt thành hai loại mà khoa học luật hình sự gọi tên là lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Trong trường hợp phạm tội giết người với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra (hoặc tất nhiên xảy ra) nhưng vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ: Vào khoảng 01 giờ 30 phút ngày 21/9/2016 tại quán ăn của bà Trần Thị Huyền, giữa Phạm Văn Anh và Điêu Văn Thắng có xảy ra mâu thuẫn cá nhân. Bị cáo phạm Văn Anh đã dùng dao nhọn (loại dao bấm có chiều dài lưỡi là 11cm, rộng 02cm mũi nhọn) nhằm vào vùng ngực đâm một phát làm Điêu Văn Thắng chết tại chỗ. Như vậy, hành vi phạm tội của Phạm Anh Văn được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì, người bình thường, khi thực hiện hành vi đâm dao vào ngực người khác như vây thì người phạm tội hồn tồn nhận thức được hành vi cũng như hậu quả hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi thì trường hợp này chỉ có thể nói là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, vì vậy lỗi của họ chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.
Đối với trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, chấp nhận hậu quả đó nếu xảy ra. Ví dụ: Trong khi xảy ra xơ xát tại quán rượu, A bị nhóm thanh niên đi cùng C tấn cơng (đấm đá). A đã lấy con dao của quán đâm bừa về phía C và đồng bọn, nhát dao đâm trúng tim C làm C bị chết. Đây là trường hợp mặc dù nhận thức được hành vi nguy hiểm nhưng để bảo vệ mình A đã đâm bừa một nhát với ý thức muốn đến đâu thì đến (chấp nhận hậu quả xảy ra). Vì vây, khi hậu quả chết người xảy ra thì A phải chịu trách nhiệm về hậu quả này với lỗi cố ý gián tiếp.
Đối với tội giết người, trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra, việc xác định lỗi là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp khơng có ý nghĩa trong việc định tội. Tuy nhiên việc xác định này lại có ý nghĩa rất quan trọng nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra. Nếu như hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp thì trường hợp này người phạm tội phải chịu TNHS về tội giết người chưa đạt. Còn đối với trường hợp hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội khơng phải chịu trách nhiệm về tội giết người.
Khác với dấu hiệu lỗi, trong mặt chủ quan của tội giết người động cơ và mục đích phạm tội khơng phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hành vi phạm tội xuất phát từ những động cơ nhất định và điều này có thể làm tăng tính nguy hiểm của hành vi. Điều đó đã được BLHS quy định là những dấu hiệu định khung hình phạt tăng của tội giết người như: (giết người) vì động cơ đê hèn (điểm q khoản 1); để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân (điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS)…