Quyền của chủ sở hữu sáng chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam (Trang 49 - 54)

2.2 Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

2.2.2 Quyền của chủ sở hữu sáng chế

Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế đồng thời là tác giả thì họ có các quyền nhân thân (với tư cách là tác giả sáng chế) và các quyền tài sản (với tư cách là chủ sở

37Ngô Huy Cương (2009), “Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ Luật Dân sự 2005 và định hướng cải cách”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, tài liệu đã dẫn, trang 26-27.

hữu sáng chế). Quyền nhân thân của tác giả sáng chế được quy định theo pháp luật là quyền ghi danh. Đây là những quyền bất khả xâm phạm, chỉ thuộc về riêng cá nhân tác giả sáng chế và không thể chuyển giao cho bất kỳ người nào khác dưới bất kỳ hình thức nào khác thậm chí ngay cả trong trường hợp tác giả sáng chế đó chết. Nếu chủ sở hữu sáng chế khơng đồng thời là tác giả sáng chế thì họ chỉ có các quyền tài sản đối với sáng chế.

Các quyền tài sản căn bản của chủ sở hữu sáng chế được quy định theo pháp luật bao gồm: quyền độc quyền sử dụng và ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế; quyền cho phép người khác sử dụng sáng chế; quyền định đoạt đối với sáng chế bao gồm quyền chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế; quyền để lại thừa kế, trao tặng, từ bỏ sáng chế, dịch chuyển quyền SHCN đối với sáng chế theo sự sáp nhập, hợp nhất, chia, tách pháp nhân; quyền góp vốn, thế chấp bằng quyền SHCN đối với sáng chế; quyền tạm thời đối với sáng chế. Phần dưới đây sẽ đề cập một cách khái quát các quyền tài sản này của chủ sở hữu sáng chế.

Thứ nhất, chủ sở hữu có quyền sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế. Theo nội dung này, chủ sở hữu có tồn quyền trực tiếp áp dụng sáng chế vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc đưa sáng chế vào khai thác, sản xuất này có thể bao gồm nhiều hành vi khác nhau ví dụ như sản xuất ra sản phẩm chứa sáng chế được bảo hộ hoặc sản xuất theo quy trình được bảo hộ, áp dụng quy trình chứa sáng chế được bảo hộ vào sản xuất; sản xuất sản phẩm áp dụng quy trình chứa sáng chế được bảo hộ; lưu thơng, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm và nhập khẩu các sản phẩm được bảo hộ theo sáng chế.

Ngồi quyền tự mình sử dụng, chủ sở hữu sáng chế đồng thời cũng có quyền ngăn cấm bất kỳ ai sử dụng sáng chế đó mà khơng có sự đồng ý của mình. Nói cách khác, một khi sáng chế đã được cấp VBBH độc quyền, bất kỳ ai muốn khai thác và sử dụng sáng chế (dù người khai thác và sử dụng sau là người tạo ra sáng chế một cách độc lập, không hề sao chép) vẫn phải xin phép chủ sở hữu sáng chế.

Chủ sở hữu có quyền độc quyền khai thác và sử dụng sáng chế của mình một cách hợp pháp. Nếu không xin phép chủ sở hữu sáng chế thì bất kỳ hành vi khai thác và sử dụng nào khi chưa được phép sẽ bị coi là một hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế và bên vi phạm sẽ có thể bị áp dụng những biện pháp xử lý hành chính, dân sự, hình sự.

Thứ hai, chủ sở hữu sáng chế khơng những có quyền độc quyền sử dụng mà cịn có quyền cho phép người khác sử dụng sáng chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh để khai thác thu lợi nhuận trong thời hạn bảo hộ sáng chế. Xuất phát từ quyền năng của chủ sở hữu cho phép người khác sử dụng sáng chế, chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của mình cho người khác để thu một khoản tiền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Hoạt động “cho phép” hoặc ủy quyền cho người khác khai thác thương mại đối với sáng chế này của chủ sở hữu thường được gọi là li-xăng sáng chế. Khởi nguồn, li-xăng là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng latinh (Licentia) có nghĩa là sự cho phép, sự ủy quyền và hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngôn ngữ thông dụng trên thế giới như tiếng Anh, tiếp Pháp, tiếng Đức39. Văn bản pháp quy hiện hành của Việt Nam về SHCN cũng thừa nhận khái niệm li-xăng vì hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cũng được gọi là hợp đồng li-xăng SHCN theo Điều 47, khoản 2 của Thơng tư số 01/2007/TT–BKHCN40.

Theo nội dung này thì chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác (một hoặc nhiều người cùng một lúc) khai thác, sử dụng theo thỏa thuận bằng văn bản trong thời hạn bảo hộ của sáng chế. Chủ sở hữu có thể thực hiện việc chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng (chuyển giao độc quyền) hoặc chuyển giao một phần quyền sử dụng (chuyển giao khơng độc quyền) sáng chế đó cho người khác thông qua các hợp đồng cụ thể theo quy định tại Mục 2, Chương X, Luật SHTT hiện hành. Thông qua các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, chủ sở hữu sáng chế có thể

39 Theo Nguyễn Bá Diến, «Bản chất và các loại hình hợp đồng li-xăng », Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 7/1999.

40 Thông tư số 01/2007/TT–BKHCN của Bộ KHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN.

cho phép hoặc không cho phép bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế được ký kết hợp đồng chuyển giao thứ cấp cho người thứ ba.

Thứ ba, chủ sở hữu sáng chế có quyền định đoạt đối với sáng chế. Theo nội dung này, định đoạt quyền SHCN đối với sáng chế được hiểu là việc dịch chuyển quyền SHCN từ một (hoặc nhiều) chủ thể này sang một (hoặc nhiều) chủ thể khác hoặc làm mất đi quyền SHCN đối với sáng chế đang được bảo hộ của chủ sở hữu sáng chế, ví dụ như việc chuyển nhượng quyền sở hữu (bán đứt) sáng chế; để lại thừa kế, trao tặng, từ bỏ quyền SHCN đối với sáng chế, dịch chuyển quyền SHCN đối với sáng chế theo sự sáp nhập, hợp nhất, chia, tách pháp nhân.

Chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế là việc chủ sở hữu sáng chế chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu đối với sáng chế đang trong thời hạn bảo hộ cho chủ thể khác. Đây là hình thức bán đứt sáng chế để lấy một khoản tiền nhất định một lần. Sau khi bán đứt sáng chế, chủ sở hữu khơng cịn quyền sở hữu đối với sáng chế. Quyền sở hữu sáng chế sẽ thuộc về người được chuyển nhượng sáng chế một cách hợp pháp thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế.

Chủ sở hữu sáng chế là cá nhân có thể để lại thừa kế cho chủ thể khác (theo di chúc hoặc theo pháp luật) sau khi chết.

Chủ sở hữu cũng có quyền trao tặng hoặc từ bỏ quyền SHCN đối với sáng chế của mình nếu khơng cịn nhu cầu sở hữu nữa. Tuy nhiên, chủ sở hữu sáng chế không được từ bỏ quyền sở hữu đối với sáng chế của mình đang trong thời hạn hiệu lực và đang là đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế mà bên nhận chuyển giao không đồng ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Hơn nữa, trong trường hợp quyền SHCN đối với sáng chế là sản nghiệp của pháp nhân thì chủ sở hữu sáng chế có tồn quyền dịch chuyển quyền SHCN đối với sáng chế trong hoạt động cải tổ pháp nhân.

Thứ tư, chủ sở hữu sáng chế có quyền thế chấp, sử dụng quyền SHCN đối với sáng chế để góp vốn kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. Với tư cách là một loại tài

sản đặc biệt, đôi khi mang ý nghĩa quyết định đến việc thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, quyền SHCN đối với sáng chế có thể được sử dụng để góp vốn liên doanh, thành lập doanh nghiệp giống như các loại tài sản khác. Hơn nữa, sáng chế là một loại tài sản có giá trị, có thể được định giá và quy đổi giá trị sử dụng ra bằng tiền nên chủ sở hữu sáng chế có thể thế chấp loại tài sản quan trọng này để lấy tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ năm, người nộp đơn đăng ký sáng chế có quyền tạm thời đối với sáng chế. Quyền này được phát sinh từ ngày đơn đăng ký sáng chế được nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được công bố công khai đến ngày sáng chế được cấp VBBH độc quyền. Quyền tạm thời này chính là quyền được nhận thù lao của chủ sở hữu sáng chế. Hơn nữa, đây cũng là công cụ pháp lý để người nộp đơn cảnh báo người khác, đe dọa, uy hiếp đối thủ cạnh tranh không cho các đối thủ cạnh tranh hoặc người nào khác sử dụng sáng chế. Pháp luật về SHTT đưa ra quy định về quyền tạm thời nhằm bảo vệ triệt để quyền của chủ sở hữu sáng chế vì sáng chế là kết quả của hoạt động sáng tạo chứ không nảy sinh một cách hiển nhiên hoặc khơng dễ dàng có được nhưng lại rất dễ bị người khác xâm phạm, bị người khác sử dụng mà không phải trả thù lao trong quá trình xác lập quyền do nội dung sáng chế cần được mô tả cụ thể, rõ ràng và phải được đăng trên Công báo SHCN. Tuy nhiên, quyền tạm thời chỉ được phát sinh theo các điều kiện như sau:

- sáng chế được một người khác (không phải là người nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc khơng phải là người có quyền sử dụng trước sáng chế) sử dụng nhằm khai thác giá trị thương mại trong thời gian đơn đăng ký sáng chế đã được nộp nhưng chưa được cấp VBBH độc quyền;

- người nộp đơn đã có thơng báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký và đơn đã được công bố trên Công báo SHCN;

- người sử dụng sáng chế vẫn tiếp tục sử dụng khi đã nhận được thơng báo bằng văn bản nói trên của người nộp đơn;

- người nộp đơn được cấp VBBH độc quyền sáng chế.

Khi sáng chế đã được cấp VBBH, chủ sở hữu có quyền yêu cầu người sử dụng bất hợp pháp phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao sáng chế trong phạm vi và thời gian sử dụng tương ứng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)