Dịch vụ Internet-banking

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phát triển các dịch vụ tín dụng, thẻ, internet banking tại vietinbank chi nhánh 9 (Trang 42 - 46)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.2 Thực trạng về dịch vụ Tín dụng, dịch vụ Thẻ, và dịch vụ Internet-

2.2.3 Dịch vụ Internet-banking

Là một phương thức giao dịch với Vietinbank qua mạng Internet. Chỉ cần một máy tính có kết nối Internet và mã truy nhập do NH cung cấp và truy cập vào

webside: www.vietinbank.vn và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng.

Đối với khách hàng là cá nhân:

Khi đã đăng ký sử dụng DV Internet-banking, NH sẽ cung cấp cho KH mật khẩu để truy cập vào website: www.vietinbank.vn sau đó thực hiện đăng nhập vào mục Vietinbank Ipay phía bên góc trái trên của giao diện. KH có thể sử dụng các tiện ích sau: đổi pin, thay đổi email, vấn tin tóm tắt/ chi tiết tài khoản, yêu cầu sao

kê, vấn tin lịch sử giao dịch, vấn tin nhật ký hoạt động NH điện tử, chuyển khoản

online, thanh toán hoá đơn.

Vietinbank Ipay đáp ứng nhu cầu của KH về DV thanh toán trực tuyến, đồng thời gia tăng giá trị, tiện ích cho thẻ ghi nợ E-partner, NH TMCP Công Thương Việt Nam-Vietinbank đã phối hợp với đối tác OnePay để triển khai thêm một hình thức thanh tốn mới – thanh toán trực tiếp bằng thẻ Epartner. Với DV

này, chủ thẻ có thể sử dụng số tiền có trong tài khoản thẻ để mua hàng hoặc trả phí tại các website thương mại điện tử có liên kết thanh tốn trực tiếp với Vietinbank.

Bên cạnh đó, DV thanh tốn trực tiếp với các chức năng dành cho “người bán” sẽ hỗ

trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến và rút ngắn quy trình

thanh tốn, giao nhận hàng hóa như quản lý đơn hàng, tích hợp website bán hàng, quản trị các phương thức vận chuyển…

Đối với khách hàng doanh nghiệp:

Dịch vụ Internet-banking của Vietinbank cung cấp các tiện ích sau: đăng nhập, thốt khỏi chương trình, thay đổi mật khẩu, danh mục tài khoản, danh mục tài khoản tiền gửi thanh tốn, danh mục tài khoản tiền gửi kì hạn, danh mục tài khoản

vay, chi tiết tài khoản tiền gửi thanh tốn, chi tiết tài khoản tiền gửi kì hạn, chi tiết tài khoản vay, yêu cầu sao kê, lịch sử giao dịch, chuyển tiền, hoàn trả khoản vay,

yêu cầu sổ séc, vấn tin trạng thái séc, ngừng thanh toán séc.

Đặc biệt Vietinbank cung cấp DV Vietinbank at home (VBH) cho các tổ chức có: tư cách pháp nhân, quyết định thành lập, tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại hệ thống Vietinbank, đăng ký sử dụng dịch vụ VBH và chấp nhận các Điều khoản, Điều kiện sử dụng DV VBH của Vietinbank. Sử dụng VBH để có được các tiện ích sau:

 Vấn tin tài khoản: Cung cấp tóm tắt và chi tiết các tài khoản tiền gửi thanh

toán (của đơn vị chính và đơn vị thành viên) đăng ký sử dụng DV VBH.

 Lịch sử giao dịch: Cung cấp và xuất dữ liệu lịch sử giao dịch (Sao kê tài khoản) của các tài khoản tiền gửi thanh toán (của đơn vị chính và đơn vị thành

viên) đăng ký sử dụng DV VBH.

 Lệnh chi: Thực hiện giao dịch chuyển tiền bằng chứng từ điện tử qua chương trình VBH tới NH.

 Điện tra sốt: Gửi yêu cầu đề nghị NH đính chính, hiệu chỉnh một hoặc nhiều thơng tin của Lệnh chi đã được gửi thành cơng đến NH qua chương trình

VBH.

Các tiện ích khác:

- Báo cáo/ Thống kê giao dịch. - In chứng từ (bản gốc và bản sao). - Tra cứu/ tìm kiếm giao dịch.

Điều kiện để sử dụng DV này của Vietinbank CN9 đó là KH phải có tài khoản tại hệ thống Vietinbank. Như vậy đây là loại hình DV dựa trên cơ sở thẻ Ghi nợ E-partner và tham gia vào hệ thống thẻ tín dụng quốc tế Visa/ Master Card của

Vietinbank. Tuy dịch vụ này mới được triển khai vào khoảng năm 2008 nhưng CN9

cũng đã có những thành quả nhất định cho đến thời điểm hiện tại. Kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.5: Tình hình triển khai dịch vụ Internet Banking năm 2012-2013 tại Vietinbank CN9

(ĐVT: Khách hàng) Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số lượng 2012/2011 Tỷ lệ% 2012/2011 Số lượng 2013/2012 Tỷ lệ% 2013/2012 Internet Banking 1.058 2.162 5.217 1.104 104,4 3.055 141,3

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank năm 2011-2013)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng KH sử dụng Internet-banking tăng rất cao qua các năm. Tổng kết năm 2012 số lượng KH sử dụng Internet-banking của Vietinbank CN9 là 2.162 KH tăng 1.104 KH so với năm 2011, đạt tỉ lệ 104,4% so

với năm 2011. Năm 2013 số lượng KH sử dụng Internet-banking của Vietinbank

CN9 là 5.217 KH tăng 3.055 KH so với năm 2012, đạt tỉ lệ 141.3% so với năm 2012. Sở dĩ số lượng KH gia tăng mạnh mẽ như vậy là do Vietinbank CN9 đã có

những hoạt động quảng bá tích cực giới thiệu những tiện ích khi sử dụng DV này nhằm tạo lòng tin hơn nữa cho những KH đã và đang sử dụng, đặc biệt là thu hút

KH tiềm năng sử dụng. Hơn nữa việc sử dụng Internet đã quá quen thuộc với người dân, việc truy cập vào web cịn giúp cho KH tìm hiểu thêm về NH cũng như những thông báo của NH. Internet-banking còn giúp cho KH giao dịch với NH ngay tại nhà, cơ quan làm việc mà không cần đến NH, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Vì

vậy KH là DN hoặc nhân viên văn phịng chiếm phần đơng trong loại hình DV này.

Do vậy, NH cần có chiến lược triển khai nhanh chóng nhiều tiện ích hơn nữa để

KH HS, SV KH đang đi làm KH hưu trí KH khác

Về cơ cấu sử dụng dịch vụ này, ta có bảng số liệu:

Bảng 2.6: Cơ cấu sử dụng dịch vụ Internet Banking năm 2011-2013 tại Vietinbank CN9

(ĐVT: Khách hàng)

Internet Banking

Chỉ tiêu

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng KH 8.437 100

KH là học sinh, sinh viên 1.877 22,25

KH đang đi làm 6.003 71,15

KH hưu trí 152 1,8

KH khác 405 4,8

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank năm 2011-2013)

Ta có biểu đồ minh họa cho bảng số liệu trên:

( ĐVT : Khách hàng)

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sử dụng dịch vụ Internet-banking năm 2011-2013 tại Vietinbank CN9

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank năm 2011-2013)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy:

- Nhóm KH đang đi làm chiếm tỉ trọng cao nhất là 71,15%. Đa số họ là

những người có trình độ, nhanh tiếp thu cái mới, có cơ hội tiếp xúc với các phương thức thanh toán hiện đại nên thấy được những tiện ích khi sử dụng DV này. Đồng thời, đây cũng là nhóm KH có nhu cầu giao dịch với NH lớn nhất nhưng lại bị hạn chế về thời gian để đi đến NH.

- Nhóm KH học sinh, sinh viên chiếm tỉ trọng thứ 2 là 22,25%, ta có thể thấy

đây là nhóm KH tiềm năng mà CN9 cần hướng tới, vì họ cũng là những người trẻ có

nghệ hiện đại, hơn nữa họ là đội ngũ tương lai của nhóm KH đi làm. Với thẻ liên kết

sinh viên giữa Vietinbank và các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn quận Gị Vấp thì đây là điều kiện để họ sử dụng tiện ích của Internet-banking qua tài khoản của

mình. Vì vậy CN9 nên có các chương trình Marketing mới để khuyến khích nhiều hơn nữa số lượng học sinh, sinh viên sử dụng dịch vụ Internet-banking.

- Nhóm KH khác bao gồm KH doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, nội trợ và các KH vãng lai khác…nhóm này chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong số KH sử dụng DV,

chiếm tỷ trọng là 4,8%. Với những KH này thì các hộ kinh doanh cá thể và các

doanh nghiệp cũng là đối tượng KH tiềm năng để sử dụng DV. Vì họ rất hay có nhu

cầu chuyển khoản lớn nhưng lại ngại đem tiền mặt đến NH để chuyển khoản vì sợ rủi ro. Do đó, với Internet-banking nếu họ biết đến các tiện ích và tin vào tính an

tồn, bảo mật của DV thì chắc chắn họ sẽ tham gia sử dụng. Vì vậy, CN9 cũng nên chú trọng đến bộ phận KH này nhiều hơn.

- Nhóm KH chiếm tỷ trọng thấp nhất là các cán bộ hưu trí, chỉ chiếm 1.8%. KH nhóm này có tâm lý là lo sợ với những giao dịch không tận tay tận mặt làm họ

lo ngại.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phát triển các dịch vụ tín dụng, thẻ, internet banking tại vietinbank chi nhánh 9 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)