2.4 Khung pháp luật về các hình thức khai thác thƣơng mại đối với sáng chế tạ
2.4.2 Các điều ước quốc tế có liên quan
Khung pháp luật điều chỉnh các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam sẽ là pháp luật cụ thể của quốc gia nhưng tất nhiên, pháp luật quốc tế có liên quan bao gồm các quy định trong các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng sẽ điều chỉnh các hình thức này. Như trên đã nói, Bộ luật Dân sự năm 2005 là một bước tiến so với Bộ luật dân sự năm 1995 trong các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động khai thác thương mại quyền SHCN nhằm đảm bảo các cam kết của Việt Nam khi gia nhập các cơng ước quốc tế có liên quan về SHTT, phù hợp với xu thế của pháp luật quốc tế về SHTT.
Khai thác thương mại quyền SHCN nói chung và khai thác thương mại đối với sáng chế nói riêng đã được quy định từ lâu trong pháp luật quốc tế về SHTT. Có thể kể đến một số công ước quốc tế quan trọng liên quan đến sáng chế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập như Công ước Paris, Hiệp ước PCT, Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, chỉ có Cơng ước Paris và Hiệp định TRIPS điều chỉnh hoạt động khai thác thương mại đối với sáng chế còn Hiệp ước PCT chỉ quy định về thủ tục hành chính “một cửa” trong việc đăng ký quốc tế sáng chế. Do vậy, phần này của Luận án sẽ chỉ đề cập, nghiên
cứu những điều khoản chính liên quan trực tiếp đến việc bảo hộ và khai thác thương mại đối với sáng chế từ Công ước Paris và Hiệp định TRIPS.
Công ƣớc Paris
Trong nửa cuối thế kỷ 19, sự phát triển của công nghệ theo xu hướng quốc tế hoá và sự tăng trưởng của thương mại quốc tế khiến cho việc hài hồ hố pháp luật về SHCN trở nên cấp thiết. Khi Chính phủ hai nước Áo-Hungary mời các quốc gia khác tham dự một triển lãm quốc tế về sáng chế được tổ chức tại Viên năm 1873 thì một vấn đề đã nảy sinh làm cản trở sự tham dự của các quốc gia khác là nhiều người nước ngồi khơng muốn trưng bày các sáng chế của họ tại triển lãm do chưa có hệ thống pháp lý bảo hộ phù hợp đối với các sáng chế mang đi triển lãm. Chính khó khăn này dẫn đến hai xu hướng: thứ nhất, cần có một đạo luật đặc biệt của Áo nhằm bảo đảm và bảo hộ tạm thời quyền SHCN đối với sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp cho những sản phẩm trưng bày của tất cả những người nước ngoài tham gia triển lãm đó. Thứ hai, xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất trong lĩnh vực SHCN. Kết quả là Công ước Paris về bảo hộ SHCN48 ra đời với 11 quốc gia tham gia49 và được sửa đổi nhiều lần từ sau khi ký kết, bao gồm những quy định căn bản liên quan đến nội dung quyền SHCN của chủ sở hữu sáng chế, tác động đến các quy định pháp lý của Việt Nam về việc bảo hộ và khai thác thương mại đối với sáng chế như sau:
Nhập khẩu các vật phẩm chứa sáng chế
Theo Điều 5A của Công ước, việc nhập khẩu các vật phẩm chứa sáng chế (đã được cấp bằng độc quyền sáng chế tại một số quốc gia thành viên của Công ước và được sản xuất từ các quốc gia thành viên này) từ người được cấp bằng sáng chế (hoặc người đại diện cho người được cấp bằng sáng chế) vào những quốc gia thành viên nơi sáng chế được cấp bằng sẽ không làm sáng chế bị thu hồi.
48 Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN (1883, sửa đổi gần nhất năm 1967). Xem phiên bản tiếng Pháp tại trang Web: http://www.wipo.int/treaties/fr/ip/paris/trtdocs_wo020.html
49 Bỉ, Bra-xin, El Sanvado, Pháp, Guatemala, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Secbia, Tây Ban Nha và Thuỵ Sĩ. Khi Cơng ước có hiệu lực (7/7/1884), Anh, Tuynidi và Ecuado đã tham gia Công ước, khiến số lượng thành viên ban đầu tăng lên 14.
Trường hợp “không thu hồi bằng sáng chế” sẽ không áp dụng nếu ban đầu vật phẩm chứa sáng chế được sản xuất từ quốc gia thành viên, sau đó được lưu thơng giữa các nước khác nhau và cuối cùng được nhập khẩu vào các quốc gia không phải thành viên Công ước. Đây là tiền đề cho lý thuyết cạn quyền và quy định hiện hành về nhập khẩu song song. Tuy nhiên, Công ước Paris lại quy định giới hạn việc nhập khẩu này chỉ dành cho việc sản xuất và nhập khẩu từ các quốc gia thành viên Công ước.
Li-xăng cưỡng bức
Theo Điều 5A (2), mỗi quốc gia thành viên có thể có các quy định về li-xăng bắt buộc nhằm ngăn chặn việc lạm dụng quyền độc quyền của chủ sở hữu sáng chế chỉ với một số lý do là người này không thực hiện hoặc thực hiện khơng hiệu quả sáng chế hoặc vì lý do lợi ích cơng cộng hoặc vì lợi ích của sáng chế phụ thuộc phục vụ sự tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, theo Điều 5A (4), li-xăng cưỡng bức có thể khơng được u cầu thực hiện trước một thời hạn nhất định thông thường là 04 năm kể từ ngày nộp đơn hoặc 03 năm kể từ ngày cấp bằng. Đây là mức thời gian tối thiểu các quốc gia có thể quy định và chủ sở hữu có thể viện các lý do hợp pháp về việc không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả sáng chế để thời hạn yêu cầu thực hiện li-xăng cưỡng bức có thể được kéo dài hơn.
Ngồi ra, để đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu trong việc khai thác thương mại sáng chế, Công ước quy định li-xăng cưỡng bức được cấp do không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả sáng chế phải là một li-xăng khơng độc quyền và chỉ có thể được chuyển giao cùng với một phần doanh nghiệp được lợi từ li-xăng bắt buộc đó. Đây là một quy định nhằm ngăn cản bên nhận li-xăng cưỡng bức trục lợi để có được một vị thế mạnh mẽ hơn thị trường hơn là nhận li-xăng để bảo đảm nguyên tắc sử dụng hiệu quả sáng chế đó trong nước.
Điều 5A (3) lại quy định về việc tước hoặc hủy bỏ hiệu lực một bằng độc quyền sáng chế nếu việc cấp li-xăng cưỡng bức tỏ ra không hiệu quả. Tuy nhiên, không được tiến hành thủ tục nhằm tước hoặc hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền sáng chế trước khi hết thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp li-xăng cưỡng bức đầu tiên.
Hiệp định TRIPS
Do nhận thức về ảnh hưởng của quyền SHTT ngày càng cao đến việc phát triển thương mại quốc tế, nhằm giảm bớt những lệch lạc, trở ngại cho hoạt động thương mại quốc tế, thúc đẩy việc bảo hộ, khai thác một cách có hiệu quả, thỏa đáng quyền SHTT, Hiệp định TRIPS50 được ký kết vào ngày 15/4/1994, chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/1995 cùng với sự ra đời của WTO đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong pháp luật quốc tế về quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng. Hiệp định đã có những quy định căn bản về các điều kiện bảo h ộ tối thiểu cũng như các biện pháp thực thi quyền SHCN đối với sáng chế liên quan trực tiếp đến các quy định pháp lý của Việt Nam về việc bảo hộ và khai thác thương mại đối với sáng chế như sau:
Các tiêu chuẩn tối thiểu
Hiệp định TRIPS được xây dựng dựa trên những ngun tắc đã có trong Cơng ước Paris. Hiệp định TRIPS buộc các quốc gia thành viên phải ban hành pháp luật về SHTT và tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu được quy định trong Hiệp định. Cụ thể, theo Điều 27 của Hiệp định TRIPS, bằng độc quyền sáng chế có thể được cấp cho bất kỳ sáng chế nào dù là dưới dạng sản phẩm hay quy trình, trong tất cả các lĩnh vực cơng nghệ với điều kiện sáng chế đó đáp ứng các tiêu chuẩn về tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng cơng nghiệp.
Hiệp định TRIPS cũng giải thích khái niệm, điều kiện bảo hộ thứ ba của sáng chế - “khả năng áp dụng cơng nghiệp” đồng nghĩa với thuật ngữ “tính hữu ích”
Thúc đẩy cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ
Liên quan đến việc bảo hộ, khai thác và phát triển công nghệ là sáng chế, Điều 7 của Hiệp định này thừa nhận sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả các đối tượng SHTT nhằm “thúc đẩy cải tiến công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, bảo đảm quyền lợi của các nhà sản xuất và người sử dụng kiến thức công nghệ, phục vụ lợi ích kinh tế, xã hội và bảo đảm sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ”.
50 Hiệp định TRIPS (Agreement on Trade–Related Aspects of Intellectual Property Rights). Xem phiên bản tiếng Anh tại: http://www.wto.org/english/tratop_e/trips_e/trips_e.htm
Tuy nhiên, Điều 8 của Hiệp định lại đưa ra các nguyên tắc cho phép các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết trong việc giới hạn quyền của chủ sở hữu sáng chế để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giải quyết vấn đề về dinh dưỡng cũng như đáp ứng lợi chung thiết yếu cho sự phát triển công nghệ và KT-XH. Hơn nữa, Điều 8.2 của Hiệp định thừa nhận một số biện pháp cần thiết của các quốc gia thành viên để tránh sự lạm dụng quyền SHTT gây hạn chế hoặc có hại cho thương mại cũng như CGCN quốc tế.
Điều 67 của Hiệp định TRIPS cũng quy định rằng theo các điều kiện đã được chấp thuận, các quốc gia thành viên phát triển phải dành sự hợp tác tài chính và kỹ thuật có lợi cho các nước thành viên khác là quốc gia đang phát triển, kém phát triển, kể cả sự hỗ trợ trong việc chuẩn bị luật cũng như hỗ trợ liên quan đến việc thành lập hoặc củng cố các cơ quan, đại diện trong nước, việc đào tạo nhân lực.
Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
Theo Điều 28.2, Hiệp định TRIPS, bằng độc quyền sáng chế có thể được chuyển giao bao gồm việc chuyển nhượng quyền sở hữu và li-xăng, đáp ứng nhu cầu khai thác thương mại đối với sáng chế.
Kiểm soát hoạt động chống cạnh tranh trong các li-xăng theo hợp đồng
Điều 39.1 của Hiệp định TRIPS nêu lên nhận thức rằng trong một số thông lệ cấp li-xăng hoặc các điều kiện cấp li-xăng quyền SHTT nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh có thể có những tác động có hại đối với thương mại tự do cũng như cản trở việc chuyển giao và phổ biến công nghệ.
Quan điểm này cũng được ghi nhận cụ thể tại Điều 40 của Hiệp định. Điều 40.2 của Hiệp định ghi nhận rằng các quốc gia thành viên có thể cụ thể hóa trong pháp luật quốc gia về các thực tiễn, thông lệ hoặc các điều kiện cấp li-xăng quyền SHTT mà trong một số trường hợp cụ thể các quy định pháp lý này có thể tạo ra việc lạm dụng quyền SHTT, gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động cạnh tranh trên thị trường tương ứng. Mặt khác, Điều 40.2 cũng quy định rằng các quốc gia thành viên có thể đưa ra các biện pháp thích hợp, phù hợp với các điều khoản khác của Hiệp định, để ngăn ngừa và kiểm
sốt những thơng lệ có hại đó. Các biện pháp này có thể bao gồm các điều kiện buộc bên nhận li-xăng cấp li-xăng ngược lại cho bên chuyển giao li-xăng quyền độc quyền đối với các cải tiến do bên nhận có được, các điều kiện hạn chế bên nhận li-xăng khiếu kiện về hiệu lực của quyền SHTT và các điều kiện bắt bên nhận li-xăng cả gói mang tính cưỡng bức51.
Nhập khẩu song song
Điều 6 của Hiệp định khơng địi hỏi một quốc gia thành viên nào phải cho phép hoặc ngăn cấm nhập khẩu song song. Do vậy, mỗi quốc gia thành viên có thể đưa ra các quy tắc khác nhau về vấn đề này.
Li-xăng cưỡng bức
Điều 31 của Hiệp định cho phép các quốc gia thành viên có quyền cho bên thứ ba khai thác một sáng chế đã được cấp bằng độc quyền. Thậm chí, bên thứ ba được hành động ngược lại ý chí của chủ sở hữu sáng chế, trừ khi có những điều kiện nào đó cần được tơn trọng. Tuy nhiên, li-xăng cưỡng bức chỉ được thực hiện với những điều kiện nhất định và bên nhận li-xăng cưỡng bức vẫn phải trả cho chủ sở hữu sáng chế một khoản phí li-xăng nhất định.
51 Nguyên văn tiếng Anh:
1. Members agree that some licensing practices or conditions pertaining to intellectual property rights which restrain competition may have adverse effects on trade and may impede the transfer and dissemination of technology.
2. Nothing in this Agreement shall prevent Members from specifying in their legislation licensing practices or conditions that may in particular cases constitute an abuse of intellectual property rights having an adverse effect on competition in the relevant market. As provided above, a Member may adopt, consistently with the other provisions of this Agreement, appropriate measures to prevent or control such practices, which may include for example exclusive grantback conditions, conditions preventing challenges to validity and coercive package licensing, in the light of the relevant laws and regulations of that Member.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Từ nghiên cứu và phân tích trong các phần trên của Chương 2, có thể rút ra một số kết luận cho Chương 2.
Thứ nhất, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình, được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích/mẫu hữu ích. Bản chất pháp lý của sáng chế là một TSTT thụ đắc theo pháp luật, quyền SHCN đối với sáng chế là một quyền tài sản. VBBH độc quyền sáng chế đem lại cho chủ sở hữu sáng chế một quyền năng rất quan trọng là quyền loại trừ. Sáng chế có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của KHCN và KT-XH.
Thứ hai, khai thác thương mại đối với sáng chế có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu-bên chuyển giao cũng như bên nhận chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế và toàn bộ xã hội. Khai thác thương mại đối với sáng chế đã trở thành một nội dung chủ đạo trong chính sách phát triển kinh tế, pháp luật thương mại, đầu tư của mỗi quốc gia hiện nay.
Thứ ba, chủ sở hữu có quyền độc quyền khai thác và sử dụng sáng chế của mình một cách hợp pháp. Nếu khơng xin phép chủ sở hữu sáng chế thì bất kỳ hành vi khai thác và sử dụng nào khi chưa được phép sẽ bị coi là một hành vi xâm phạm sáng chế và người xâm phạm sẽ phải chịu các trách nhiệm về dân sự, hình sự và hành chính. Tuy nhiên, pháp luật quốc tế và pháp luật của hầu hết các quốc gia quy định một số giới hạn quyền của chủ sở hữu đối với việc khai thác thương mại sáng chế, ví dụ như việc sử dụng sáng chế vì mục đích cơng cộng như li-xăng cưỡng bức, sử dụng sáng chế cơ bản nhằm phát triển sáng chế phụ thuộc; việc sử dụng sáng chế với mục đích phi thương mại như NCKH, đào tạo, thử nghiệm, duy trì phương tiện vận chuyển quá cảnh; việc sử dụng sáng chế do chủ sở hữu sáng chế đã đưa ra thị trường; việc sử dụng sáng chế theo “quyền sử dụng trước”. Hơn nữa, sự bảo hộ độc quyền của sáng chế bị giới hạn theo lãnh thổ và theo thời gian.
Thứ tư, quyền SHCN nói chung và quyền SHCN đối với sáng chế nói riêng mang bản chất thương mại. Khai thác thương mại đối với sáng chế có thể được hiểu là
việc khai thác sáng chế nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, TMH sáng chế đang được bảo hộ quyền SHCN một cách tự nguyện. Do vậy, theo quan điểm luận án, các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế sẽ bao gồm việc chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại đối với sáng chế, chủ sở hữu chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế (chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế và li-xăng sáng chế) và chủ sở hữu thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng quyền SHCN đối với sáng chế.
Thứ năm, từ việc nhận diện các hình thức khai thác thương mại ở trên, khung