Phân biệt tội giết người trong trường hợp chưa đạt (có hậu quả thương tích xảy ra) với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội giết người trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 58 - 61)

17. Bản án hình sự sơ thẩm số Bản án số: 86 /2012/HSST ngày 24/9/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên

2.3.4 Phân biệt tội giết người trong trường hợp chưa đạt (có hậu quả thương tích xảy ra) với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

thương tích xảy ra) với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật hình sự)

Tội giết người trong trường hợp chưa đạt (có hậu quả thương tích sảy ra) với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đều là những tội xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của người khác. Đều có hành vi khách quan thể hiện dưới dạng hành động như đánh, đâm, chém, bắn…

Trường hợp giết người chưa đạt là người phạm tội có hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật nhưng vì một lý do khách quan nào đó mà người đó khơng chết. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Để phân biệt tội giết người trong trường hợp phạm tội chưa đạt với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chúng ta có thể phân biệt qua một số yếu tố sau:

Về yếu tố lỗi: Lỗi của người phạm tội giết người trong trường hợp chưa đạt chỉ là lỗi cố ý trực tiếp gây ra cái chết cho người khác, người phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình có thể làm nạn nhân chết mà vẫn thực hiện vì mong muốn nạn nhân chết, nạn nhân khơng chết vì một lý do khách quan nằm ngồi mong muốn của người phạm tội.

Lỗi của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng là lỗi cố ý, việc gây thương tích hoặc tổ hại cho sức khỏe người khác khơng nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của người khác.

Về hình phat: Tỷ lệ thương tích đối với nạn nhân khơng ảnh hưởng tới việc quyết định khung hình phạt đối với tội giết người trong trường hợp chưa đạt (có hậu quả thương tích xảy ra). Cịn tỷ lệ thương tích đối với nạn nhân lại quyết định khung hình phạt đối với người phạm tội trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Về chủ thể: Chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, còn chủ thể của tội giết người là bất kì người nào từ đủ 14 tuổi trở lên.

Kết luận Chương 2

Trong Chương 2 của Luận văn, tác giả đã nghiên cứu, phân tích làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội giết người với 04 yếu tố CTTP đó là: khách thể của tội giết người, mặt khách quan của tội giết người, chủ thể của tội giết người và mặt chủ quan của tội giết người. Việc phân tích làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội giết người qua đó cho thấy tính nguy hiểm cao của tội phạm này và đó chính là căn cứ để BLHS Việt Nam quy định hình phạt rất nghiêm khắc đối với tội phạm này.

Trong Chương này, tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ quy định của BLHS năm 2015 về TNHS của tội giết người trong các trường hợp: giết người thông thường (khoản 2 Điều 123); giết người có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng (khoản 1 Điều 123); trường hợp chuẩn bị phạm tội giết người (khoản 3 Điều 123) và hình phạt bổ sung đối với tội giết người (khoản 4 Điều 123).

Trên cơ sở phân tích dấu hiệu pháp lý của tội giết người, Luận văn cũng đề cập việc phân biệt làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội giết người với một số tội phạm

khác có liên quan như: Tội giết hoặc vứt con mới đẻ (Điều 124); tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125); tội giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt qua mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126). Việc phân biệt này góp phần làm cho việc nhận thức về tội giết người với các tội khác được rõ, nhằm tránh những sai sót đáng tiếc trong việc áp dụng BLHS, nhất là trong hoạt động định tội danh.

Những kết quả nghiên cứu tại Chương 2 sẽ là tiền đề để tác giả đi sâu nghiên cứu thực tiễn áp dụng tội giết người trên địa bàn cả nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói riêng.

Chương 3

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội giết người trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w