Quy định hiện hành về hình thức chủ sở hữu tự mình khai thác thương mạ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam (Trang 75 - 83)

3.1 Thực trạng pháp luật về hình thức chủ sở hữu tự mình khai thác thƣơng mạ

3.1.1 Quy định hiện hành về hình thức chủ sở hữu tự mình khai thác thương mạ

3.1.1 Quy định hiện hành về hình thức chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại đối với sáng chế đối với sáng chế

Tự mình khai thác thương mại đối với sáng chế do mình tạo ra là hình thức được thể hiện nhiều tại các quốc gia phát triển, ví dụ như Steve Jobs, Bill Gates vẫn thường làm. Hình thức tự mình khai thác thương mại sáng chế của chủ sở hữu được thể hiện ở việc chủ sở hữu thực hiện quyền năng căn bản nhất của mình là quyền năng sử dụng và ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế. Quyền sử dụng và ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế chủ sở hữu đồng thời là cơ sở nền tảng, căn cứ dẫn đến việc chủ sở hữu cho phép người khác khai thác thương mại sáng chế thông qua việc chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế.

Các quy định pháp luật về quyền SHTT của Việt Nam đã quy định rõ ràng về quyền của chủ sở hữu trong việc sử dụng, khai thác sáng chế của mình. Theo Điều 123, Luật SHTT, chủ sở hữu đối tượng SHCN bao gồm cả sáng chế có các quyền tài sản sau đây:

a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng SHCN theo quy định về việc Sử

dụng đối tượng SHCN và về việc Chuyển giao quyền SHCN của Luật SHTT;

b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHCN theo quy định về Quyền ngăn cấm

người khác sử dụng đối tượng SHCN của Luật này;

c) Định đoạt đối tượng SHCN theo quy định tại Luật này.

Quyền độc quyền sử dụng và ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế để thu được các lợi ích vật chất là những quyền tài sản, quyền năng quan trọng nhất của chủ sở hữu sáng chế. Khái niệm “sử dụng” thường được hiểu là việc thực hiện một hành vi nhằm phục vụ một mục đích nhất định nào đó. Quyền sử dụng là một khái niệm pháp lý, được hiểu là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản61. Quyền sử dụng là một trong ba yếu tố cấu thành của quyền sở hữu và luôn song hành cùng

quyền cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng để tạo ra quyền độc quyền của chủ sở hữu được pháp luật bảo hộ.

Quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế là quyền phụ trợ, đi song hành với quyền sử dụng và cho phép sử dụng sáng chế của chủ sở hữu sáng chế. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế có vai trị quan trọng trong việc giúp chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại đối với sáng chế. Trên thực tế, để thực hiện quyền độc quyền của chủ sở hữu theo đúng nghĩa tức là chủ sở hữu khơng những là người có quyền sử dụng mà cịn phải ngăn cấm người khác sử dụng để đảm bảo mình là người “duy nhất” có quyền sử dụng, khai thác sáng chế.

Quyền sử dụng và quyền ngăn cấm người khác sử dụng là quyền đương nhiên của chủ sở hữu nhưng chủ sở hữu trong quá trình tự mình sử dụng, khai thác mang tính thương mại đối với sáng chế không được trái với pháp luật và khơng làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại Điều 193, Bộ Luật Dân sự năm 2005, trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng khơng được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác. Yêu cầu này đã được thừa nhận trong Tuyên ngôn về Nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948. Điều 27.1 quy định rằng mọi người đều có quyền lao động sáng tạo và được hưởng những lợi ích vật chất từ thành quả lao động sáng tạo của mình trong khi đó Điều 27.2 lại ghi nhận rằng mọi người đều có quyền tiếp cận thơng tin và tri thức khoa học kỹ thuật.

Theo Điều 125, Luật SHTT Việt Nam, chủ sở hữu sáng chế khơng có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế trong các trường hợp dưới đây:

a) Sử dụng sáng chế nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;

b) Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp;

c) Sử dụng sáng chế chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam;

d) Sử dụng sáng chế do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tại Điều 134 về Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của Luật SHTT; đ) Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định tại Điều 145 về Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với

sáng chế và Điều 146 về Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển g iao

theo quyết định bắt buộc của Luật SHTT.

Cụ thể hơn, chủ sở hữu sáng chế cịn có nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế bao gồm cả nghĩa vụ phải cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm phát triển sáng chế phụ thuộc. Theo Điều 132, Luật SHTT, quyền đối với sáng chế có thể bị hạn chế bởi các yếu tố sau đây:

a) Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế; b) Các nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm:

(i) Trả thù lao cho tác giả sáng chế; (ii) Sử dụng sáng chế.

c) Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quan điểm của tác giả, khi nói đến khai thác thương mại đối với sáng chế cần xem xét toàn diện, tổng thể quyền của các chủ thể quyền trong sự cân bằng với lợi ích của Nhà nước cũng như của cơng chúng. Cần phải xem xét khả năng mở rộng hoặc giới hạn quyền của các chủ thể theo quy định của pháp luật. Nếu quyền tạm thời đối với sáng chế là sự mở rộng quyền của chủ sở hữu thì quyền của người sử dụng trước sáng chế lại là sự mở rộng quyền đối với chủ thể khác. Việc lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp theo nguyên tắc, học thuyết quốc tế về cạn quyền lại là sự

mở rộng quyền đối với công chúng. Li-xăng cưỡng bức là sự mở rộng quyền của Nhà nước vì lợi ích chung của cơng chúng hoặc vì lợi ích của chủ thể khác. Các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam không chỉ phù hợp với thông lệ quốc tế mà còn phù hợp với quy định của nhiều quốc gia. Ví dụ, như đã nói ở Chương 2, Điều 7, Hiệp định TRIPS thừa nhận về nguyên tắc sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả các đối tượng SHTT nhằm “thúc đẩy cải tiến công nghệ, chuyển giao và phổ

biến công nghệ, bảo đảm quyền lợi của các nhà sản xuất và người sử dụng kiến thức

công nghệ, phục vụ lợi ích kinh tế, xã hội và bảo đảm sự cân bằng giữa quyền và

nghĩa vụ”.

Một số công ước quốc tế như Công ước Paris và Hiệp định TRIPS cũng như pháp luật nhiều quốc gia đã quy định về các trường hợp giới hạn quyền khai thác thương mại của chủ sở hữu sáng chế: quyền của người sử dụng trước sáng chế; quyền sử dụng sáng chế cơ bản nhằm nghiên cứu, áp dụng và phát triển sáng chế phụ thuộc; quyền sử dụng sản phẩm chứa sáng chế do chủ sở hữu đưa ra thị trường (quyền nhập khẩu song song) theo nguyên tắc khai thác hết quyền và quyền nhận chuyển giao một cách không tự nguyện (li-xăng bắt buộc quyền sử dụng) sáng chế vì mục đích cơng cộng.

Theo quan điểm của tác giả, để sáng chế trở thành tài sản thì sáng chế phải được bảo hộ độc quyền. Đồng thời, việc bảo hộ độc quyền đối với sáng chế chỉ cịn ý nghĩa và cần được duy trì nhằm đảm bảo hành lang pháp lý an toàn cho việc khai thác thương mại đối với sáng chế. Vấn đề đặt ra cho các nhà làm luật trong thời gian tới là một mặt pháp luật phải thúc đẩy việc bảo hộ sáng chế nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng, đảm bảo quyền được hưởng thành quả của các chủ thể sáng tạo qua đó thúc đẩy sự đầu tư vào hoạt động này nhưng mặt khác pháp luật phải hạn chế quyền của chủ sở hữu, không cho phép họ lạm dụng quyền độc quyền của mình như những biện pháp khơng chính đáng ngăn cản đối thủ cạnh tranh, ngăn chặn người khác tiếp cận tri thức để tiếp tục cải tiến, sáng tạo, thành rào cản đối với sự phát triển chung của toàn xã hội.

Liên quan đến quyền sử dụng sáng chế, Điều 124, Luật SHTT đã quy định cụ thể về khái niệm sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sản xuất sản phẩm được bảo hộ; b) Áp dụng quy trình được bảo hộ;

c) Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ;

d) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định như trên;

đ) Nhập khẩu sản phẩm quy định như trên.

Theo quan điểm của tác giả, các quy định pháp lý tại Điều 124, Luật SHTT liên quan đến quyền sử dụng nói trên là khá đầy đủ nhưng vẫn còn thiếu quy định về việc xuất khẩu sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ. Trên thực tế, khái niệm sử dụng sáng chế được các quốc gia quy định khác nhau, có quốc gia quy định về “quyền sử dụng sáng chế” khá rộng. Ví dụ, theo Luật SHTT của Cộng hòa Pháp, Điều L.613.3 và L.613.4, chủ sở hữu sáng chế có quyền sử dụng sáng chế và ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế nếu không xin phép chủ sở hữu. Quyền sử dụng hoặc ngăn cấm người khác sử dụng của chủ sở hữu này bao gồm quyền thực hiện hoặc ngăn cấm thực hiện các hành vi sau đây:

- sản xuất, chào bán, đưa vào kinh doanh, thương mại, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển hoặc chiếm giữ nhằm thực hiện các mục đích vừa nêu một sản phẩm chứa sáng chế được bảo hộ;

- sử dụng một quy trình chứa sáng chế được bảo hộ và chào bán quy trình này hoặc sử dụng quy trình này trên lãnh thổ của Cộng hòa Pháp;

- chào bán, đưa vào kinh doanh, thương mại, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển hoặc chiếm giữ nhằm thực hiện các mục đích vừa nêu sản phẩm có áp dụng, được tạo ra trực tiếp từ quy trình chứa sáng chế được bảo hộ;

- phân phối hoặc mời phân phối trên lãnh thổ Cộng hòa Pháp các phương tiện nhằm thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện sáng chế được bảo hộ (thậm chí dù chỉ là để

thực hiện một thành phần chủ đạo của sáng chế) cho một người khác với người được phép khai thác sáng chế được bảo hộ.

Quyền sử dụng sáng chế này còn được suy rộng ra hơn nữa theo các quy định pháp lý có liên quan. Theo thực tiễn pháp lý của người Pháp, quyền ngăn cấm của chủ sở hữu đối với người khác khi chưa xin phép trong việc “sản xuất, chào bán, đưa vào

kinh doanh, thương mại, sử dụng hoặc nhập khẩu hoặc chiếm giữ nhằm thực hiện các

mục đích vừa nêu một sản phẩm chứa sáng chế được bảo hộ” không chỉ giới hạn ở

việc ngăn cấm các hành vi nêu trên với chính sản phẩm chứa sáng chế mà cịn bao gồm cả việc ngăn cấm người khác dùng bất cứ phương tiện gì để TMH sản phẩm chứa sáng chế62.

Ngoài ra, theo quy định pháp lý của Liên minh Châu Âu liên quan đến sáng chế công nghệ sinh học, quyền ngăn cấm của chủ sở hữu còn bao gồm cả việc ngăn cấm người khác thực hiện các hành vi đã nêu đối với bất kỳ chất liệu sinh học nào được nhân bản hoặc nhân rộng từ sáng chế là chất liệu sinh học đã được bảo hộ63 và với bất kỳ chất liệu nào được tích hợp từ sản phẩm chứa các thông tin về gen đã được bảo hộ hoặc chất liệu nào sử dụng sản phẩm chứa các thông tin về gen đã được bảo hộ để thực hiện chức năng khác64. Các hành vi tương tự sẽ bị cấm nếu không được phép của của chủ sở hữu đối với quy trình chứa sáng chế được bảo hộ hoặc sản phẩm được tạo ra từ quy trình chứa sáng chế được bảo hộ liên quan đến chất liệu công nghệ sinh học. Hơn nữa, theo quy định của Pháp và Liên minh Châu Âu, sáng chế dưới dạng sản phẩm còn được bảo hộ rất rộng theo cách thức áp dụng mới, sử dụng khác mặc dù thành phần tạo nên chất liệu hoặc kết cấu của sản phẩm đã được bộc lộ và mất tính mới.

Nhìn chung, theo quan điểm của tác giả, khái niệm sử dụng sáng chế của chủ sở hữu do luật pháp từng quốc gia quyết định nhưng tối thiểu phải là hành vi tạo ra sản phẩm trong trường hợp sáng chế được bảo hộ dưới dạng sản phẩm hoặc phải là hành

62 Theo Frédéric Pollaud-Dulian (1999), Droit de la Propriété Industrielle, NXB Montchrestien, trang 219. 63 Theo Điều 8.1, Chỉ thị của Châu Âu ngày 06 tháng 07 năm 1998 về các sáng chế công nghệ sinh học. 64 Điều 9, Chỉ thị của Châu Âu ngày 06 tháng 07 năm 1998 về các sáng chế công nghệ sinh học.

vi áp dụng quy trình nếu sáng chế được bảo hộ dưới dạng quy trình. Cụ thể, sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ là việc áp dụng giải pháp kỹ thuật được bảo hộ sáng chế trong bản mô tả để tạo ra sản phẩm. Sản phẩm được bảo hộ dưới dạng sáng chế có thể là sản phẩm được nêu trong bản mơ tả hoặc sản phẩm có thành phần, kết cấu, hợp chất tương tự có thể suy luận ra được từ bản mô tả hoặc từ yêu cầu bảo hộ, ví dụ như sản phẩm tương tự được tạo ra từ chất liệu khác, sản phẩm có cùng thành phần nhưng được dùng vào mục đích khác nhưng đều chung một phương pháp được nêu trong bản mô tả và yêu cầu bảo hộ.

Về nguyên tắc, chỉ có một thuật ngữ chung là sử dụng sáng chế. Các hình thức sử dụng sáng chế cụ thể có thể là sản xuất sản phẩm, áp dụng quy trình, khai thác công dụng, lưu thông, quảng cáo, nhập khẩu, v.v. do chính chủ sở hữu hoặc bởi một bên khác thực hiện theo hợp đồng chuyển giao (quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng) sáng chế. Cụ thể, chủ sở hữu có tồn quyền tự mình sản xuất sản phẩm chứa sáng chế hoặc áp dụng sáng chế dạng quy trình vào sản xuất sản phẩm sau đó tự mình thực hiện việc lưu thông, quảng cáo, chào bán các sản phẩm đó đồng thời vẫn có thể cấp quyền cho phép người khác cùng khai thác sáng chế đó để kiếm lời.

Quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam đã mở rộng quyền của chủ sở hữu trong việc nhập khẩu các sản phẩm chứa sáng chế được bảo hộ dưới dạng sản phẩm hoặc nhập nhẩu các sản phẩm được sản xuất bằng việc áp dụng sáng chế được bảo hộ dưới dạng quy trình từ việc khai thác công dụng các sản phẩm này.Tuy nhiên, theo quan điểm của WIPO, một số quốc gia trên thế giới quy định rõ ràng rằng việc nhập khẩu một sản phẩm chứa đựng sáng chế một cách thuần túy không được coi là đã sử dụng hoặc thực hiện sáng chế65. Theo cách hiểu này thì các hành vi lưu thông, quảng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)