Một số biện pháp bảo đảm thi hành Bộ luật hình sự 2015 về tội giết ngườ

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội giết người trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 75 - 83)

31. Bản án số 82/2013/HSST ngày 20/10/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên.

3.3. Một số biện pháp bảo đảm thi hành Bộ luật hình sự 2015 về tội giết ngườ

sự 2015 về tội giết người

Tội giết người là loại tội phạm có tính nguy hiểm rất lớn, đặc biệt lớn cho xã hội, xâm phạm trực tiếp đến tính mạng - quyền sống của con người. Trong quá trình xử lý TNHS của người phạm tội giết người, các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng cần phải xác định đúng tội danh và quyết định được hình phạt phù hợp với hành vi mà người phạm tội đã gây ra một cách cơng minh, có căn cứ và đúng pháp luật. Để làm được điều đó, cần thực hiện tốt những giải pháp sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục hồn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về tội giết người

Quy định của BLHS là một trong những căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất đảm bảo cho việc định tội danh đối với tội phạm này được chính xác. Do đó, để tránh những mâu thuẫn và cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự trên thực tế thì cần phải quy định theo hướng cụ thể, rõ ràng và bao quát

được những tình huống phát sinh trên thực tế. Điều này địi hỏi, các cơ quan có thẩm quyền cần hồn thiện quy định của BLHS cũng như hướng dẫn áp dụng quy định của BLHS hình sự đối với tội giết người để khắc phục tình trạng thiếu thống nhất trong nhận thức và áp dụng quy định của Điều 123 BLHS. Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm rà sốt để xác định nhưng quy định có thể tạo ra cách hiểu khác nhau để chủ động hướng dẫn thống nhất nội dung còn vướng mắc, trước hết cần xem xét việc sửa đổi quy định về tội giết người cho thống nhất và phù hợp để làm căn cứ pháp lý vững chắc cho việc xử lý tội phạm về giết người, cụ thể: sửa đổi quy định "thực hiện tội phạm một cách man rợ" thành "phạm tội một cách man rợ" theo điểm i khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015; sửa đổi quy định về tình tiết "giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người" thành "giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết từ 02 người trở lên" tại điểm l khoản 1 Điều 123 BLHS.

Thứ hai, tăng cường cơng tác giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội giết người

Hiện nay, những quy định của BLHS dù đã được sửa đổi và hồn thiện nhiều lần nhưng vẫn cịn nhiều điểm chưa rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải thích luật, đặc biệt là TANDTC và VKSND tối cao, đã ra nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng luật khi xét xử. Tuy nhiên, nhiều nội dung có liên quan đến việc định tội vẫn chưa được nhận thức một cách thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Thực trạng này đã tạo ra sự không thống nhất trong việc áp dụng các dấu hiệu này để định tội trong thực tiễn. Vì thế, yêu cầu đặt ra là các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này phải ln theo sát thực tiễn nghiên cứu và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự. Nếu phát hiện vấn đề nào chưa rõ mà thực tiễn đặt ra thì cần phải có văn bản hướng dẫn kịp thời để pháp luật hình sự được áp dụng thống nhất và có hệ thống.

- Khi định tội danh đối với tội giết người cần chú ý phân biệt các dấu hiệu pháp lý của tội giết người với các tội có dấu hiệu pháp lý tương tự để có cơ sở pháp lý đúng đắn cho việc định tội danh, tránh làm oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Giữa các tội này có những dấu hiệu pháp lý tương đồng, chỉ cần một chi tiết nhỏ hay xác định

chủ quan thì sẽ dẫn đến sai lầm, vi phạm trong việc định tội danh. Vì vậy, cần bổ sung các văn bản hướng dẫn để phân biệt giữa tội giết người với các tội đó.

- Để xác định đúng vấn đề đồng phạm giết người, cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng cần phải nắm rõ những dấu hiệu pháp lý của trường hợp đồng phạm. Cụ thể như sau:

+Về mặt khách quan, đồng phạm có ít nhất hai người trở lên, có đủ dấu hiệu về chủ thể của tội phạm và cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Cùng thực hiện một tội phạm có nghĩa là người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi như sau: Hành vi thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm, hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Trong vụ án đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng cũng có thể chỉ có một loại hành vi.

+ Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều phải có lỗi cố ý. Với một số tội phạm có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc thì những người cùng thực hiện địi hỏi phải có cùng mục đích này. Những người đồng phạm cũng cần có sự thống nhất về ý chí, hứa hẹn trước với nhau, mong muốn sự liên kết hành vi để cùng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Dấu hiệu về thống nhất ý chí, có hứa hẹn trước này cũng là một trong những điểm để phân biệt từng loại người đồng phạm với một số tội phạm độc lập khác như tội che giấu tội phạm, tội không tố giác tội phạm,…

Thứ ba, tăng cường tổng kết thực tiễn xét xử tội giết người, xây dựng án lệ về tội này

Trước hết, TAND và Viện kiểm sát nhân dân cùng các cơ quan tố tụng cần phải tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm hướng dẫn cán bộ có thẩm quyền giải quyết vụ án xâm phạm tính mạng hiểu đúng quy định trong BLHS nói riêng và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Bên cạnh đó, hàng năm, thơng qua các hội nghị tổng kết cơng tác của ngành mình, Viện kiểm sát nhân dân, TAND tập hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật để rút kinh nghiệm, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật và ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật để giúp các cơ quan tiến

hành tố tụng có thêm tri thức, kinh nghiệm trong xử lý các vụ án phức tạp có thể dẫn đến các quan điểm khác nhau về tính chất của vụ án. Hoạt động tổng kết thực tiễn xét xử đã được thực hiện khá thường xuyên nhưng cần tiếp tục tăng cường.

Bên cạnh việc tổng kết thực tiễn công tác xét xử tội giết người thì vấn đề xây dựng án lệ về tội này cũng vô cùng quan trọng. Việc áp dụng án lệ sẽ có những thuận lợi như: Người thi hành pháp luật như Thẩm phán, Luật sư và người dân có thể nghiên cứu vận dụng bằng thực tế; giúp chống oan sai, đảm bảo q trình xét xử mang tính chuẩn mực, khơng cảm tính. Việc áp dụng án lệ được cho là sẽ giúp việc xét xử minh bạch, hạn chế tình trạng áp dụng luật mỗi nơi một kiểu. Không những thế, các án lệ có thể giúp khắc phục những kẽ hở mà luật thành văn chưa quy định, tạo ra tiền lệ để xét xử những vụ án tương tự sau này. Từ đó, đảm bảo sự bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, tạo ra sự công bằng trong xã hội. Tuy nhiên hiện nay chúng ta mới chỉ ban hành được 01 án lệ về tội giết người đó là Án lệ số 01/2016/AL do Hội đồng Thẩm phán TANDTC thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016. Công tác xây dựng án lệ về tội giết người cũng đã được thực hiện nhưng vẫn chưa phát huy được vai trò trong thực tiễn giải quyết các vướng mắc khi xử lý tội phạm nhất là trong việc định tội. Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng thêm các án lệ về tội giết người để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật hình sự về tội giết người.

Kết luận Chương 3

Việc phân tích thực tiễn áp dụng BLHS về tội giết người; phân tích một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng BLHS về tội giết người cũng như các biện pháp bảo đảm thi hành BLHS 2015 về tội giết người tại Chương 3 cho phép tác giả luận văn rút ra một số kết luận sau:

- Trên cơ sở phân tích số liệu, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giết người trên cả nước cũng như địa bàn tỉnh Điện Biên trong 05 năm (2013 - 2017) cho thấy tình hình tội phạm giết người trên cả nước cũng như địa bàn tỉnh Điện Biên diễn biến phức tạp, có tính nguy hiểm cao với nhiều vụ việc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

- Phân tích thực tiễn xét xử tội giết người các địa phương trên cả nước và cụ thể tại tỉnh Điện Biên cho thấy thực trạng xét xử tội giết người vẫn còn tồn tại những vướng mắc, bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh chống loại tội phạm này. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nhiều phía như một số hạn chế, vướng mắc do quy định của BLHS về tội giết người chưa được rõ ràng, cụ thể; trình độ của đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật cịn có những hạn chế nhất định trong việc nhận thức luật, đánh giá chứng cứ cũng như vận dụng quy định cụ thể của BLHS; sự phối hợp liên ngành giữa Cơ quan điều tra - Viện kiểm sát - Tịa án trong q trình giải quyết vụ án giết người chưa có sự thống nhất chặt chẽ.

- Luận văn đã phân tích, lập luận đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm bảo đảm hiệu quả thi hành BLHS năm 2015 về tội giết người như: cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS về tội giết người; tăng cường cơng tác giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội giết người; tăng cường tổng kết thực tiễn xét xử tội giết người, xây dựng án lệ về tội này để hoạt động áp dụng BLHS xử lí tội giết người bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và việc đấu tranh chống tội giết người đạt hiệu quả cao trong thực tiễn.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài Tội giết người trong Bộ luật hình sự năm 2015, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

1. Tội giết người là loại tội phạm có tính nguy hiểm cao xã hội, xâm phạm trực tiếp đến quyền sống của con người. Theo quy định của BLHS Việt Nam, tội giết người được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực TNHS và đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện.

2. Luận văn tập trung phân tích khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về tội giết người qua các thời kì đồng thời so sánh quy định về tội giết người trong BLHS Việt Nam với quy định về tội giết người trong BLHS một số quốc gia trên thế giới như Nga, Đức, Trung Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Điều này cho chúng ta thấy được sự kế thừa quy định của luật hình sự Việt Nam cũng như sự tương đồng giữa pháp luật Việt Nam và một số nước về tội giết người.

3. Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội giết người về khách thể của tội giết người, mặt khách quan của tội giết người, chủ thể của tội giết người và mặt chủ quan của tội giết người. Việc phân tích làm rõ các dấu hiệu pháp lý cho thấy tính nguy hiểm cao của tội giết người và mức độ TNHS mà người phạm tội phải chịu theo Điều 123 BLHS 2015.

4. Luận văn tập trung phân tích số liệu, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giết người trên cả nước cũng như địa bàn tỉnh Điện Biên trong 05 năm (2013 - 2017). Điều này cho thấy tình hình tội phạm giết người trên cả nước cũng như địa bàn tỉnh Điện Biên diễn biến phức tạp, có tính nguy hiểm cao với nhiều vụ việc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

5. Luận văn còn tập trung phân tích thực tiễn xét xử cũng như một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn xét xử tội giết người; phân tích, lập luận đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm bảo đảm hiệu quả thi hành BLHS năm 2015 về tội giết người để hoạt động áp dụng BLHS xử lí tội giết người bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và việc đấu tranh chống tội giết người ngày càng đạt hiệu quả cao hơn trong thực tiễn.

1. Boun Thasy Sivilai (2014), Tội giết người - so sánh giữa Bộ luật hình sự Lào

và Bộ luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.

2. Lê Cảm (2001), Giáo trình Luật hình sự (phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Lê Cảm (2005), "Những vấn đề lý luận về bốn yếu tố cấu thành tội phạm", Tòa

án nhân dân, (7).

4. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản

trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Chỉ thị số 48/CT-TW ngày 22/10/2010 Bộ

Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.

6. Đỗ Đức Hồng Hà (2003), "Quy định về tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến trước Bộ luật hình sự năm 1985", Luật học, (5).

7. Đỗ Đức Hồng Hà (2006), Tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam và đấu

tranh phòng chống loại tội phạm này, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

8. Đinh Bích Hà (dịch và giới thiệu) (2007) Bộ luật hình sự của nước Cộng hịa

nhân dân Trung hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội

9. Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 10. Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn (2006), Từ điển Pháp luật hình sự, Nxb Tư

pháp, Hà Nội.

11. Trần Minh Hưởng và Chu Thị Tú (2010), "Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh", Kiểm sát, (6). 12. Lê Thị Thu Huyền (2015), "So sánh quy định về tội giết người trong Bộ luật

hình sự Việt Nam và Bộ luật hình sự Liên bang Nga", Kiểm sát, (22). 13. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt

15. Dương Tuyết Miên (2005), Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

16. Lê Hồng Quang (2009), "Tội giết người và một số vướng mắc qua thực tiễn xét xử loại tội phạm này", Tòa án nhân dân, (5).

17. Đinh Văn Quế (1999), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần chung), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 20. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

21. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

22. Quốc hội (2012), Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về công tác

phịng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, cơng tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tịa án nhân dân và cơng tác thi hành án, Hà Nội.

23. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

24. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

25. Trần Đại Thắng (2004), "Chủ thể của tội giết người: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Tòa án nhân dân, (23).

26. Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên (2013-2017), Báo cáo công tác các năm 2013,

2014, 2015, 2016, 2017, Điện Biên.

27. Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên (2013-2017), 26 bản án hình sự sơ thẩm về tội

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội giết người trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w