Quy định hiện hành về khai thác thương mại dưới hình thức thế chấp, góp vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam (Trang 111 - 125)

để kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Trong suốt gần một thập kỷ qua, từ khi có luật SHTT năm 2006 đến nay, pháp luật về SHTT, CGCN, doanh nghiệp và đầu tư vẫn tiếp tục được hoàn thiện và phát triển. Pháp luật về GDBĐ của Việt Nam cũng tương đối hoàn thiện và đang trên đà phát triển nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của WTO. Cụ thể, ngay khi gia nhập WTO, các quy định pháp lý về GDBĐ đã dần được hoàn thiện và cụ thể hóa, ví dụ như sự ra đời của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về GDBĐ, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký GDBĐ, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP 116 và một số văn bản pháp lý có liên quan. Mặc dù pháp luật về SHTT, CGCN, doanh nghiệp và đầu tư đã có quy định khuyến khích chủ sở hữu sáng chế/cơng nghệ thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng chính TSTT của

113 Theo Nguyễn Gia Lượng trong báo cáo Định giá sáng chế trong hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ, Bộ Khoa học và Cơng nghệ, 2008. Ví dụ, trong tổng số 276 hợp đồng CGCN được đăng ký tại Bộ KHCN (2003-2008) chỉ có 5 sáng chế là cơng nghệ được chuyển giao (chiếm tỷ lệ 1,81%). 114 Theo số liệu thống kê của Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ, Bộ KHCN, 2015.

116 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 12 năm 2006 về GDBĐ, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 07 năm 2010 về đăng ký GDBĐ, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về GDBĐ.

mình. Tuy nhiên, các quy định pháp lý cụ thể tại các văn bản pháp quy về SHTT, CGCN, doanh nghiệp, đầu tư và GDBĐ nhằm khuyến khích việc thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng quyền SHCN của các chủ sở hữu sáng chế vẫn còn bỏ ngỏ.

Về phương diện pháp lý, các quy định pháp luật về thế chấp, góp vốn bao gồm những nội dung chính như sau: loại tài sản thế chấp, góp vốn; thủ tục thế chấp, góp vốn và cơ chế, phương pháp định giá tài sản thế chấp, góp vốn. Hiện đã có các quy định pháp lý cụ thể về loại tài sản có thể được sử dụng để thế chấp, góp vốn. trong đó bao gồm cả sáng chế. Tuy nhiên, cịn thiếu các quy định cụ thể về thủ tục thế chấp, góp vốn bằng quyền SHCN đối với sáng chế cũng như cơ chế, phương pháp định giá sáng chế nên các bên đối tác trong kinh doanh khó có thể xác định mức độ giá trị bằng tiền quy đổi từ quyền SHCN đối với sáng chế. Hơn nữa, còn thiếu các quy định pháp lý cụ thể nhằm khuyến khích các ngân hàng tài trợ cho các chủ sở hữu sáng chế có vốn để kinh doanh.

Nhu cầu thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng quyền SHCN đối với sáng chế ngày càng trở nên cấp thiết đối với Việt Nam nhất là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức như hiện nay. Vấn đề càng trở nên bức xúc khi các nhà nghiên cứu hoặc các sinh viên kỹ thuật mới ra trường trong tay chỉ có sáng chế nhưng khơng thể có vốn kinh doanh từ các người thân trong gia đình, bạn bè mà muốn phát triển kinh doanh hoặc góp vốn vào doanh nghiệp bằng chính giá trị TSTT là sáng chế của mình thì ai sẽ là người hỗ trợ họ? Đây có thể được coi là một kênh, một hình thức quan trọng để chủ sở hữu sáng chế có thể phần nào tự mình thực hiện việc khai thác thương mại đối với sáng chế. Do vậy, việc nghiên cứu các quy định pháp lý có liên quan của một số quốc gia để hoàn thiện và cụ thể hóa các quy định pháp lý về hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế này là rất cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Các quy định pháp lý về tài sản để thế chấp, góp vốn là quyền sở hữu cơng

nghiệp đối với sáng chế

Trên thực tế, tại các quốc gia phát triển, chủ sở hữu sáng chế có thể sử dụng một số biện pháp để có được vốn kinh doanh. Cụ thể, tại Hoa Kỳ, những sinh viên, nhà

nghiên cứu có các sáng chế hoặc có các hợp đồng chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế và các hợp đồng dịch vụ họ có thể thực hiện được nhờ các công nghệ, sáng chế được chuyển giao này muốn phát triển kinh doanh thường sử dụng hai kênh sau để có được vốn kinh doanh:

- Hình thức thứ nhất là những sinh viên, nhà nghiên cứu này có thể đi kêu gọi những người quan tâm đến sáng chế mà họ đang sở hữu đầu tư tài chính vào đó để sản xuất, phân phối và bán sản phẩm nhằm kinh doanh sinh lời. Tuy nhiên, theo kênh gọi vốn này, những nhà đầu tư tài chính sẽ được nắm cổ phần trong cơng ty do các sinh viên, nhà nghiên cứu là chủ sở hữu sáng chế này lập ra để kinh doanh. Có một điểm bất lợi là nếu nhà đầu tư tài chính chiếm trên 51% vốn đầu tư của chủ sở hữu cơng ty thì sẽ có khả năng khống chế cơng ty.

- Do hạn chế về vốn góp của chủ sở hữu sáng chế nên họ cần một kênh khác để có thể phát triển hoạt động kinh doanh, sáng tạo của riêng mình mà khơng bị can thiệp bởi nhà đầu tư, người tài trợ vốn. Đó là việc xin tài trợ vốn, cấp tín dụng từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác bằng các GDBĐ thơng qua việc thế chấp bằng quyền SHCN đối với sáng chế. Đây là hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế mà các sinh viên, các doanh nghiệp trẻ mới khởi nghiệp như Mark Zurkerberg của Face Book đã làm nhằm phát triển hoạt động sáng tạo, kinh doanh của mình.

Tài sản thế chấp là quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Giao dịch có bảo đảm là bất kỳ giao dịch nào mà trong đó người thụ trái trao cho trái chủ một quyền lợi bảo đảm đối với động sản hoặc bất động sản. Về bản chất, GDBĐ nhằm bảo đảm quyền lợi cho chủ nợ bằng cách cho phép chủ nợ sử dụng động sản như vật thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của con nợ hoặc là phương tiện để có được việc thực hiện nghĩa vụ của con nợ. Theo pháp luật Hoa Kỳ, nhiều GDBĐ không phải chuyển giao quyền chiếm hữu117.

Việt Nam đã học tập các quốc gia khác và có các quy định về GDBĐ bằng biện pháp dân sự. Theo khoản 1, Điều 323, Bộ Luật dân sự năm 2005, GDBĐ là giao dịch dân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm được quy định tại khoản 1, Điều 318 của Bộ Luật này. Cụ thể, khoản 1, Điều 318, Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp.

Pháp luật của Việt Nam đã sớm có quy định về việc thế chấp tài sản. Theo Điều 342, Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì “thế chấp tài sản” là việc bên thế chấp dùng tài sản do mình sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và khơng chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Tài sản thế chấp có thể là tài sản được hình thành trong tương lai. Cũng tại Bộ Luật Dân sự năm 2005, Điều 163 quy định: “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” trong khi đó “quyền tài sản” theo Điều 181 được quy định là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền SHTT.

Thống nhất với cách tiếp cận trên, khoản 1, Điều 322, Bộ Luật Dân sự năm 2005 cũng quy định quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm, phát sinh từ quyền SHCN trong đó có sáng chế là quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ví dụ như bằng biện pháp thế chấp. Điều 32, Nghị định 103/2006/NĐ-CP, quy định rằng các TSTT có thể đưa vào hạch tốn trong tổng tài sản của doanh nghiệp và do đó có thể đưa vào GDBĐ.

Một số văn bản pháp quy về GDBĐ như Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về GDBĐ, Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký GDBĐ, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, Thông tư 05/2011/TT-BTP118 của Bộ

118 Thông tư 05/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 16/02/2011 Hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về GDBĐ, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia GDBĐ thuộc Bộ Tư pháp.

Tư pháp đã cụ thể hóa các quy định có liên quan trong Bộ Luật Dân sự, đưa ra các quy định về tài sản bảo đảm và việc thế chấp tài sản bảo đảm này.

Khoản 2, Điều 1, Nghị định 11/2012/NĐ-CP có quy định “Tài sản bảo đảm là

tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao

dịch.” Cụ thể hơn, khoản 6, Điều 3, Thông tư 05/2011/TT-BTP quy định các tài sản thuộc trường hợp đăng ký GDBĐ bao gồm “Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả,

quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; quyền đòi nợ, các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác (trừ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở)”.

Với các nội dung quy định ở trên, có thể thấy rằng tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả các đối tượng quyền SHCN. Do vậy, sáng chế là một loại tài sản bảo đảm và được phép sử dụng để GDBĐ thơng qua hình thức thế chấp tài sản là quyền SHCN đối với sáng chế.

Tài sản góp vốn là quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Trong các kênh huy động vốn của doanh nghiệp, góp vốn là kênh cơ bản tạo ra tài sản cho doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, góp vốn là việc nhà đầu tư đưa tài sản vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của doanh nghiệp. Quyền SHTT bao gồm sáng chế cũng là một loại tài sản. Do vậy, quyền SHCN đối với sáng chế hồn tồn có thể sử dụng để chủ sở hữu sáng chế góp vốn vào việc kinh doanh, ví dụ như góp vốn vào việc thành lập cơng ty với tư cách thành viên công ty.

SHTT bao gồm sáng chế là một bộ phận quan trọng của tri thức trong khi góp vốn bằng tri thức đã trở thành một vấn đề trọng yếu của nền kinh tế công nghiệp và kinh tế hậu công nghiệp hay kinh tế tri thức. Có hai loại tri thức: tri thức hiện và tri thức ẩn trong đó tri thức hiện có thể sao chép được cịn tri thức ẩn khơng thể sao chép khi nằm trong đầu các cá nhân. Tri thức ẩn khó có thể mua bán do khó có thể điển chế hóa được. Sáng chế là tri thức đã được điển chế hóa một phần thơng qua bản mô tả. Tuy nhiên, chủ sở hữu sáng chế thường giữ một phần tri thức ẩn dưới dạng bí quyết, chính phần bí quyết này góp phần rất quan trọng để sáng chế có thể đạt mức

tối ưu. Vì vậy, góp vốn bằng tri thức hoặc góp vốn bằng TSTT khác với cách thức góp vốn bằng tài sản thơng thường.

Bản chất của hành vi góp vốn nói chung là sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ người góp vốn sang doanh nghiệp, nhằm nắm quyền sở hữu doanh nghiệp và thu lợi nhuận. Người góp vốn khơng nhận được bất kỳ khoản tiền nào phát sinh trực tiếp từ việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn nhưng đổi lại người góp vốn lại có quyền lợi tương ứng với giá trị tài sản góp vốn từ doanh nghiệp. Người góp vốn bằng tri thức và chủ sở hữu sáng chế phải bảo đảm rằng anh ta phải mang tri thức của mình ra phục vụ một cách mẫn cán, trung thực cho lợi ích của trái chủ là cơng ty do chính người đó cam kết lập ra. Tuy nhiên, việc góp vốn bằng tri thức là sáng chế sẽ mang lại khó khăn trên nhiều phương diện, đặc biệt là định giá được phần vốn góp để chia sẻ lợi nhuận và quyền lợi.

Hiện nay, việc các thành viên công ty sử dụng vốn góp là quyền SHTT đang là trào lưu mới tại Việt Nam. Về khía cạnh pháp lý, việc góp vốn để kinh doanh bằng quyền SHCN đối với sáng chế đã được ghi nhận và quy định trong một số văn bản pháp lý của Việt Nam, chủ yếu trong pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và pháp luật về CGCN. Hoạt động góp vốn liên doanh bằng quyền SHCN ở Việt Nam hiện nay được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật Doanh nghiệp120, Luật Đầu tư121 và Luật CGCN.

Theo khoản 1, Điều 35, Luật Doanh nghiệp năm 2014, “Tài sản góp vốn có thể

là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị

quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.” Theo khoản 18, Điều 3, Luật Đầu tư năm 2014, “Vốn đầu là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh” mà tài sản được hiểu bao gồm cả quyền SHTT theo Điều 163 và Điều 181, Bộ Luật Dân sự năm 2005. Như vậy, pháp luật hiện hành đã thừa nhận sáng chế là một loại tài sản có khả năng đưa vào góp vốn kinh doanh.

120 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014. 121 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/ 2014.

Thống nhất với nguyên tắc ở trên, theo Điều 43, Luật CGCN, tổ chức, cá nhân có quyền CGCN theo quy định tại Điều 8, Luật CGCN được quyền góp vốn bằng công

nghệ vào dự án đầu tư. Giá trị vốn góp là giá cơng nghệ được thoả thuận trong hợp đồng CGCN. Tại khoản 1, Điều 44, Luật CGCN có quy định việc miễn thuế thu nhập cho tổ chức, cá nhân góp vốn bằng Bằng sáng chế, cơng nghệ.

Việc góp vốn bằng quyền SHTT cũng được ghi nhận tại một số hiệp định Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Ví dụ, theo điểm 1, Điều 1, Chương IV, Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2000, đầu tư bao gồm nhiều hình thức, trong đó có hình thức đầu tư bằng quyền SHTT.

Các quy định pháp lý về thủ tục thế chấp, góp vốn bằng quyền sở hữu công

nghiệp đối với sáng chế

Thủ tục thế chấp tài sản là quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Quy định pháp lý hiện hành về SHTT và GDBĐ của chúng ta chưa cụ thể hóa thủ tục thế chấp tài sản là VBBH độc quyền sáng chế. Khi sáng chế được đem đi thế chấp để vay vốn ở ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, cần phải có quy định rõ ràng rằng chủ sở hữu sáng chế sẽ thế chấp bằng sáng chế để rút ra một khoản tiền vay tương ứng đồng thời quyền sở hữu tài sản được thế chấp là sáng chế sẽ được tự động dịch chuyển sang chủ thể khác là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để chủ thể này có thể đem sáng chế đi phát mại nếu chủ sở hữu sáng chế khơng thể thanh tốn nợ đến hạn.

Ngồi ra, cũng cần có quy định pháp lý để đảm bảo quyền của bên nhận thế chấp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam (Trang 111 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)