Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
3.2. Một số giải pháp mở rộng dịch vụ E-Banking tại SCB – TP.HCM
3.2.2. Giải pháp về đào tạo con người
E - Banking là một loại dịch vụ còn khá mới mẻ mà đối với cả NH và KH vẫn chưa nắm rõ được. Muốn mở rộng dịch vụ E - Banking thì SCB – TP. HCM cần phải thực hiện giải pháp về đào tạo con người, cụ thể là cần phải nâng cao trình độ, năng lực của nhân viên và giúp KH nhận thức, hiểu biết hơn về những tiện ích và
cách thức sử dụng dịch vụ E - Banking .
• Về phía nhân viên
Để thực hiện tốt nghiệp vụ E - Banking, SCB – TP. HCM cần có các chiến lược
phát triển nguồn nhân lực một cách rõ ràng và cụ thể. Cần phải có các biện pháp cụ
thể để nâng cao trình độ của nhân viên. Vì phát triển E - Banking địi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ chun mơn và có kiến thức về công nghệ thông
tin. Mặt khác, dịch vụ này cũng thường xuyên cần cải tiến, thay đổi về các công nghệ phần mềm nên nhân viên chưa kịp nắm bắt dễ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn. Do vậy NH nên tăng cường hơn nữa các khóa đào tạo tập trung về chuyên môn dành
riêng cho nhân viên chuyên trách nghiệp vụ E - Banking, đảm bảo cho những nhân
viên này đều được thơng qua các khóa đào tạo liên quan, ln được cập nhật, bổ
sung kiến thức mới, theo kịp công nghệ hiện đại. Bên cạnh các khóa đào tạo nội bộ, SCB - TP. HCM cũng cần tạo điều kiện để nhân viên có thể tham gia các khóa học
do các đơn vị bên ngồi tổ chức để có thể học hỏi các kinh nghiệm từ các tổ chức,
các NH bạn. Và việc cử nhân viên đi thực tập, nghiên cứu, khảo sát tại các NH nước ngoài cũng là một hình thức để nhân viên có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu các sản phẩm NH hiện đại, cập nhật công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để có thể
nhanh chóng ứng dụng, phát huy tiến bộ công nghệ NH, tạo năng lực cạnh tranh cao cho NH. NH nên có các diễn đàn để các nhân viên trong tồn hệ thống có thể trao
đổi thông tin, kinh nghiệm, những khó khăn thực tế khi triển khai dịch vụ E -
Banking và rút ra những bài học đáng giá.
Việc đào tạo cho nhân viên về trình độ chun mơn khơng vẫn chưa đủ để phát triển E - Banking một cách tốt nhất. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn để nhân
kỹ năng cần thiết khác, như: các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán… Có được những kỹ năng này chắc chắn NH sẽ thu hút
và giữ được một khối lượng KH lớn.
Bên cạnh các chính sách về đào tạo nhân viên của NH. NH cũng cần có các
chính sách thu hút nhân viên. Thường xuyên có những đợt tuyển dụng mới để bổ
sung kịp thời các cán bộ trẻ có năng lực. Cần có các chính sách ưu đãi, thu hút và giữ nhân tài để tạo một đội ngũ cán bộ nịng cốt cho NH.
• Về phía KH
Ngồi việc đào tạo đội ngũ cán bộ, NH cần phải quan tâm, chú trọng công tác đào tạo người sử dụng các dịch vụ NH hiện đại. KH chỉ tham gia một dịch vụ khi họ hiểu biết và tin tưởng rằng dịch vụ đó sẽ đem lại lợi ích cho mình. Đối với E -
Banking, nhiều người dân còn thấy khá mới mẻ, lạ lẫm, chưa hiểu về cách sử dụng cũng như chưa tin tưởng, còn lo lắng gặp phải những rủi ro khi sử dụng dịch vụ này.
Do vậy, NH cần tìm cách nâng cao nhận thức, tăng cường sự hiểu biết về E -
Banking cho KH. Cần có các biện pháp để hướng dẫn sử dụng cho KH như: phát
hành sách, tờ rơi giới thiệu về các dịch vụ E - Banking, cách sử dụng dịch vụ đó như thế nào, giải đáp những thắc mắc của KH bất cứ khi nào. Cần đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các dịch vụ đó trên các phương tiện thơng tin
đại chúng, cần có các trung tâm tư vấn cho KH. Khơng phải chỉ cần giới thiệu dịch vụ, cách sử dụng dịch vụ mà NH còn phải giúp KH hiểu biết hơn về tất cả các tiện
ích của E - Banking. Hiện nay có nhiều tiện ích vẫn chưa được KH biết đến nhiều như: nạp tiền điện thoại, thanh toán trực tuyến… mà đây lại là những tiện ích rất gần gũi với KH trong tương lai. Việc KH hiểu hết những tiện ích của dịch vụ E -
Banking sẽ thúc đẩy rất mạnh cho việc mở rông dịch vụ.