17. Bản án hình sự sơ thẩm số Bản án số: 86 /2012/HSST ngày 24/9/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên
3.1.2. Thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự về tội giết người tại tỉnh Điện Biên
người tại tỉnh Điện Biên
Điện Biên là một tỉnh miền núi nghèo, được chia tách từ tỉnh Lai Châu cũ từ năm 2004 theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa XI về việc chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính. Tính đến năm 2015, dân số tỉnh Điện Biên đạt gần 547.785 người với mật độ dân số là 57 người/km2.Theo thống kê, tỉnh Điện Biên có 21 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 20 DTTS bao gồm: Thái, Mơng, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Giáy, La Hủ, Lào, Lự, Hoa, Kháng, Mảng, Tày, Nùng, Mường, Cống, Si La, Lô Lô, Xinh Mun. Tỉnh Điện Biên có 08 huyện (Điện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tùa Chùa, Điện Biên Đông, Mường Nhé, Mường Chà, Nậm Pồ), 01 Thị xã (Mường Lay) và Thành phố Điện Biên Phủ. Trong đó Điện Biên, Mường Nhé, Mường Chà, Nậm Pồ là những huyện có đường biên giới tiếp giáp với Lào và Trung Quốc, giữ vai trò quan trọng về an ninh - quốc phòng.
Đặc thù của tỉnh Điện Biên với địa hình chủ yếu là rừng núi hiểm trở, giao thơng đi lại khó khăn lại có nhiều khu vực tiếp giáp biên giới với Lào, Trung Quốc
nên công tác đấu tranh, phát hiện, xử lý tội phạm nói chung cũng như tội giết người nói riêng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhân dân ở tỉnh Điện Biên với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở những khu vực đồi núi, phong tục tập qn cịn lạc hậu, trình độ nhận thức cịn hạn chế nên rất nhiều trường hợp phạm tội giết người do quan niệm lạc hậu, do những mâu thuẫn rất nhỏ trong cuộc sống hoặc giết người để cướp tài sản có giá trị rất nhỏ... sau khi gây án xong hung thủ thường che giấu xác chết ở khu vực rừng, núi... nên rất khó bị phát hiện và xử lý.
Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự về tội giết người trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong 05 năm qua được thể hiện qua các bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.5: Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội giết người trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong 05 năm (2013 - 2017)
Năm Số vụ Số bị cáo 2013 6 8 2014 6 7 2015 1 1 2016 5 6 2017 8 12 Tổng cộng 26 34 Trung bình 5,2 6,8
Nguồn: TAND tỉnh Điện Biên
Bảng 3.5 cho thấy các thông số về số vụ và số bị cáo đã bị xét xử sơ thẩm đã phản ánh cơ bản về lượng của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đây là số liệu được thống kê thường xuyên của ngành Toà án nhân dân, cũng là phần quan trọng thể hiện tình hình tội giết người trong giai đoạn 2013 đến năm 2017. Số liệu thống kê cũng cho thấy từ năm 2013 đến năm 2017, Toà án nhân dân tỉnh Điện Biên đã xét xử sơ thẩm 26 vụ với 34 bị cáo về tội giết người. Trung bình mỗi năm xảy ra 5,2 vụ với 6,8 bị cáo phạm tội giết người bị xét xử. Đây cũng là phần rõ (phần hiện) của tội giết người được thống kê đầy đủ và chính xác. Số liệu này cho thấy bình qn một vụ án có hơn một bị cáo, chứng tỏ nhiều vụ án có đồng
phạm. Điều này cho thấy phần nào tính nguy hiểm của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Mặc dù số vụ và số bị cáo phạm tội giết người ở Điện Biên không lớn so với số vụ và số bị cáo bị xét xử về tội giết người trên cả nước nhưng điều đó khơng có nghĩa tình hình tội phạm giết người ở Điện Biên không nghiêm trọng. Theo báo cáo tình hình giải quyết các loại án của TAND hai cấp tỉnh Điện Biên, từ năm 2013 đến năm 2017 cho thấy, số vụ án bị đưa ra xét xử về tội giết người có diễn biến phức tạp. Cụ thể: năm 2013 có 06 vụ, 08 bị cáo bị đưa ra xét xử; năm 2014 có 06 vụ, 07 bị cáo bị đưa ra xét xử; năm 2015 có 01 vụ, 01 bị cáo bị đưa ra xét xử; năm 2016 có 05 vụ, 06 bị cáo bị đưa ra xét xử nhưng đến năm 2017 số vụ án giết người lại tăng nhanh với 08 vụ, 12 bị cáo29.
Bảng 3.6: Hình phạt áp dụng đối với bị cáo phạm tội giết người trong 05 năm (2013 - 2017) trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Hình phạt chính Tịa án áp dụng Cho hưởng án treo Tù từ 3 năm trở xuống Tù từ trên 3 năm đến 7 năm Tù từ trên 7 năm đến 15 năm Tù từ trên 15 năm đến 20 năm Tù chung thân Tử hình 0 01 06 16 04 05 02
Nguồn: TAND tỉnh Điện Biên
Bảng 5 cho thấy hình phạt được áp dụng nhiều nhất là tù có thời hạn, trong đó số bị cáo được hưởng án treo khơng có trường hợp nào; từ 03 năm trở xuống với 01 bị cáo; từ trên 03 năm đến 07 năm với 06 bị cáo; từ trên 07 năm đến 15 năm được áp dụng nhiều nhất với 16 bị cáo; từ trên 15 năm đến 20 năm với 04 bị cáo; tù chung thân với 05 bị cáo; hình phạt nghiêm khắc nhất là tử hình cũng được áp dụng với 02 bị cáo trên tổng số 34 bị cáo được xét xử. Như vậy, hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội giết người là nghiêm khắc, số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình là 07 bị cáo chiếm tỷ lệ 20,6%. Các hình phạt đặc biệt nghiêm khắc được áp dụng với tội giết người chiếm tỉ lệ cao cho thấy tính chất của một số vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội khơng cịn khả năng giáo 29. Báo cáo tổng kết xét xử, giải quyết các loại án của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Điện Biên từ 2013 - 2017.
dục, cải tạo và tịa án phải áp dụng các hình phạt đặc biệt nghiêm khắc là tù chung thân hoặc tử hình.
Bảng 3.7: Số vụ, số bị cáo phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người và số vụ, số bị cáo phạm tội giết người bị xét xử sơ thẩm
trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong 05 năm (2013-2017)
Tổng
Tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự con người
Tội giết người Số vụ Bị cáo Số vụ Bị cáo Số vụ Bị cáo
4.118 5.582 245 322 26 34
Nguồn: TAND tỉnh Điện Biên
Từ bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ số vụ giết người và số người phạm tội giết người chiếm tỷ lệ ít so với tình hình tội phạm nói chung. Về số vụ án bị đưa ra xét xử về tội giết người, trong nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của con người thì tội giết người chiếm tỉ lệ 10,6%. So với các tội phạm chung thì tội giết người bị đưa ra xét xử ở tỉnh Điện Biên chỉ chiếm 0,63%. So sánh với số người phạm tội trong nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của con người thì số người phạm tội giết người chiếm 10,6%, so với các tội phạm nói chung thì tỉ lệ số người phạm tội giết người chiếm 0,61%.
Qua nghiên cứu nội dung của các bản án trong 26 vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm 2013 đến năm 2017, tác giả luận văn rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, động cơ phạm tội của các bị cáo là những động cơ tương đối phổ
biến, chủ yếu xuất phát từ những mâu thuẫn rất nhỏ trong cuộc sống như mâu thuẫn tình cảm vợ chồng, do mâu thuẫn giữa hàng xóm láng giềng, mâu thuẫn giữa bố và con, giữa các anh em trong gia đình; cũng có những trường hợp giết người để cướp tài sản do nghiện ma túy, để ăn chơi tiêu sài... Bên cạnh đó, ở Điện Biên cịn có những trường hợp giết người do phong tục tập quán lạc hậu dẫn quan niệm sai lầm rồi thực hiện hành vi giết người. Tình trạng này xảy chủ yếu ở bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số. Ví dụ như vụ án Lầu A Sở giết bà Vàng Thị Say xảy ra năm
2016, do nghi ngờ bà Vàng Thị Say là con "ma trị, ma chài" làm con trai của mình bị thường xuyên ốm đau nên Lầu A Sở cầm dao đến nhà bà Vàng Thị Say chém bà Say 03 nhát làm bà Say chết tại chỗ30. Hay như vụ Mùa A Chìa giết chính con gái mới đẻ của mình xảy ra năm 2013: Vì đã có 03 con gái nhưng vợ lại đẻ tiếp lại là con gái nên Chìa khơng vui. Nghĩ hồn cảnh gia đình khó khăn, đẻ con gái cũng khơng giúp được gì nên Chìa nảy sinh ý định giết con. Trên đường đón vợ và con mới đẻ được 03 ngày về nhà, Chìa bảo vợ đi bộ đi trước rồi đi chậm lại phía sau để thực hiện hành vi, đã xoay mặt đứa bé úp vào ngực đồng thời dùng tay ấn mạnh đầu vào ngực của mình, một lúc sau thấy đứa trẻ đã chết và Mùa A Chìa đã bế đứa trẻ đi vào bụi cây rậm ở ven đường dùng cuốc đào hố chôn đứa trẻ31. Những vụ án nêu trên cho thấy nhận thức về pháp luật của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên còn rất hạn chế, đòi hỏi việc xét xử các vụ án về tội giết người phải trừng trị nghiêm khắc người phạm tội nhưng cũng phải thể hiện được tính răn đe, phịng ngừa chung trong nhân dân.
Thứ hai, vấn đề định tội danh đối với tội giết người: Thực tiễn xét xử tội
giết người ở tỉnh Điện Biên thời gian qua cho thấy cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng mà đặc biệt là Tòa án, các Thẩm phán đã nắm vững quy định của BLHS về tội giết người, trong quá trình áp dụng đảm bảo sự thống nhất nhận thức giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về mặt lý luận cũng như áp dụng các quy định của pháp luật về tội giết người trong thực tiễn. Trong các vụ án giết người bị đưa ra xét xử hầu hết đều có sự thống nhất cao trong việc định tội giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Các quan điểm định tội trong các bản án hình sự là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với các dấu hiệu pháp lý của tội giết người, TNHS được xác định với những chế tài nghiêm khắc như hình phạt tù từ 7 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình...
Thứ ba, vấn đề quyết định hình phạt đối với tội giết người: Qua nghiên cứu
nội dung các bản án cho thấy việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội giết 30. Bản án số 65/2016/HSST ngày 31/8/2016 Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên.