Nhóm cơng trình nghiên cứu pháp luật về các hình thức khai thác thương mạ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam (Trang 25 - 35)

1.1 Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.3 Nhóm cơng trình nghiên cứu pháp luật về các hình thức khai thác thương mạ

cứu này chưa gắn vấn đề bảo hộ sáng chế với hoạt động khai thác thương mại đối với sáng chế.

1.1.3 Nhóm cơng trình nghiên cứu pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế đối với sáng chế

Nhóm đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về khai thác thƣơng mại sáng chế

Khai thác thương mại đối sáng chế là các đề tài đã được nghiên cứu từ lâu, dưới nhiều góc độ khác nhau tại các quốc gia phát triển. Số lượng các cơng trình, tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực này bắt đầu tăng lên từ những năm 1970 của thế kỷ trước do luồng CGCN từ các quốc gia công nghiệp phát triển sang các quốc gia đang phát triển bắt đầu rộ lên.

Trong lĩnh vực pháp lý, có thể kể đến một số cơng trình như: “Licensing and

exploitation of patents” (Li-xăng và khai thác sáng chế) của Holloway. H (1968)7; “Emerging restriction on the transfer of technology” (Hạn chế nổi cộm về chuyển giao công nghệ) của John C. Green (1971)8; “Patents and the Transfer of Technology to

Developing Countries”(Sáng chế và Chuyển giao Công nghệ tới các Quốc gia đang phát triển) của GS. John Barton9 (George E. Osborne Professor of Law, Emeritus), Đại học Luật Stanford trình bày tại Hội thảo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về Quyền Sở hữu trí tuệ, Đổi mới Sáng tạo và Phát triển Kinh tế, Paris,

29/08/2003. Ngồi ra, có thể kể đến các cuốn sách chuyên khảo của GS. Michael Blackeney: “Legal Aspects of the Transfer of Technology to Developing Countries” (Các khía cạnh pháp lý của Chuyển giao công nghệ đối với các quốc gia đang phát triển), NXB Oxford: ESC Publishing, 1989; “Trade Related Aspects of Intellectual

7 Holloway. H (1968), “Licensing and exploitation of patents” (Li-xăng và khai thác sáng chế), J.P.O.T.S., Vol. 2, No. 1, trang 96-100.

8John C. Green (1971), “Emerging restriction on the transfer of technology” (Hạn chế nổi cộm về chuyển giao công nghệ), IDEA, Summer 1971, trang 274.

9 John Barton (George E. Osborne Professor of Law, Emeritus) (2003), “Patents and the Transfer of Technology to Developing Countries”, Đại học Luật Stanford, báo cáo trình bày tại Hội thảo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về Quyền Sở hữu trí tuệ, Đổi mới Sáng tạo và Phát triển Kinh tế, Paris, 29/08/2003.

Property Rights: A Concise Guide to the TRIPS Agreement”(Các khía cạnh thương

mại của quyền sở hữu trí tuệ: Hướng dẫn cụ thể đối với Hiệp định TRIPS), NXB Sweet&Maxwell, London, 1996. Các cơng trình nói trên đã đề cập nhiều đến khía cạnh thương mại của sáng chế, khái quát được tầm quan trọng của việc khai thác sáng chế đối với việc CGCN, phát triển kinh tế của quốc gia và doanh nghiệp.

Khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, các cơng trình nghiên cứu về sáng chế nói chung và khai thác sáng chế nói riêng đã được nghiên cứu một cách chuyên sâu, gắn liền với hoạt động đổi mới sáng tạo. Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu về lĩnh vực này nhưng phần lớn đều dưới góc độ kinh tế, quản lý. Trong số các bài viết chuyên sâu về việc khai thác thương mại sáng chế dưới góc độ pháp lý hoặc chính sách, có thể kể đến một số cơng trình quan trọng như “ “How Do Patent Laws

Influence Innovation: Evidence from Nineteenth Century World Fairs” (Pháp luật về

sáng chế ảnh hưởng như thế nào đến Đổi mới Sáng tạo: Bằng chứng từ các hội chợ thế giới từ thế kỷ 19) của Moser, P (2003)10; “Patent Scope and Innovation in the Software

Industry” (Phạm vi sáng chế và Đổi mới sáng tạo trong nền Công nghiệp phần mềm)

của Cohen, J. and Lemley, M. (2001)11. Các bài viết này đã cho thấy đổi mới sáng tạo cần được hiểu là việc khai thác, TMH sáng chế một cách thành công trên thị trường. Sáng chế không những cần được đăng ký để được bảo hộ dưới dạng quyền tài sản là VBBH độc quyền mà quan trọng hơn chúng còn cần phải được khai thác, ứng dụng vào sản xuất kinh doanh để đem lại lợi nhuận cho chủ sở hữu. Do vậy, việc khai thác thành công về mặt thương mại đối với sáng chế là điều rất cần thiết.

Tại Việt Nam, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu về khai thác sáng chế như: “Khai thác sáng chế của Việt Nam từ thuốc cai nghiện ma túy Cedemex” của Nguyễn Kim Na (2006), Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, số 55 (tháng 4/2006); “Kinh nghiệm khai thác các sáng chế nước ngoài của các

10 Moser, P (2003), How Do Patent Laws Influence Innovation: Evidence from Nineteenth Century World Fairs (Pháp

luật về sáng chế ảnh hưởng như thế nào đến Đổi mới Sáng tạo: Bằng chứng từ các hội chợ thế giới từ thế kỷ 19), NBER Working Paper No. w9909.

11 Cohen, J. and Lemley, M. (2001), “Patent Scope and Innovation in the Software Industry” (Phạm vi sáng chế và Đổi mới sáng tạo trong nền Công nghiệp phần mềm), California Law Review, số 89, trang 1-58.

doanh nghiệp Nhật Bản” của ThS. Nguyễn Trần Tuyên (2006), Tạp chí Sở hữu trí tuệ

và Sáng tạo, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, số 56&57 (tháng 5-6/2006); “Thương mại

hóa sản phẩm KH&CN trong trường đại học: nên chọn mơ hình nào?” của PGS. TS.

Nguyễn Ngọc Điện (2013), Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam, số 8 năm 2013. Các bài viết ở góc độ rộng này đã nêu được khái quát cơ sở lý luận, kinh nghiệm và thực trạng TMH kết quả nghiên cứu trong đó có sáng chế tại một số quốc gia như Nhật Bản và Việt Nam.

Nhóm đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về giới hạn quyền khai thác thƣơng

mại đối với sáng chế

Để cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế và lợi ích chung của xã hội, cộng đồng, pháp luật quốc tế và pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới về sáng chế đều ghi nhận những ngoại lệ nhất định nhằm giới hạn quyền của chủ sở hữu trong việc khai thác thương mại đối với sáng chế ví dụ như quyền sử dụng sáng chế phục vụ mục đích nghiên cứu, học tập; quyền sử dụng sáng chế phục vụ lợi ích cơng cộng, an ninh- quốc phịng, sức khỏe người dân mà không cần phải xin phép chủ sở hữu, v.v.

Liên quan đến vấn đề này có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu dưới góc độ pháp lý như “Patents and the Progress of Science: Exclusive Rights and Experimental

Use” (Sáng chế và sự tiến bộ của khoa học: Quyền độc quyền và Sử dụng thí nghiệm)

của Eisenberg, R. (1989)12; “Toward a Doctrine of Fair Use in Patent Law” (Hướng tới một Học thuyết về Sử dụng Công bằng trong Pháp luật về Sáng chế) của O’Rourke, M. (2000)13; “Compulsory Licensing: How to Gain Access to Patented Technology” (Li-xăng cưỡng bức: Tiếp cận với công nghệ được bảo hộ sáng chế như thế nào) của Carlos Maria Correa (2007), Khoa Luật, Đại học Buenos Aires, Ác-hen-ti-na, trích từ Tuyển tập Intellectual Property Management in Health and Agricultural Innovation: a

hand book for best practices, MIHR and PIPRA (2007). Các bài viết đã đưa ra quan

12 Eisenberg, R. (1989), “Patents and the Progress of Science: Exclusive Rights and Experimental Use” (Sáng chế và sự tiến bộ của khoa học: Quyền độc quyền và Sử dụng thí nghiệm), University of Chicago Law Review, số 56, trang 1017- 1086.

13 O’Rourke, M. (2000), “Toward a Doctrine of Fair Use in Patent Law” (Hướng tới một Học thuyết về Sử dụng Công bằng trong Pháp luật về Sáng chế), Columbia Law Review 100(5), trang 1177-1250.

điểm, chính sách và quy định pháp luật quốc tế cũng như của hầu hết các quốc gia trên thế giới về một số ngoại lệ quan trọng trong việc sử dụng các sáng chế mà không phải xin phép hoặc trả tiền cho chủ sở hữu sáng chế như li-xăng cưỡng bức, khai thác hết quyền, nhập khẩu song song. Các giới hạn quyền này đã ảnh hưởng phần nào đến việc khai thác thương mại đối với sáng chế của chủ sở hữu.

Tại Việt Nam, liên quan đến giới hạn quyền khai thác sáng chế, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ pháp lý như “Pháp luật về hết

quyền SHTT và nhập khẩu song song ở một số quốc gia ASEAN” của TS. Nguyễn Như

Quỳnh (2009)14; “Pháp luật quốc tế về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế” của TS. Lê Thị Nam Giang (2011)15; “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bắt buộc

chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế trong điều kiện hội nhập quốc tế” luận án

tiến sĩ luật học của nghiên cứu sinh Lê Thị Nam Giang (2011), Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; “Quyền sử dụng sáng chế và những giới hạn của quyền sử

dụng sáng chế theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”, luận văn thạc sĩ luật học của học viên Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2014), Trường Đại học Luật Hà Nội.

Bài báo của TS. Nguyễn Như Quỳnh đã khái quát cơ sở lý luận về thuyết hết quyền và nhập khẩu song song, theo đó thuyết hết quyền là cơ sở pháp lý cho nhập khẩu song song. Theo thuyết hết quyền, khi sản phẩm mang đối tượng SHTT được đưa ra thị trường bởi chính chủ thể nắm giữ quyền SHTT hoặc với sự đồng ý của chủ thể này, chủ thể nắm giữ quyền SHTT khơng cịn quyền kiểm soát đối với việc phân phối và thương mại sản phẩm. Nhập khẩu song song là việc nhập khẩu những hàng hóa chính hiệu đã được chính chủ sở hữu quyền SHTT hoặc chủ thể khác đưa ra thị trường nước ngoài với sự đồng ý của chủ sở hữu. Bài báo còn nêu điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định pháp luật của 04 quốc gia trong khu vực ASEAN (Singapore, Malaixia, Philipin và Việt Nam) về nhập khẩu song song đối với sáng chế trong đó

14 Nguyễn Như Quỳnh (2009), “Pháp luật về hết quyền SHTT và nhập khẩu song song ở một số quốc gia ASEAN”, Tạp

chí Luật học, số 12/2009, trang 28-36.

15 Lê Thị Nam Giang (2011), “Pháp luật quốc tế về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế”, Tạp chí Nhà nước và

nhấn mạnh nhập khẩu song song là giải pháp hữu hiệu để làm giảm giá bình quân các mặt hàng tại thị trường nội địa, nhất là giá thuốc.

Còn bài báo của TS. Lê Thị Nam Giang đã khái quát cơ sở lý luận về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng bắt buộc, li-xăng không tự nguyện hoặc li-xăng cưỡng bức) sáng chế và đề cập đến các quy định của pháp luật quốc tế trong Công ước Paris, Hiệp định TRIPS, Tuyên bố Doha điều chỉnh hoạt động này. Theo bài báo, li- xăng cưỡng bức là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép một bên không phải là người nắm độc quyền sáng chế được phép sử dụng sáng chế mà không cần sự cho phép của người nắm độc quyền sáng chế. giới hạn quyền trong khai thác thương mại đối với sáng chế. Bài báo đã cho thấy hầu hết các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển coi li-xăng cưỡng bức là một công cụ quan trọng để cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế và lợi ích của cộng động. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ gặp phải cả cơ hội lẫn thách thức khi vận dụng các quy định của pháp luật quốc tế về li-xăng cưỡng bức. Các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi áp dụng quy định quốc tế về li- xăng cưỡng bức cũng như các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực này đã được trình bày sâu hơn trong luận án tiến sĩ luật học “Hoàn

thiện pháp luật Việt Nam về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế

trong điều kiện hội nhập quốc tế” của nghiên cứu sinh Lê Thị Nam Giang (2011), Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm đề tài nghiên cứu cơ sở pháp lý về các hình thức khai thác thƣơng

mại đối với sáng chế

Liên quan đến các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế và pháp luật điều chỉnh các hình thức này, có một số cơng trình đã nhấn mạnh đến các hình thức khai thác thương mại được sử dụng chủ yếu tại hầu hết các quốc gia trong thời gian qua. Trong nhiều cơng trình nghiên cứu quan trọng về các hình thức khai thác thương mại sáng chế, có một số cơng trình tiêu biểu dưới góc độ pháp lý cần phải kể đến ví dụ như: “Licensing as a means of penetrating foreign markets” (Li-xăng là một hình thức

thâm nhập thị trường nước ngồi) của Zenoff David B. (1970)16; “Le Brevet Américain

– Protéger et Valoriser l’Innovation aux États-Unis” (Sáng chế Hoa Kỳ-Bảo hộ và gia

tăng giá trị của đổi mới sáng tạo tại Hoa Kỳ) của André Boujou (1988), NXB Jupiter Précis; “Intellectual Property in Europe” (Sở hữu trí tuệ ở Châu Âu), Guy Tritton (chủ biên) (2002), NXB London Sweet & Maxwell; “Legal rules of Technology transfer in

Asia” (Các quy định pháp lý về chuyển giao công nghệ ở Châu Á), Christopher Heath

and Kung-Chung Liu (chủ biên) (2002), NXB Kluwer Law International.

Các cơng trình nói trên đã ghi nhận các hình thức khai thác thương mại căn bản, chính yếu của chủ sở hữu sáng chế tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á (trong đó có Việt Nam) là chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế, đặc biệt là li-xăng sáng chế. Thực tiễn cho thấy chủ sở hữu ít có khả năng tự mình khai thác hồn tồn sáng chế của mình do thiếu các nguồn lực cần thiết nên việc chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế được coi là hình thức chủ yếu để khai thác thương mại đối với sáng chế trong thời gian qua.

Ngồi các hình thức trên, cuốn sách “WIPO Intellectual Property Handbook:

Policy, Law and Use” (Cẩm nang Sở hữu trí tuệ: Chính sách, Pháp luật và Sử dụng),

WIPO (2001) còn đề cập đến một hình thức khai thác thương mại khác đối với sáng chế cũng như một hình thức CGCN khác, đó là việc góp vốn bằng quyền SHCN đối với sáng chế để kinh doanh và thành lập doanh nghiệp. Cơng trình này cịn đề cập đến vấn đề định giá sáng chế.

Hơn nữa, tuyển tập “International Technology Transfer-The Origins and

Aftermath of the United Nations Negotiations on a Draft Code of Conduct” (Chuyển giao công nghệ quốc tế-Nguồn gốc và kết quả các cuộc đàm phán của Liên hợp quốc về Dự thảo bộ luật hành xử trong hoạt động chuyển giao công nghệ), của các tác giả Surendra J Patel, Pedro Roffe và Abdulqawi Yusuf (2001), NXB Kluwer Law

16 Zenoff David B. (1970), “Licensing as a means of penetrating foreign markets” (Li-xăng là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài), IDEA, vol. 14, No. 2, Summer 1970.

International, đã đề cập đến loại hình li-xăng chéo sáng chế và coi các hợp đồng li- xăng chéo sáng chế là tác nhân thúc đẩy hoạt động CGCN.

Bên cạnh các bài báo đã nêu ở trên, có nhiều cơng trình, tài liệu nghiên cứu pháp luật về các hình thức khai thác sáng chế tại một số quốc gia và khu vực trên thế giới. Có những cơng trình nghiên cứu chun sâu lĩnh vực này từ rất sớm cùng thời gian xuất hiện các luồng CGCN từ các quốc gia công nghiệp phát triển sang các quốc gia đang phát triển như “Breveté et licencié-Leurs rapports juridiques dans le contrat de

licence” (Người chuyển giao và người nhận chuyển giao li-xăng sáng chế-Mối quan hệ

pháp lý trong hợp đồng li-xăng), Jean-Jacques Burst (1970), Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Sở hữu Công nghiệp, Khoa Luật và Khoa học Kinh tế-Chính trị Strasbourg; “Patent and Know-how Licensing in Japan and the United States” (Li-xăng sáng chế và bí quyết kỹ thuật tại Nhật Bản và Hoa Kỳ), Teruo Doi và Warren L. Shattuck (chủ biên) (1977), NXB Đại học Washington; “Licensing Guide for developing countries” (Hướng dẫn li-xăng cho các quốc gia đang phát triển), WIPO (1977); “Les contrats de

licence en Droit Socialiste” (Hợp đồng li-xăng trong pháp luật xã hội chủ nghĩa) của Alexandre VIDA (1978), Librairies Techniques; “Le Brevet Américain Protéger et Valoriser l’Innovation aux États-Unis” (Sáng chế Hoa Kỳ-Bảo hộ và gia tăng giá trị của đổi mới sáng tạo tại Hoa Kỳ) của André Boujou (1988), NXB JUPITER PRÉCIS; “Contrats Internationaux et Pays en Développement” (Các hợp đồng quốc tế và các quốc gia đang phát triển) của Hervé Cassan (1989), NXB Economica; “Droit Européen

des Licences Exclusives de Brevets” (Pháp luật Châu Âu về li-xăng độc quyền sáng chế) của Isabelle Roudard (1989), NXB Novelles Editions Fiduciaires.

Các cuốn sách trên đã nghiên cứu cơ sở lý luận và một số vấn đề cơ bản về chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế như: Tầm quan trọng của các hình thức chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế, đặc biệt là li-xăng sáng chế, đối với hoạt động khai thác thương mại đối với sáng chế; Một số loại hình li-xăng sáng chế; Các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)