17. Bản án hình sự sơ thẩm số Bản án số: 86 /2012/HSST ngày 24/9/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên
2.2.2. Các trường hợp có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng
Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 quy định "người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình". Cụ thể là:
* Giết từ 02 người trở lên (điểm a khoản 1 Điều 123 BLHS)
Giết từ 02 người trở lên (BLHS năm 1999 quy định là "giết nhiều người"). Đây là trường hợp người phạm tội có ý định giết từ hai người trở lên hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả nhiều người chết xảy ra. Ví dụ: Do vợ chồng ơng V và bà L nợ tiền S, S đã đến nhà đòi tiền nhiều lần khơng được mà cịn bị vợ chồng ơng V bà L chửi. Do đó, sáng ngày 15/8/2017, S đã gọi cửa nhà ông V, bà L ra mở cửa bị S dùng súng bắn chết tại cửa nhà, sau đó S vào nhà và bắn chết ơng V đang ở trong nhà. Như vậy hành vi của S đã phạm tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng là giết từ 02 người trở lên (điểm a khoản 1 Điều 123)
Đây là quy định nhằm khắc phục bất cập của quy định về tội giết người theo Điều 93 BLHS năm 1999. Thực tiễn xét xử tội giết người đã cho thấy, quy định về tình tiết "giết nhiều người" dẫn đến một số trường hợp có sự nhận thức khác nhau, dẫn đến việc xét xử khơng bảo đảm tính cơng minh, có căn cứ và tính đúng pháp luật. Việc quy định chung chung, chưa thật rõ của điều luật dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội giết người.
* Giết người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 123 BLHS)
BLHS năm 1999 quy định về tình tiết này là "giết trẻ em". Đó là trường hợp người phạm tội cố ý tước đoạt tính mạng của trẻ em (người dưới 16 tuổi). Tuy nhiên việc làm rõ thế nào là "trẻ em" trong trường hợp này lại phải dẫn chiếu đến nhiều quy định khác.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 123 BLHS, tình tiết giết người dưới 16 tuổi được coi là trường hợp tăng nặng TNHS xuất phát từ đối tượng bị tác động của tội phạm là người dưới 16 tuổi. Người dưới 16 tuổi là những người chưa phát triển toàn diện về thể chất, tâm sinh lý cịn non nớt… nên dễ bị lơi kéo, dụ dỗ và trở thành nạn nhân của nhiều loại tội phạm, trong đó bao gồm cả tội giết người. Do đặc điểm về tâm sinh lý của người dưới 16 tuổi còn non nớt, dễ bị tác động nên hành vi phạm tội giết người đối với đối tượng này trở nên có tính nguy hiểm cao hơn. Việc xâm phạm người dưới 16 tuổi là hành vi có tính nguy hiểm rất cao nhằm vào đối tượng yếu thế, được Nhà nước và pháp luật quan tâm, bảo vệ. Vì vậy, người phạm tội trong trường hợp này phải bị xử phạt nghiêm khắc hơn so với các trường hợp phạm tội thơng thường (thuộc khung hình phạt cơ bản).
Ví dụ: Do mâu thuẫn với T nên sau khi uống rượu, A tìm đến nhà T với mục đích giết T để trả thù, nhưng khi đến nhà chỉ có cháu Q là con trai của T ở nhà một mình, cháu Q mới 15 tuổi, sẵn có hơi men nên A đã dùng dao đâm cháu Q, hậu quả làm cháu Q bị chết.
* Giết phụ nữ mà biết là có thai (điểm c khoản 1 Điều 123 BLHS)
"Phụ nữ có thai" được xác định bằng các chứng cứ chứng minh là người phụ nữ đó đang mang thai, như: bị cáo và mọi người đều nhìn thấy được hoặc bị cáo nghe được, biết được từ các nguồn thông tin khác nhau về người phụ nữ đó đang mang thai. Trong trường hợp thực tế khó nhận biết được người phụ nữ đó đang có thai hay khơng hoặc giữa lời khai của bị cáo và người bị hại về việc này có mâu thuẫn với nhau thì để xác định người phụ nữ đó có thai hay khơng phải căn cứ vào kết luận của cơ quan chuyên môn y tế hoặc kết luận giám định.22
Dấu hiệu bắt buộc của tình tiết này là người phạm tội phải biết rõ người mình giết là phụ nữ đang có thai (khơng kể tháng thứ mấy). Nếu người thực hiện tội phạm khơng biết nạn nhân có thai, sau khi thực hiện tội phạm mới biết nạn nhân có thai thì cũng khơng thuộc trường hợp phạm tội giết phụ nữ mà biết là có thai. Ví dụ: Do mâu thuẫn về tranh chấp lối đi, A và chị B (hàng xóm) cãi vã rồi có sự giằng co, xơ xát. A dùng thanh củi đánh mạnh vào đầu chị B làm chị B tử vong. Khi khám nghiệm tử thi mới biết chị B đang có thai hai tháng. Trong trường hợp này A khơng phải chịu TNHS về tình tiết "giết phụ nữ mà biết là có thai" mà chỉ phải chịu TNHS về tội giết người theo quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS đồng thời A phải chịu trách nhiệm về tình tiết tăng nặng TNHS "Phạm tội đối với người có thai" theo điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.
Ngược lại, trong trường hợp người phụ nữ bị giết khơng có thai, nhưng người phạm tội tưởng lầm là có thai và sự lầm tưởng này của người phạm tội là có căn cứ, thì người phạm tội vẫn bị xét xử về tội giết người trong tường hợp "giết phụ nữ mà biết là có thai". Ví dụ: Để ép H kết hơn với mình, chị T đã giả vờ là mình mang thai và đưa cho H một phiếu khám thai của người khác nhưng lấy tên mình để lừa H. Do đó hai người xảy ra mâu thuẫn, H đã cãi vã rồi xô xát với T đẩy T ngã rồi 22. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐPT ngày 15/02/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao
bóp cổ nạn nhân đến chết. Nhưng khi giám định, cơ quan giám định kết luận T không mang thai. Trong trường hợp này, mặc dù T khơng có thai nhưng khi thực hiện hành vi giết người H cho rằng T đang mang thai, do đó H đã phạm tội giết với tình tiết định khung tăng nặng là giết phụ nữ mà biết là có thai (theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 123 BLHS năm 2015).
Giết người phụ nữ mà biết là có thai là tình tiết tặng nặng xuất phát từ lý do phụ nữ đang có thai là đối tượng yếu thế ln được pháp luật hình sự tơn trọng và bảo vệ. Hơn nữa, thể trạng, sức khỏe của họ bị hạn chế hơn lúc bình thường (khơng có thai). Đặc biệt, phụ nữ đang có thai nghĩa là mang đang trong mình bào thai - một thực thể sống. Hành vi phạm tội giết người trong trường hợp này khơng chỉ xâm phạm đến tính mạng, thân thể của người phụ nữ mà còn đe dọa đến sự an tồn của thai nhi. Vì vậy, trường hợp phạm tội giết người phụ nữ mà biết là có thai có tính nguy hiểm cao hơn so với các trường hợp bình thường. Vì vậy, trường hợp giết phụ nữ mà biết là có thai bị coi là trường hợp giết người có tình tiết tăng nặng đặc biệt, người phạm tội phải chịu TNHS nghiêm khắc hơn trường hợp bình thường.
* Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân
(điểm d khoản 1 Điều 123 BLHS)
Quy định tại điểm d khoản 1 Điều 123 BLHS gồm 02 trường hợp: giết người đang thi hành công vụ và giết người vì lý do cơng vụ của nạn nân.
Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân là tình tiết tăng nặng bởi lẽ nạn nhân bị giết là người thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao nhằm bảo đảm lợi ích chung của Nhà nước và xã hội. Lý do khiến họ trở thành nạn nhân của tội giết người không phải xuất phát từ bản thân họ mà xuất phát từ hoạt động "cơng vụ", vì lợi ích chung của Nhà nước và xã hội. Hành vi phạm tội trong trường hợp này khơng những tước đoạt trái pháp luật tính mạng con người mà mà còn xâm phạm trực tiếp đến hiệu quả thực hiện cơng vụ, xâm phạm đến lợi ích chung của Nhà nước và xã hội. Điều này làm cho hành vi phạm tội có tính nguy hiểm cao hơn so với trường hợp giết người thơng thường. Vì vậy, người phạm tội trong trường hợp này cũng phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc hơn so với trường hợp phạm tội bình thường.
Giết người đang thi hành công vụ là trường hợp giết người mà nạn nhân là người đang thi hành nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội giao cho vì lợi ích chung của Nhà nước, xã hội. Ví dụ: Anh A là cán bộ thuế phường X, anh A được phân cơng thu thuế tại địa bàn mình quản lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Anh A có đến thu thuế của một cửa hàng sửa xe máy do C làm chủ thuộc địa bàn quản lý của anh A. Tại đây C đã không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế mà còn chửi anh A. Anh A lập biên bản vì hành vi khơng nộp thuế của C. Trong lúc đang viết biên bản, C đã dùng tuýp sắp đập vào đầu anh C, hậu quả anh C bị chết.
Giết người vì lý do cơng vụ của nạn nhân là trường hợp động cơ phạm tội của người phạm tội gắn liền với việc thi hành công vụ của nạn nhân. Người phạm tội thực hiện hành vi giết người nhằm cản trở việc thi hành công vụ hoặc trả thù việc thi hành cơng vụ của nạn nhân. Ví dụ: Một lần gặp B (cán bộ công an) đi trên đường, A nhớ lại việc B từng đưa người đến khám xét nhà mình. Lịng thù hận trỗi dậy, A quay xe đuổi theo B đến đoạn đường vắng dùng gậy phang mạnh vào đầu B làm B ngã xuống đường và tử vong. Hành vi phạm tội của A trường hợp này được xác định là giết người vì lý do cơng vụ của nạn nhân.
Tuy nhiên, có một số trường hợp người bị giết chưa kịp thi hành nhiệm vụ được giao, nhưng người có hành vi giết người cho rằng nếu để người này sống, nhiệm vụ mà họ thực hiện sẽ gây ra thiệt hại cho mình, nên đã giết trước. Ví dụ: A xây dựng nhà trái phép, Uỷ ban nhân dân Quận C ra quyết định dỡ bỏ và giao cho Uỷ ban nhân dân phường D thi hành. A đến nhà ơng Chủ tịch phường xin hỗn, nhưng không được nên đã bực tức lấy dao đâm chết ông Chủ tịch phường tại nhà riêng của ông.
Thực tiễn xét xử cho thấy hành vi chống lại hoặc trả thù người thi hành công vụ xảy ngày càng nhiều và thể hiện tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Hành vi này khơng những đã xâm phạm trực tiếp đến tính mạng của người thi hành cơng vụ mà cịn cản trở hoạt động chung của xã hội và việc thực hiện công vụ của Nhà nước. Việc BLHS năm 2015 tiếp tục kế thừa quy định về tình tiết tăng nặng giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân như quy định của BLHS 1999 là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh xử lý và phòng ngừa loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay.
* Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cơ giáo của mình
(điểm đ khoản 1 Điều 123 BLHS)
Xuất phát xuất phát từ truyền thống đạo đức, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam, ông, bà, cha, mẹ, người ni dưỡng, thầy cơ giáo là những người có cơng ơn vơ cùng lớn lao trong việc sinh thành, chăm sóc, dạy dỗ. Mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều phải có nghĩa vụ kính trọng, u thương ông, bà, cha, mẹ, người ni dưỡng, thầy giáo, cơ giáo của mình. Thế nhưng trên thực tế vẫn có những trường hợp phạm tội mà người phạm tội giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cơ giáo của mình. Đây là trường hợp giết người mang tính chất phản trắc, bội bạc, thể hiện sự suy đồi nghiêm trọng về đạo đức của người phạm tội, gây sự bất bình, phẫn nộ trong nhân dân. Do đó, giết ơng, bà, cha, mẹ, người ni dưỡng, thầy giáo, cơ giáo của mình được coi là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng của tội giết người. Đối tượng của hành vi phạm tội tại điểm đ khoản 1 Điều 123 BLHS bao gồm:
- Ơng, bà bao gồm cả ơng, bà nội; ơng, bà ngoại;
- Cha, mẹ bao gồm cả cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ hoặc chồng; cha, mẹ nuôi. Cha mẹ đẻ là người đã sinh ra người phạm tội. Cha, mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận;
Ví dụ: Khoảng 20 giờ ngày 21/7/2010 tại nhà Chớ Vảng Hờ ở bản Chiêu Ly, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên do Hờ nghi ngờ vợ có quan hệ ngoại tình với bố đẻ mình là ông Chớ Trừ Páo nên Hờ đã dùng súng kíp tự tạo bắn vào bụng ơng Páo nhằm mục đích giết ông Páo, hậu quả làm ơng páo bị chết. Vì ơng Páo là bố đẻ của mình nên hành vi của Chớ Vảng Hờ đã phạm vào tội giết người theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 93/BLHS1999
- Người nuôi dưỡng là những người tuy không phải là ông, bà, cha, mẹ nhưng đã nuôi dưỡng người phạm tội từ bé, là người chăm sóc, quản lý, giáo dục người phạm tội như vai trị của bố mẹ mình như cơ, gì, chú, bác...
- Thầy giáo, cơ giáo của người phạm tội là đã và đang giảng dạy nạn nhân về văn hóa, chun mơn, nghề nghiệp. Trong trường hợp này phải xác định người thầy, người cơ đó phải là người có một q trình dạy dỗ nhất định đối với người phạm tội. Nếu vì động cơ khác và người thầy, người cơ đó khơng có q trình nhất
định trong việc dạy dỗ người phạm tội thì khơng thuộc trường hợp phạm tội này. Ví dụ: A thường bị thầy giáo nhắc nhở do nghịch trong lớp và bị điểm kém, nên A đã sinh ra thù ghét và đã giết thầy giáo để trà thù.
* Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (điểm e khoản 1 Điều 123 BLHS)
Đây là tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015. Đó là trường hợp trước khi giết người hoặc sau khi giết người, người phạm tội đã phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ: A vừa sử dụng vũ khí cướp tài sản của B, đang bỏ chạy thì gặp C là người mà A đã thù ghét từ trước, sẵn có vũ khí trong tay, A gây sự và dùng dao đâm chết B.
Việc người phạm tội đã thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng sau đó lại tiếp tục thực hiện hành vi giết người cho thấy thái độ, ý thức của người người phạm tội không những khơng ăn năn, hối hận về hành vi của mình. Tương tự như vậy, sau khi thực hiện hành vi giết người người phạm tội lại tiếp tục thực hiện một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác. Rõ ràng trường hợp giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thể hiện sự hung hãn cao hơn, tính nguy hiểm cao hơn so với những trường hợp phạm tội bình thường. Do đó đây là trường hợp được các nhà làm luật quy định là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng của tội giết người.
* Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác (điểm g khoản 1 Điều 123 BLHS)
Giết người để thực hiện tội phạm khác là trường hợp sau khi giết người, người phạm tội lại thực hiện một tội phạm khác. Tội phạm khác là tội phạm bất kỳ được quy định trong BLHS, khơng phân biệt tội ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đây là tình tiết định khung tăng nặng thuộc về động cơ giết người, phản ảnh người phạm tội coi thường tính mạng của người khác. Ví dụ: A đến cửa hàng quần áo của bà H mua quần áo, thấy bà H có nhiều tiền trong hịm đựng tiền lên A đã thực hiện hành vi