Thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự về tội giết người trên cả nước

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội giết người trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 61 - 66)

17. Bản án hình sự sơ thẩm số Bản án số: 86 /2012/HSST ngày 24/9/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên

3.1.1. Thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự về tội giết người trên cả nước

Bộ luật hình sự Việt Nam quy định, bảo vệ quyền sống của con người, bằng việc quy định xử lý nghiêm minh tội giết người cũng như những hành vi xâm phạm tính mạng con người. Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm trên cả nước cũng như địa bàn tỉnh Điện Biên những năm gần đây cho thấy, tội giết người có nhiều diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Do BLHS năm 2015 mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 nên việc đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về xử lý tội giết người trong 05 năm (2013 - 2017) về tội giết người được áp dụng theo quy định tại Điều 93 BLHS năm 1999.

Theo số liệu thống kê từ Vụ tổng hợp TANDTC, từ năm 2013 đến năm 2017 toàn ngành Tòa án đã xét xử 6.423 vụ án giết người với 11.900 bị cáo phạm tội giết người theo Điều 93 BLHS năm 1999. Cụ thể:

Năm 2013, TAND các cấp đã thụ lý 1.687 vụ, 3.368 bị cáo, trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 1.479 vụ với 2.761 bị cáo. Tỷ lệ giải quyết đạt 87,67% về số vụ, 81,97% về số bị cáo.

Năm 2014, TAND các cấp đã thụ lý 1.687 vụ với 3.708 bị cáo, trong đó đã tiến hành xét xử sở thẩm 1.494 vụ, 3.040 bị cáo. Tỷ lệ giải quyết đạt 88,56% về số vụ, 81,98% về số bị cáo.

Năm 2015, TAND các cấp đã thụ lý 1.438 vụ với 3.037 bị cáo, trong đó đã tiến hành xét xử sở thẩm 1.207 vụ, 2.342 bị cáo. Tỷ lệ giải quyết đạt 83,94% về số vụ, 77,11% về số bị cáo.

Năm 2016, TAND các cấp đã thụ lý 1.382 vụ với 2.525 bị cáo, trong đó đã tiến hành xét xử sở thẩm 1.140 vụ, 1.911 bị cáo. Tỷ lệ giải quyết đạt 82,49% về số vụ, 75,68 % về số bị cáo.

Năm 2017, TAND các cấp đã thụ lý 1.344 vụ với 2.491 bị cáo, trong đó đã tiến hành xét xử sở thẩm 1.103 vụ, 1.846 bị cáo. Tỷ lệ giải quyết đạt 82,07% về số vụ, 74,11% về số bị cáo.

Tình hình xét xử tội giết người theo Điều 93 BLHS năm 1999 trên cả nước được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.1: Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội giết người trong 5 năm (2013-2017) Năm Số vụ án Số bị cáo 2013 1.479 2.761 2014 1.494 3.040 2015 1.207 2.342 2016 1.140 1.911 2017 1.103 1.846 Tổng 6.423 11.900

Nguồn:Vụ Tổng hợp, thống kê TANDTC

Số liệu thống kê cho thấy số vụ án giết người xảy ra hàng năm là rất lớn. Mặc dù qua các năm, các vụ án giết người bị đưa ra xét xử có xu hướng giảm cả về số vụ và số bị cáo nhưng tỉ lệ giảm không nhiều. Như vậy, thực tiễn áp dụng quy định của BLHS về tội giết người trong công tác xét xử mới chỉ đáp ứng yêu cầu về đấu tranh, xử lý tội phạm chứ chưa bảo đảm hiệu quả răn đe, giáo dục, chưa đẩy lùi được rõ rệt tội phạm này trên thực tế.

Mặc dù tình hình tội phạm giết người có xu hướng giảm nhưng tính chất nghiêm trọng, mức độ phức tạp và hậu quả nghiêm trọng xảy ra ngày càng nhiều. Ví dụ: Vụ án Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến giết 06 người trong gia đình ơng Lê Văn Mỹ ở tỉnh Bình Phước xảy ra năm 201524, vụ án Tẩn Láo Lở giết 03 người trong gia đình Tẩn Ơng Nải ở tỉnh Lào Cai xảy ra năm 201625; vụ án Phàn Mùi Mẩy giết 03 con đẻ rồi phóng hỏa đốt nhà ở tỉnh Lào Cai xảy ra năm 201626… Điều đáng 24. https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/ngay-17-11-thi-hanh-an-tu-hinh-nguyen-hai-duong-3670429.html truy cập ngày 20/7/2018

25. http://danviet.vn/phap-luat/nhung-vu-an-chan-dong-nam-2016-am-anh-so-tu-than-732645.html truy cậpngày 20/7/2018 ngày 20/7/2018

26. https://vov.vn/tin-nong/an-mang-o-ha-giang-me-sat-hai-3-con-roi-dot-nha-tao-hien-

nói là những vụ án giết người xảy ra đều xuất phát từ những lý do đơn giản như mâu thuẫn vì bị ngăn cản chuyện tình cảm, xích mích với hàng xóm, mâu thuẫn trong gia đình... Về phương thức, thủ đoạn phạm tội thường dùng dao đâm, chém; dùng súng kíp tự chế để bắn; dìm xuống nước... Sau khi gây án, người phạm tội có những thủ đoạn rất tinh vi để che giấu hành vi như đốt xác để phi tang (vụ Nguyễn Thanh Tú giết người yêu ở Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra năm 2014), giết người chặt đầu rồi thả trôi sông (vụ Nguyễn Văn An giết Lưu Vĩnh Đạt ở thành phố Hồ Chí Minh xảy ra năm 2014)27, cho vào túi nilon rồi chôn ở bãi rác (vụ Phạm Thị Xuân giết cháu gái xảy ra ở Thanh Hóa năm 2017)28… khiến cho cơ quan điều tra gặp nhiều khó khăn trong q trình phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm.

Để đánh giá một cách tổng quan về tình hình tội phạm giết người, cũng cần xem xét về tỉ lệ tội giết người so với các loại tội phạm chung của BLHS. Cụ thể:

Bảng 3.2: Tội giết người và tội phạm nói chung bị xét xử sơ thẩm trong 05 năm (2013 - 2017)

Năm Các loại tội phạm Tội giết người Tỷ lệ (%)

2013 69.894 1.479 2,17 2014 69.638 1.494 2,15 2015 65.503 1.207 1,84 2016 65.791 1.140 1,73 2017 61.064 1.103 1,81 Nguồn: Vụ tổng hợp TANDTC

Bảng số liệu trên cho thấy so với các loại tội phạm khác (291 tội danh khác theo quy định của BLHS năm 1999) thì số vụ án bị đưa ra xét xử về tội giết người chiếm tỉ lệ khá cao. Nhất là trong các năm 2013, 2014 tỉ lệ tội giết người bị đưa ra xét xử lên tới 2,17% và 2,15%. Các năm tiếp theo tỉ lệ tội giết người bị đưa ra xét xử so với các tội phạm khác có giảm, nhưng tỉ giảm khơng nhiều: năm 2015 giảm xuống còn 1,84% (giảm 0,31% so với năm 2014), năm 2016 giảm xuống còn 1,73% (giảm 0,11% so với năm 2015), năm 2017 tăng lên 1,81% (tăng 0,08% so với năm 2016). Số liệu trên cho thấy tình hình tội giết người tuy biến động không nhiều 27. https://vtc.vn/nhung-vu-an-mang-chan-dong-nam-2014-d194576.html truy cập ngày 20 /7/2018

28. http://dantri.com.vn/phap-luat/ba-noi-sat-hai-chau-23-ngay-tuoi-linh-an-13-nam-tu 20180529152442832.htm,truy cập ngày 20/7/2018 truy cập ngày 20/7/2018

nhưng rất đáng lo ngại vì vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với các loại tội phạm khác, với những tác động tiêu cực từ sự phát triển của nền kinh tế xã hội sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, đạo đức và nhận thức con người đối với tính mạng của người khác, do đó tình hình tội phạm giết người có khả năng sẽ diễn biến vơ cùng phức tạp trong những năm tiếp theo.

Về tính chất, mức độ nguy hiểm của tội giết người trong các vụ án đã bị đưa ra xét xử được thể hiện ở các hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội. Cụ thể.

Bảng 3.3: Hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội giết người trong 05 năm (2013 - 2017)

Năm Hình phạt chính Tịa án áp dụng Khơng có tội Miễn TNHS Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo khơng giam giữ Cho hưởng án treo Tù từ 3 năm trở xuống Tù từ trên 3 năm đến 7 năm Tù từ trên 7 năm đến 15 năm Tù từ trên 15 năm đến 20 năm Tù chung thân, tử hình 2013 03 0 11 119 394 335 991 606 302 2014 02 09 18 143 489 383 1057 637 302 2015 04 0 01 03 109 301 366 859 472 227 2016 01 01 02 06 60 266 294 678 379 224 2017 01 01 06 06 62 242 253 705 379 191 Tổng 05 01 07 18 44 493 1.692 1.631 4.290 2.473 1.246 Tỉ lệ (%) 0,04 0,01 0,06 0,15 0,37 4,14 14,22 13,71 36,05 20,78 10,47

Nguồn:Vụ Tổng hợp, thống kê TANDTC

Bảng 3.4: Hình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội giết người trong 5 năm (2013 - 2017)

Năm

Hình phạt bổ sung mà Tịa án áp dụng

Tịch thu tài sản Phạt tiền Trục xuất Hình phạt bổsung khác

2013 0 01 0 06 2014 0 16 0 15 2015 0 0 0 0 2016 0 0 0 0 2017 0 9 0 0 Tổng 0 26 0 21

Số liệu thống kê cho thấy: có 05 bị cáo được tun khơng có tội; 01 bị cáo được miễn TNHS; các hình phạt chính mà tịa án đã áp dụng đối với các bị cáo bị xét xử về tội giết người cho thấy: số bị cáo bị áp dụng hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo khơng giam giữ chiếm tỉ lệ rất ít, tỉ lệ lần lượt tương ứng là: 0,06%, 0,15% và 0,37%. Điều này xuất phát từ việc tội giết người là tội phạm có tính chất rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng với mức cao nhất của khung hình phạt ở CTTP cơ bản là 15 năm tù, mức cao nhất của khung hình phạt CTTP tăng nặng đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Đối với số liệu về hình phạt tù có thời hạn được áp dụng đối với các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội giết người, từ bảng số liệu 3.1 nêu trên có thể thấy: các bị cáo bị xử phạt tù từ 03 năm trở xuống chiếm tỉ lệ 14,22%; các bị cáo bị xử phạt tù từ 03 đến 07 năm chiếm tỉ lệ thấp nhất với 13,71%; các bị cáo bị xử phạt tù từ 07 năm đến 15 năm chiếm tỉ lệ cao nhất là 36,05 %, các bị cáo bị xử phạt tù từ 15 năm đến 20 năm chiếm tỉ lệ cao thứ hai với 20,78%; riêng đối với các bị cáo bị áp dụng hình phạt chung thân, tử hình chiếm 10,47%). Như vậy có thể thấy, số bị cáo phạm tội giết người thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng tương đối cao, thực tiễn áp dụng mức hình phạt đối với các bị cáo phạm tội này rất nghiêm khắc (chủ yếu là phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình). Như vậy, tình hình tội phạm giết người từ năm 2013 đến năm 2017 chủ yếu là các tội phạm thuộc trường hợp rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, điều này cho thấy tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại tội này những năm qua là rất lớn, thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng con người, ảnh hưởng đến an tồn - trật tự xã hội nói chung.

Đối với các trường hợp bị cáo phạm tội giết người nhưng được hưởng án treo, mặc dù chiếm tỉ lệ tương đối thấp so với hình phạt tù (chỉ chiếm 4,14% trên tổng số các hình phạt được áp dụng) nhưng có xu hướng giảm. Năm 2013 có tới 119 bị cáo được hưởng án treo, nhưng đến năm 2017 giảm xuống chỉ còn 62 bị cáo được hưởng án treo. Việc áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội này giảm mạnh cho thấy quan điểm quyết định hình phạt đối với tội giết người trong 05 năm qua đã được nhìn nhận một cách nghiêm khắc hơn, thể hiện đúng tính chất nguy hiểm của hình phạt này cần phải được áp dụng mức hình phạt phù hợp,

bảo đảm răn đe, nghiêm trị người phạm tội cũng như giáo dục, phòng ngừa chung trong nhân dân.

Bên cạnh các hình phạt chính, các bị cáo phạm tội giết người cịn bị áp dụng các hình phạt bổ sung. Số liệu tại bảng 3.4 cho thấy có rất ít các bị cáo phạm tội giết người bị áp dụng hình phạt bổ sung, chỉ có 26 bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, 21 bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt khác (phạt quản chế, cấm cư trú, cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định…). Như vậy hình phạt bổ sung đối với tội phạm giết người không được áp dụng phổ biến, điều này là hồn tồn hợp lý vì trong thực tế các vụ án giết người có tính chất rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nên cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội một thời gian nhất định để giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội. Các trường hợp phạm tội giết người chủ yếu là bị áp dụng mức hình phạt tù nặng, phổ biến nhất là trong khung từ 12 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình nên việc áp dụng hình phạt bổ sung khơng có ý nghĩa trong các trường hợp này.

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội giết người trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w