đối với sáng chế tại Việt Nam
Liên quan đến thế chấp quyền SHCN đối với sáng chế, mặc dù chúng ta đã có các quy định pháp lý về GDBĐ ngày càng hoàn thiện nhưng cách tiếp cận vấn đề lại khác với hệ thống của các quốc gia phát triển. Cụ thể, ngân hàng của Hoa Kỳ không ngại ngần cho vay nhưng ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại lại khơng vì sợ rủi ro. Thực tiễn cho thấy các ngân hàng Việt Nam đều đòi phải thế chấp tài sản có giá trị, chủ yếu là nhà, đất mới cho vay. Do vậy, việc đi vay vốn ngân hàng tại Việt Nam bằng hình thức thế chấp quyền SHCN đối với sáng chế gần như khơng xảy ra vì khơng có quy định cụ thể.
Mới chỉ có một vụ việc thế chấp quyền tác giả để vay vốn được ghi nhận mà chưa có vụ việc thế chấp bằng quyền SHCN đối với sáng chế nào. Cụ thể, năm 2009, Công ty Latsata MultiMedia, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, đã thế chấp quyền
tác giả đối với bộ phim dài 46 tập là Siêu thị tình yêu để vay vốn từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Các bên đã ký với nhau một thỏa thuận thế chấp ngày 30 tháng 07 năm 2009 (nội dung thỏa thuận không được tiết lộ) và đăng ký tại Cục Đăng ký GDBĐ Quốc gia, Văn phịng tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 13 tháng 11 năm 2011128. Có thể thấy đây là một vấn đề Việt Nam đang mắc phải cần được giải quyết bằng các chính sách, pháp luật cụ thể.
Liên quan đến góp vốn bằng quyền SHCN đối với sáng chế, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay chưa quy định cụ thể về cơ chế tài chính đối với việc tham gia góp vốn liên doanh bằng quyền SHCN nói chung và quyền SHCN đối với sáng chế nói riêng. Đã có doanh nghiệp sử dụng giá trị quyền SHCN đối với nhãn hiệu do bản thân doanh nghiệp tự tạo ra và được hình thành từ giá trị nội tại của doanh nghiệp tích lũy nhiều năm đem lại như: hình ảnh, uy tín, quảng bá, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, v.v. tạo nên để góp vốn kinh doanh, ví dụ như Tập đồn Sơng Đà đã sử dụng nhãn hiệu Sông Đà làm vốn góp để thành lập ba cơng ty con của mình138, nhưng chưa thấy có cơng bố chính thức doanh nghiệp nào sử dụng giá trị quyền SHCN đối với sáng chế để tham gia góp vốn.
Liên quan đến việc định giá sáng chế, có một số vụ việc định giá để chuyển nhượng quyền SHCN, góp vốn bằng quyền SHCN đối với một số tài sản trí tuệ đã được biết đến, ví dụ như nhãn hiệu “P/S”, chiếm 70% thị phần trong nước đã được Tập đoàn Unilever định giá 5 triệu đô la Mỹ, mua lại năm 1995; nhãn hiệu “Dạ Lan”, chiếm 30% thị phần trong nước đã được Tập đồn Colgate-Palmolive định giá 3,2 triệu đơ la Mỹ, mua lại năm 1995156; chuỗi nhà hàng đã được nhượng quyền thương mại bao gồm nhãn hiệu “Phở 24” và các tài sản khác đã được một cơng ty của Phi-líp-pin mua lại với tổng trị giá khoảng 20 triệu đơ la Mỹ vào tháng 4/2012157, v.v. nhưng chưa có
128 Xem thêm Báo cáo Tài chính, Cục Đăng ký GDBĐ Quốc gia, Văn phịng tại thành phố Hồ Chí Minh, 2012.
138 Xem chi tiết Đồn Thu Hồng (2012), Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
156 Xem chi tiết Phi Tuan, Branding Cries for Legal Gauge, SAIGON TIMES (Nov. 24, 2010),
http://english.thesaigontimes.vn/Home/business/other/13905/
157 Xem thêm Thành Trung, Vì sao Highlands Coffee thâu tóm Phở 24?, VIET. ECON. FORUM (18/4/2012),
một thống kê chính thức nào về các vụ việc định giá sáng chế. Do chúng ta còn thiếu các văn bản pháp luật quy định cụ thể về định giá TSTT, phương pháp định giá TSTT nên để định giá các tài sản này các doanh nghiệp thường phải th cơng ty kiểm tốn hoặc tổ chức dịch vụ đại diện SHCN tại Việt Nam thực hiện. Vấn đề định giá sáng chế không phải là bằng tổng chi phí làm ra sáng chế mà là giá trị sử dụng sáng chế, khả năng đưa vào sử dụng, TMH như thế nào. Tóm lại, vì pháp luật nước ta cho đến nay chưa có quy định cụ thể về định giá quyền SHCN nên đã làm hạn chế các giao dịch thương mại quyền SHCN158.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Từ nghiên cứu và phân tích trong các phần trên của Chương 3, có thể rút ra một số kết luận cho Chương 3.
Thứ nhất, các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam về hình thức chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại sáng chế phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã tham gia, ký kết đã được nội luật hóa. Quyền độc quyền sử dụng và ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế là cơ sở quan trọng để chủ sở hữu thực hiện việc khai thác cũng như cho phép người khác khai thác thương mại đối với sáng chế nhưng không xâm phạm quyền, lợi ích của chủ thể khác. Tuy nhiên, các quyền độc quyền này vẫn còn được ghi nhận chung chung mà chưa được cụ thể hóa bằng các văn bản dưới luật.
Thứ hai, Luật SHTT, Luật CGCN, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại và các văn bản pháp quy quy định chi tiết một số điều của các luật trên đã được ban hành nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế thông qua hoạt động thu hút đầu tư, CGCN từ nước ngoài cũng như qua hoạt động liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp với trường đại học, tổ chức nghiên cứu, v.v. Các chính sách và quy định pháp lý tích cực nói trên là khá phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế có liên quan đồng thời đã có tác động nhất định trong việc thúc đẩy khai thác và TMH sáng chế ở nước ta.
Tuy nhiên, các quy định pháp lý hiện hành về việc khai thác thương mại sáng chế dưới hình thức chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế còn nhiều bất cập, ví dụ như: yêu cầu phải đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế với cơ quan có thẩm quyền thì hợp đồng mới có hiệu lực đã làm cho các bên tham gia hợp đồng mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc đồng thời có thể làm cho bên chuyển giao có nguy cơ bị mất cơng nghệ; khái niệm chuyển giao quyền sử dụng sáng chế lại tách rời khái niệm CGCN; thiếu quy định về một số loại hình li-xăng sáng chế như li-xăng đầy đủ, li-xăng một phần, li-xăng chéo, li-xăng mở; sự phân biệt hai loại hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế và hợp đồng li-xăng sáng chế chưa đậm nét; sự
khác biệt về hình thức, pháp luật áp dụng, chế độ ưu đãi giữa hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và hợp đồng CGCN.
Thứ ba, nhu cầu thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng quyền SHCN đối với sáng chế ngày càng trở nên cấp thiết đối với Việt Nam nhất là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức như hiện nay. Mặc dù pháp luật về SHTT, CGCN, doanh nghiệp, đầu tư và GDBĐ đã có các quy định nhằm khuyến khích chủ sở hữu sáng chế/cơng nghệ thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng chính TSTT của mình. Tuy nhiên, các quy định pháp lý cụ thể về thủ tục thế chấp, góp vốn bằng quyền SHCN đối với sáng chế cũng như các cơ chế, phương pháp định giá tài sản này hiện vẫn chưa được ban hành. Hiện vẫn chưa có quy định cụ thể đảm bảo quyền lợi cho bên nhận thế chấp bằng quyền SHCN đối với sáng chế. Pháp luật Việt Nam chưa phân biệt được rõ hai trường hợp góp vốn bằng quyền sở hữu và bằng quyền sử dụng sáng chế. Do chưa có các quy định cụ thể hướng dẫn về việc định giá sáng chế nên các bên khó có thể xác định mức độ giá trị quyền SHCN đối với sáng chế.
Thứ tư, số lượng rất ít VBBH độc quyền sáng chế được cấp của người Việt Nam so với người nước ngoài đã phần nào cho thấy chất lượng NCKH cũng như khả năng khai thác sáng chế yếu kém của ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này: có thể do thị trường cơng nghệ ở Việt Nam mới ở giai đoạn bắt đầu phát triển nên nhu cầu sử dụng kết quả nghiên cứu chưa cao; có thể do việc đăng ký bảo hộ sáng chế chưa thể mang lại ngay các lợi ích nhất định cho các nhà nghiên cứu; có thể do các nhà quản lý khoa học, các nhà sáng chế chưa có hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ159cũng như luôn phải loay hoay với thủ tục đăng ký sáng chế vì khơng biết làm như thế nào. Chúng ta hiện còn thiếu một cơ chế để hỗ trợ việc đăng ký, còn thiếu các đơn vị phụ trách việc đăng ký sáng chế tại các tổ chức KHCN và thiếu những luật sư có kinh nghiệm trong việc đăng ký sáng chế. Trên thực tế, các nhà khoa học thì chưa chắc có khả năng tài chính để tự đăng ký, mà dù có khả năng tài
159 Theo TS. Nguyễn Thị Quế Anh, “Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam”, Tạp
chính nhưng khơng có các đại diện SHCN giúp thì cũng khó làm được 160. Ngồi ra, một trong những lý do quan trọng khác dẫn đến việc số lượng đơn đăng ký và bằng sáng chế ở Việt Nam quá ít thời gian qua là do người Việt Nam trọng danh hơn trọng lợi, thích được người khác ăn cắp, copy để được nổi tiếng161.
Tình trạng yếu kém trong việc khai thác thương mại sáng chế thơng qua hình thức chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do các quy định pháp lý hiện hành có liên quan chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tiễn và chưa tạo động lực cho các chủ thể tham gia khai thác sáng chế được tạo ra. Hơn nữa, nguyên nhân của tình trạng yếu kém này cũng bắt nguồn từ các quy định pháp lý về quản lý và khai thác sáng chế có sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước còn tồn tại nhiều vấn đề: quy định về quyền sở hữu sáng chế chưa rõ ràng, quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý còn mờ nhạt, cơ chế phân chia lợi ích giữa các chủ thể chưa phù hợp, v.v.
Thực trạng khai thác thương mại rất yếu kém đối với sáng chế dưới hình thức thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng quyền SHCN đối với sáng chế tại Việt Nam cũng do nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng trên là vì sáng chế trên thực tế vẫn chưa được coi là hàng hóa, quyền SHCN đối với sáng chế vẫn chưa được tiếp cận ở trạng thái “động” với tư cách là một quan hệ hàng hóa-tiền tệ tại Việt Nam.
160 Theo TS. Nguyễn Văn Tuấn, Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và ĐH New South Wales. Xem chi tiết Lê Văn Út và Thái Lâm Toàn, Hơn 9.000 giáo sư sao khơng có bằng sáng chế? Thứ sáu, ngày 06 tháng 7 năm 2012 đăng trên trang web: http://eicvn.eu/doi-song/doi-song/khoa-hoc/5056-hn-9000-giao-s-sao-khong-co-bng-sang-ch
161 Theo ý kiến của TS. Đồng Ngọc Ba, báo cáo tại Hội thảo “Pháp luật về SHCN trong tiến trình 20 năm hội nhập quốc
CHƢƠNG 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC KHAI THÁC THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI
VIỆT NAM
Dựa vào các phân tích và kết luận ở Chương 3, Chương 4 sẽ nêu ra phương hướng đồng thời kiến nghị một số giải pháp tổng thể và cụ thể thông qua việc đúc rút các kinh nghiệm quốc tế có liên quan nhằm hồn thiện pháp luật về các hình thức khai