Phân biệt tội giết người với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 Bộ luật hình sự)

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội giết người trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 54 - 55)

17. Bản án hình sự sơ thẩm số Bản án số: 86 /2012/HSST ngày 24/9/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên

2.3.1. Phân biệt tội giết người với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 Bộ luật hình sự)

con mới đẻ (Điều 124 Bộ luật hình sự)

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ cũng là tội giết người. Vì vậy dấu hiệu pháp lý chung của tội này tương tự tội giết người. Hành vi khách quan của tội này cũng là tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Lỗi của tội này cũng là lỗi cố ý. Tuy nhiên, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được coi là trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt. Cụ thể là:

Chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là chủ thể đặc biệt. Đó là người mẹ đã sinh ra nạn nhân. Chủ thể của tội phạm giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ chỉ có thể là người mẹ sinh ra đứa trẻ. Trường hợp người cha giết hoặc vứt bỏ chính đứa con mới đẻ của mình cũng khơng phải phạm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo Điều 124 BLHS mà sẽ bị xử lý về tội giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS.

Ví dụ: A là sinh viên trường trung cấp Y, trong qúa trình u đương A có thai với bạn trai N. Do thai quá ngày nên khơng phá thai được. Ban trai N thì chối bỏ trách nhiệm, nên A đã sinh con và giết con mình ngay lúc mới sinh ra.

Thứ hai, về đối tượng tác động

Nạn nhân của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ phải là đứa con mới được sinh ra, đồng thời chính là con của người phạm tội. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của HĐTP TANDTC thì con mới đẻ là đứa con mới sinh ra trong vòng bảy ngày trở lại. Những đứa trẻ bị tước đoạt mạng sống nhưng tuổi lớn hơn 07 ngày kể từ ngày sinh thì khơng phải là nạn nhân của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ mà là nạn nhân của tội giết người.

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội giết người trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w