Pháp luật Việt Nam có liên quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam (Trang 62 - 65)

2.4 Khung pháp luật về các hình thức khai thác thƣơng mại đối với sáng chế tạ

2.4.1 Pháp luật Việt Nam có liên quan

Khai thác thương mại quyền SHCN nói chung và khai thác thương mại đối với sáng chế nói riêng đã được đề cập đến lần đầu tiên ở Việt Nam trong Bộ Luật Dân sự năm 2005 và phần nào đã được cụ thể hóa sau đó trong Luật SHTT, Luật CGCN. Ngoài ra, khai thác thương mại đối với sáng chế còn được ghi nhận rải rác trong các văn bản pháp luật khác như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp lý về GDBĐ.

Trước đây, quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng mới chỉ được đề cập và cụ thể hóa dưới góc độ dân sự trong Bộ luật dân sự năm 1995. Cụ thể, Điều 804, Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 quy định rằng người nào sử dụng các đối tượng SHCN của người khác trong thời hạn bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu … thì bị coi là xâm phạm quyền SHCN. Theo cách tiếp cận này, quyền SHCN nói chung

và quyền SHCN đối với sáng chế nói riêng được coi tương tự như quyền sở hữu tài sản. Tiến bộ hơn, tại Bộ luật Dân sự năm 2005, quyền SHCN nói chung và quyền SHCN đối với sáng chế nói riêng đã được khai thác từ một cách tiếp cận mới là khía cạnh thương mại. Cụ thể, đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2005, ngoài các quan hệ dân sự còn bao gồm cả các quan hệ kinh doanh, thương mại. Điều 1, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định phạm vi điều chỉnh của Bộ luật này là “địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý, quyền và nghĩa vụ của chủ thể… trong các quan hệ dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động”.

Một trong những lý do chính mà Bộ Luật Dân sự năm 2005, Luật SHTT, Luật CGCN, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và pháp luật về GDBĐ đã có các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động khai thác thương mại các đối tượng quyền SHTT là vì các đối tượng quyền này, bao gồm cả sáng chế, đóng vai trị ngày càng quan trọng trong việc phát triển KT-XH. Điều này được thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với sáng chế nói riêng là một trong những yếu tố cấu thành giá trị hàng hoá, dịch vụ.

Thứ hai, các đối tượng của quyền SHTT, đặc biệt là sáng chế hay nói rộng hơn là công nghệ, đã được ứng dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh – sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh.

Thứ ba, quyền SHCN đối với sáng chế, bí mật thương mại, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã trở thành một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh cho người nắm giữ nó trong hoạt động kinh doanh, thương mại.

Thứ tư, TSTT, đặc biệt là sáng chế đã trở thành một loại “tài sản-hàng hoá đặc biệt” có giá trị kinh tế lớn và được khai thác, sử dụng để góp vốn kinh doanh, để làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng, để thu lợi nhuận từ việc cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu, v.v.

Thứ năm, các đối tượng của quyền SHCN, trong đó có sáng chế có thể bị lạm dụng để cản trở hoạt động thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế, ví dụ như việc

một số quốc gia phát triển quy định quyền chống nhập khẩu song song hoặc đặt ra các rào cản về quyền SHTT (rào cản phi quan thuế) ngày càng tinh vi, việc các công ty đăng ký xác lập quyền SHCN để bảo hộ sáng chế và nhãn hiệu chỉ nhằm mục đích “phịng ngừa", v.v có thể dẫn đến việc vi phạm nguyên tắc tự do cạnh tranh.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của Việt Nam đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm hình thành từng bước vững chắc thị trường KHCN và các loại thị trường khác của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh chính sách bảo hộ thích đáng quyền SHTT, coi lao động trí tuệ và sáng tạo là một loại "hàng hoá đặc biệt” trong nền kinh tế thị trường cần phải được trả giá tương xứng.

Từ việc phân tích các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế và các văn bản pháp lý có liên quan ở trên, có thể thấy rằng, yếu tố cấu thành khung pháp luật điều chỉnh các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế rất đa dạng bao gồm các quy định pháp luật về dân sự, SHTT, CGCN, thương mại, doanh nghiệp, đầu tư, GDBĐ, v.v.

Cụ thể, yếu tố cấu thành khung pháp luật của Việt Nam hiện hành điều chỉnh hình thức chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại đối với sáng chế bao gồm pháp luật về SHTT và dân sự. Đối với hình thức chủ sở hữu chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế, yếu tố cấu thành các quy định pháp lý điều chỉnh hình thức này sẽ bao gồm pháp luật về SHTT, CGCN, thương mại. Liên quan đến hình thức chủ sở hữu thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng quyền SHCN đối với sáng chế, yếu tố cấu thành các quy định pháp lý điều chỉnh hình thức này sẽ bao gồm pháp luật dân sự, SHTT, doanh nghiệp, đầu tư và GDBĐ. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, trong thời gian tới, pháp luật về dân sự sẽ chỉ ghi nhận hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế (nếu có) vì phần VI về quyền SHTT và CGCN của Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã được tách ra khỏi Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015. Do vậy, khung pháp luật điều chỉnh các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế thời gian tới chủ yếu sẽ bao

gồm các quy định pháp luật về SHTT, CGCN, thương mại, doanh nghiệp, đầu tư và GDBĐ.

Tóm lại, khung pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế theo quan điểm của luận án rất đa dạng bao gồm các quy định pháp luật trong nhiều lĩnh vực như dân sự, SHTT, CGCN, thương mại, doanh nghiệp, đầu tư và GDBĐ. Do vậy, khái niệm pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế là một khái niệm rộng, là tổng thể các quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, SHTT, CGCN, thương mại, doanh nghiệp, đầu tư và GDBĐ nhằm điều chỉnh các quan hệ về việc chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại đối với sáng chế, có liên quan đến việc chủ sở hữu chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế và việc chủ sở hữu thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng quyền SHCN đối với sáng chế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)