Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự về tội giết ngườ

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội giết người trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 71 - 75)

31. Bản án số 82/2013/HSST ngày 20/10/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên.

3.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự về tội giết ngườ

là hình phạt tử hình. Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn là 34 bị cáo. Hình phạt tù có thời hạn được áp dụng phổ biến trong khoảng từ 07 năm đến 20 năm, khơng có trường hợp nào áp dụng hình phạt cho hưởng án treo. Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù chung thân là 05 trường hợp, số bị cáo bị áp dụng hình phạt tử hình là 02 trường hợp. Các bản án áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc hình phạt tử hình đều là những trường hợp phạm tội có tính chất, mức độ nguy hiểm rất cao cho xã hội, có trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết định khung tăng nặng hình phạt. Trong các trường hợp áp dụng hình phạt nói trên thì chỉ có 02 trường hợp quyết định hình phạt đặc biệt do bị cáo là người dưới 18 tuổi.

Nhìn chung, khi xét xử tội giết người, TAND tỉnh Điện Biên đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng các căn cứ quyết định hình phạt để xác định loại hình phạt và mức hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và phù hợp với người phạm tội. Tuy nhiên sự tác động của nhiều yếu tố như sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên; sự phát triển của các dự án kinh tế, sự thay đổi về cơ cấu việc làm, vấn đề di cư, vấn đề dân tộc với quan niệm, phong tục tập quán lạc hậu, quản lý nhà nước đối với an ninh trật tự cịn nhiều mặt hạn chế… Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm cho tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Điện Biên có những diễn biến phức tạp, có nhiều vụ việc đặc biệt nghiêm trọng xảy ra. Điều này đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động xét xử tội giết người nói riêng cũng như đấu tranh chống loại tội phạm này nói chung.

3.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự về tộigiết người giết người

Thứ nhất, vướng mắc về áp dụng tình tiết định khung hình phạt trong trường hợp đồng phạm giết người.

Trong luật hình sự, đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt, có nhiều điểm khác so với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Do đó, BLHS đã quy định rất rõ các dấu hiệu về mặt khách quan, mặt chủ quan của trường hợp đồng phạm. Việc xác

định rõ ngun tắc xử lý có tính riêng biệt cho trường hợp phạm tội này và quy định bổ sung về TNHS của đồng phạm và của từng loại người đồng phạm cũng đã được quy định trong BLHS. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, khơng ít trường hợp gặp khó khăn khi xem xét đánh giá các dấu hiệu để xác định có đồng phạm hay khơng trong một vụ án cụ thể. Ví dụ:

Dương Văn H và Nguyễn Văn M là bạn bè cùng thơn. H có cho M mượn số tiền là 250.000.000 đồng để M mua xe ô tô tải chở nguyên vật liệu thuê. Khi mượn tiền, M hứa với H là 01 năm sau sẽ trả đủ cả vốn lẫn lãi (lãi tính theo lãi suất ngân hàng), nhưng đến 02 năm sau, H đã nhiều lần đến nhà M đòi tiền, nhưng cả hai vợ chồng M nhất quyết khơng trả tiền cho H và nói khơng có bằng chứng về việc H cho M vay tiền (khi cho vay tiền, hai bên chỉ nói miệng với nhau mà khơng có bất cứ giấy tờ nào ghi nhận việc vay nợ này), đồng thời M cịn có lời nói thách thức H:

"Tao khơng trả tiền mày đấy, mày làm gì được tao…" khiến H vô cùng tức giận. Ngày

10/11/2016, H gặp Nguyễn Quang A (là bạn cùng thôn) tại quán rượu, H kể cho A nghe về việc cho M mượn tiền và nói: "Ngày mai tao sẽ đến nhà thằng M địi tiền,

nếu nó khơng trả tiền cho tao thì tao đâm chết nó đi". Rồi H nói với A: "Mày đi với tao nhé." A khơng nói gì. Đến hơm sau, H một mình đến nhà M nhưng khơng có ai

ở nhà. Hai ngày sau, H lại đến nhà M, trong người có thủ sẵn 01 con dao nhọn, loại dao dùng để gọt hoa quả. Trên đường đi, H gặp A, H nói: "Mày đến nhà thằng M

với tao khơng?" thì A nói: "Đi". Khi cả hai đến nhà M, có một mình M ở nhà, H vào

nói chuyện địi tiền M, cịn A ở ngồi sân nhà M hút thuốc lá. Khi đang hút thuốc lá thì A nghe thấy một tiếng huỵch rất mạnh, lúc A chạy vào thì thấy M đã chết trên vũng máu, trên tay H đang cầm một con dao dính máu. Thấy A, H nói: "Tao giết

chết thằng M rồi, giờ mang xác nó đi giấu thơi". Nói rồi A và H mang xác M đi giấu

vào bụi chuối đằng sau nhà M. Dương Văn H và Nguyễn Quang A bị truy tố và xét xử về tội giết người. Cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thêm quy định của pháp luật về đồng phạm và cá thể hóa hình phạt đối với Nguyễn Quang A.

Đối với vụ án này, việc định tội danh giết người đối với Dương Văn H thì các cơ quan tiến hành tố tụng đều có quan điểm thống nhất và dư luận xã hội cũng

đồng tình. Tuy nhiên, khi xác định Nguyễn Quang A đồng phạm tội giết người trong vụ án này có những quan điểm khác nhau. Cụ thể, có hai quan điểm trái ngược như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: A không đồng phạm tội giết người trong vụ

án này. Bởi lẽ, thời điểm gặp nhau ở quán rượu, khi nghe H nói về ý định giết M để trút giận cách thời điểm thực hiện hành vi giết người của H là 03 ngày, hơn nữa, khi nghe H nói về việc này A cũng khơng nói gì. Trong các bút lục A đều khai A khơng đồng tình với H về việc giết M, khi gặp H trên đường, H rủ A đến nhà M, A nhận lời đi vì nghĩ việc H nói giết M là lời nói của người say. Do đó, dựa trên ngun tắc suy đốn vơ tội, khơng có đủ căn cứ để kết luận A đồng phạm tội giết người.

Quan điểm thứ hai lại cho rằng: A đồng phạm tội giết người cùng với H,

bởi lẽ, A biết rõ ý định giết M của H nhưng khơng có ý kiến gì, A im lặng khi nghe H nói về kế hoạch giết M tức là A đồng ý với ý định đó của H, tức là cả hai bên có sự thống nhất về mặt ý chí trong việc giết chết M. Do đó, khi gặp nhau ở ngồi đường, H rủ A đến nhà M, A đã đi luôn mà không từ chối. Đặc biệt, khi nhìn thấy H giết chết M, A đã cùng H mang giấu xác của M đi. Như vậy, A đồng phạm tội giết người với vai trò giúp sức.

Tác giả đồng tình với quan điểm thứ nhất, trong trường hợp này chưa đủ căn cứ để kết luận A đồng phạm tội giết người. Bởi lẽ, trong vụ án này khơng có căn cứ, tình tiết nào chứng minh ý chí chủ quan của A là thống nhất với H về việc thực hiện hành vi giết M, kể cả là đồng phạm giản đơn. Do vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 thì quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, do đó, nếu khơng có căn cứ pháp luật để xác định A phạm tội thì phải theo ngun tắc suy đốn vơ tội và nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta để kết luận A không đồng phạm tội giết người, chứ khơng thể suy đốn theo hướng A im lặng là đồng ý với H về việc giết M để buộc tội giết người cho A được.

Phân tích nội dung vụ án trên cho thấy việc xác định dấu hiệu đồng phạm trong một vụ án cụ thể là rất khó, nếu khơng nắm vững quy định của pháp luật sẽ dẫn đến sai lầm nghiêm trọng khi định tội. Tội giết người là loại tội phạm đặc biệt

nguy hiểm cho xã hội, thêm vào đó "phạm tội giết người" là một tình tiết định khung tăng nặng hình phạt. Việc xác định đúng dấu hiệu của đồng phạm trong vụ án giết người là rất quan trọng vì nó cho phép chúng ta xác định một người với những hành vi nhất định có phạm tội giết người hay khơng, qua đó họ có thể phải chịu TNHS về tội giết người hay khơng.

Thứ hai, vướng mắc về tình tiết thực hiện tội phạm một cách man rợ theo điểm i khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định "thực hiện tội phạm một cách man rợ" là một tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người. Tính chất man rợ của hành vi giết người thể hiện ở chỗ, làm cho nạn nhân đau đớn trước khi chết như: chặt chân tay, tra tấn cho tới chết... Tuy nhiên thực tiễn xét xử cho thấy trong những năm gần đây xảy ra rất nhiều vụ án giết người rồi đốt xác, chặt cơ thể thành nhiều phần để che giấu tội phạm. Về bản chất thì những hành vi này cũng thể hiện tính chất dã man của kẻ phạm tội, thậm chí là làm cho tính nguy hiểm của tội phạm tăng lên so với việc chỉ thực hiện hành vi giết người. Bởi vậy có nhiều ý kiến cho rằng những trường hợp giết người rồi đốt xác, chặt cơ thể nạn nhân... cần được coi là tình tiết thực hiện tội phạm một cách man rợ. Và đây cũng là vấn đề cần xem xét để sửa đổi quy định tại điểm i khoản 1 Điều 123 BLHS.

Thứ ba, về tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người theo điểm l khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015.

Như đã phân tích tại Chương 2, BLHS năm 2015 quy định về trường hợp giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là căn cứ pháp lý quan trọng để xử lý tội phạm giết người trên thực tế. Tuy nhiên cách diễn đạt tại điểm l khoản 1 Điều 123 BLHS là chưa chính xác vì chưa đưa ra tiêu chí xác định có khả năng làm chết nhiều người là bao nhiêu người. Do đó cần sửa đổi quy định về tình tiết "giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người" thành "giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết từ 02 người trở lên" để tạo sự thống nhất về cách diễn đạt và tiêu chí xác định với điểm a khoản 1 Điều 123 với các điều luật khác trong BLHS.

Bên cạnh những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc trong các quy định của pháp luật về tội phạm giết người thì cơng tác giải quyết, xét xử loại tội phạm này cịn tồn tại bất cập do những sai sót từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng. Một số trường hợp có quan điểm đánh giá khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan đến việc xác định các dấu hiệu thuộc mặt khách quan hoặc mặt chủ quan của tội giết người khiến cho quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài, không nhận được sự tin tưởng vào pháp luật từ phía nhân dân. Có trường hợp cơ quan điều tra xác định tội danh sai nhưng Viện Kiểm sát, Tòa án trong q trình truy tố, xét xử khơng nghiên cứu kỹ hồ sơ, không phát hiện ra sai phạm dẫn đến tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm. Những vụ án oan sai điển hình như vụ án Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long, Nguyễn Thị Nga... đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận, làm cho người dân mất niềm tin vào các cơ quan tiến hành tố tụng. Tình trạng này cần phải được khắc phục ngay để bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, nhất là trong xu thế vấn đề quyền con người ngày càng được đề cao như hiện nay.

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội giết người trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w