4.1 Phƣơng hƣớng hồn thiện pháp luật về các hình thức khai thác thƣơng mại đối với sáng chế tại Việt Nam đối với sáng chế tại Việt Nam
Phương hướng chung để hồn thiện pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam trong thời gian tới là nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và tăng cường nguồn lực cho việc phát triển KT-XH.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa, TSTT đóng vai trị quan hơn bao giờ hết trong các giao dịch thương mại quốc tế. Như đã phân tích trong Chương 2, nguồn gốc tạo ra lợi nhuận của các doanh nghiệp và sự thịnh vượng của các quốc gia hiện nay là TSTT, mà đặc biệt là sáng chế. Đối với các doanh nghiệp, tài sản quan trọng nhất khơng cịn là trang thiết bị nhà xưởng, nguồn nhân lực hay vốn nữa mà là TSVH, TSTT, đặc biệt là những tri thức mới nhất về công nghệ. Trước sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, sáng chế đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng, quyết định năng lực cạnh tranh của quốc gia nói chung và của doanh nghiệp nói riêng162.
Đất nước ta đang trong giai đoạn tiếp tục chủ động chính sách mở cửa, đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH để phát triển KT-XH. Quá trình này một mặt giúp chúng ta có cơ hội tranh thủ tiếp cận các thành tựu KHCN tiến bộ của thế giới, mặt khác, buộc các
162 Từ năm 2000, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đánh giá năng lực cơng nghệ đóng góp tới 1/3 năng lực cạnh tranh của quốc gia thay cho tỷ trọng 1/9 trước đây.
doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn trong q trình phát triển KT-XH.
Ví dụ cụ thể sau đây có thể cho thấy rõ hơn phương hướng chung để hoàn thiện pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam trong thời gian tới là nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và tăng cường nguồn lực cho việc phát triển KT-XH. Hiệp định TPP sau một thời gian dài đàm phán đã được các quốc gia thành viên ký kết ngày 4/2/2016. Các vấn đề về quyền SHTT, đặc biệt là vấn đề bảo hộ và khai thác sáng chế dược phẩm đã từng là một trong ba vấn đề bế tắc trong đàm phán. Các quốc gia công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc mong muốn được bảo hộ sáng chế càng rộng càng tốt để có thể khai thác tối đa sáng chế của mình. Cụ thể, các quốc gia này yêu cầu sáng chế dược phẩm không chỉ được bảo hộ dưới dạng viên nén mà còn cần được bảo hộ dưới dạng nước. Ngồi ra, họ cịn u cầu kéo dài thời gian bảo hộ sáng chế dược phẩm để tăng thêm thời gian khai thác thương mại đối với sáng chế của mình đồng thời yêu cầu không cho chúng ta sử dụng thuốc generic hoặc không cho chúng ta sử dụng tự do sáng chế khi hết thời hạn bảo hộ 20 năm. Các yêu cầu như vậy sẽ làm giá thuốc tăng cao trong một thời gian dài do vậy sẽ khơng có lợi cho đa số người dân của chúng ta. Có thể thấy rằng cách tiếp cận vấn đề giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển là khác nhau. Do vậy, chúng ta cần có các quy định pháp lý về việc bảo hộ, khai thác thương mại sáng chế phù hợp, một mặt vừa để khuyến khích ĐTNN, đảm bảo việc hội nhập thành cơng nhưng mặt khác vẫn phải đảm bảo lợi ích của công chúng, tiếp tục phát triển KT-XH nước nhà.
Để thực hiện các mục tiêu này, chúng ta cần sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành để có các quy định pháp lý cụ thể hơn nữa về việc khai thác thương mại đối với sáng chế.
Liên quan đến hình thức chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại sáng chế, các quyền căn bản của chủ sở hữu về việc sử dụng và ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế đã được ghi nhận phù hợp thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta cần quy định cụ thể hóa hơn nữa một số quyền sử dụng sáng chế hoặc/và quy định mới một số quyền
sử dụng sáng chế của chủ sở hữu theo kinh nghiệm quốc tế nhằm mở rộng quyền của chủ sở hữu và khuyến khích chủ sở hữu lựa chọn các hình thức tự mình khai thác thương mại sáng chế.
Liên quan đến việc khai thác thương mại dưới hình thức chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế, từ khi thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa năm 1986 cho đến nay, Đảng và Nhà nước đã luôn nhận thức được tầm quan trọng và chú trọng đưa ra các chủ trương, đường lối khuyến khích, thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế, chuyển giao và TMH công nghệ163. Nhà nước và Chính phủ cũng cho ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng về khuyến khích, thúc đẩy chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế164.
Tuy nhiên, các quy định về chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế, TMH sáng chế trong các văn bản pháp quy nêu trên cịn mang tính chất khung, nhiều quy định chưa phù hợp với cơ chế thị trường, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đối tượng tham gia hoạt động chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế còn bị hạn chế, thiếu các chế tài cần thiết nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao này. Nhằm khắc phục các yếu kém nói trên và hồn thiện pháp luật về khai thác thương mại dưới hình thức chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế, các quy định hiện hành về CGCN nói chung và chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế nói riêng cần được xây dựng, soạn thảo theo phương hướng sau đây165:
163 Quan điểm của Đảng về việc thúc đẩy các hoạt động này được thể hiện rõ nét tại các văn bản quan trọng, ví dụ tại Kết luận Hội nghị Trung ương 6, Ban chấp hành Trung ương Khóa IX như sau:“Đổi mới và nâng cao trình độ cơng nghệ
trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm nhanh chóng thốt khỏi tình trạng lao động thủ công…;. Chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thành tựu KHCN cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.”
164 Có thể liệt kê một số văn bản pháp luật quan trọng như: Pháp lệnh CGCN vào Việt Nam công bố ngày 10 tháng 12 năm 1998, Nghị định số 49/HĐBT ngày 04 tháng 03 năm 1991 quy định chi tiết thi hành việc CGCN nước ngồi vào Việt Nam, Thơng tư số 28-TT/QLKH ngày 22 tháng 01 năm 1994 của Bộ KHCN và Môi trường về việc hướng dẫn CGCN nước ngoài vào Việt Nam, Bộ Luật Dân sự năm 1995 và năm 2005, Luật SHTT 2006 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn chi tiết việc thực hiện, Luật CGCN 2007 và Nghị định hướng dẫn chi tiết việc thực hiện, v.v.
165 Theo Báo cáo của Chính phủ trong Tờ trình Quốc hội số 19/CP-XDPL ngày 01 tháng 03 năm 2006 về xây dựng luật CGCN.
- Thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng của Đảng, chính sách của Nhà nước về khuyến khích hoạt động hoạt động ứng dụng, đổi mới, CGCN phục vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội.
- Đẩy mạnh tiếp thu, ứng dụng, làm chủ công nghệ nhập hiện đại, nhanh chóng nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo công nghệ, thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế; nâng cao tỷ trọng đóng góp yếu tố công nghệ vào năng lực cạnh tranh quốc gia để hội nhập và cơng nghiệp hóa thành cơng.
- Đặc biệt, tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động CGCN, chuyển giao quyền SHCN trên cơ sở bảo đảm, tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự do cam kết, thỏa thuận giữa các bên tham gia hoạt động CGCN, chuyển giao quyền SHCN; nhà nước chỉ can thiệp vào các quan hệ này nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng.
Liên quan đến việc khai thác thương mại dưới hình thức thế chấp, góp vốn bằng quyền SHCN đối với sáng chế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu thế tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP, với sự phát triển của KHCN, việc thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng quyền SHCN nói chung và đối với sáng chế nói riêng có thể trở thành một trong những hoạt động sôi nổi nhất trên thị trường công nghệ trong giai đoạn sắp tới. Xu hướng này đã và đang được thực hiện thành công tại một số quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Malaixia.
Trong khoảng chục năm trở lại đây, nhiều văn bản của Nhà nước, Chính phủ đã được ban hành nhằm thúc đẩy việc phát triển thị trường công nghệ và khuyến khích việc mua bán sáng chế, cơng nghệ166. Các chính sách và quy định này đã có tác động tích cực góp phần thúc đấy phát triển thị trường cơng nghệ. Song nhìn chung, nước ta chưa có một hệ thống chính sách đầy đủ, đồng bộ thúc đẩy sự phát triển của các bên
166 Có thể kể đến các văn bản quan trọng như: Luật KHCN năm 2000, sửa đổi năm 2013, Bộ Luật Dân sự 2005, Luật SHTT 2006, sửa đổi 2009, Luật CGCN năm 2007, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Thương mại năm 2005, Luật Công nghệ cao năm 2008, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này; Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ về doanh nghiệp KHCN khuyến khích thành lập các doanh nghiệp KHCN; Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN công lập; Nghị định số 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào KHCN.
tham gia cũng như của các nguồn hàng hóa là sáng chế, cơng nghệ trên thị trường cơng nghệ. Có thể thấy rằng, hệ thống pháp luật về SHCN của nước ta chủ yếu giải quyết vấn đề quản lý nhà nước về SHCN, tính thương mại của các đối tượng SHCN, trong đó có sáng chế, chưa được khai thác triệt để.
Đặc điểm nổi bật của thị trường công nghệ Việt Nam hiện nay là giao dịch mua bán công nghệ ở mức phát triển chưa cao: công nghệ được mua bán chủ yếu trên thị trường là trang thiết bị, máy móc và dây chuyền cơng nghệ tồn bộ. Vì vậy, cần có sự tác động mạnh của Nhà nước để thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ theo hướng gia tăng tỷ trọng giao dịch các TSTT là sáng chế. Sáng chế cần phải được tiếp cận ở trạng thái “động”. Do vậy, phương hướng quan trọng nhất để hoàn thiện quy định hiện hành về việc khai thác thương mại dưới hình thức thế chấp, góp vốn bằng quyền SHCN đối với sáng chế là chúng ta cần hoàn thiện các quy định pháp lý về thủ tục thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng quyền SHCN đối với sáng chế và phương pháp định giá sáng chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường công nghệ.