Giải pháp tổng thể

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam (Trang 135 - 139)

4.2 Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về các hình thức khai thác

4.2.1 Giải pháp tổng thể

Nhằm hoàn thiện pháp luật về các hình thức khai thác thương mại sáng chế, chúng ta cần có một bộ luật riêng rẽ, chuyên biệt về sáng chế theo cách tiếp cận “động” chú trọng đến tính thương mại của sáng chế. Luật Sáng chế của Việt Nam sẽ là một luật riêng bao gồm các quy định pháp lý về các đối tượng, điều kiện bảo hộ sáng chế và giới hạn quyền khai thác thương mại sáng chế một cách hợp lý nhằm cân bằng lợi ích của chủ sở hữu sáng chế với lợi ích cộng đồng, cân bằng giữa xu thế bảo hộ độc quyền sáng chế với xu thế tự do hóa thương mại; các quy định pháp lý cụ thể về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế nhằm thúc đẩy hoạt động khai thác thương mại đối với sáng chế, chuyển giao và đổi mới công nghệ tại Việt Nam.

Thứ nhất, Luật Sáng chế cần đề ra được các quy định hợp lý nhằm cân bằng lợi ích các bên trong việc khai thác thương mại sáng chế. Đây là các quy định pháp lý rất

quan trọng một mặt có thể khuyến khích chủ sở hữu sáng chế khai thác thương mại, thúc đẩy chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế và đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập đồng thời giúp cho chúng ta đảm bảo được lợi ích chung của người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH.

Có thể lấy vụ việc tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Nam Phi về giá thuốc phòng chống HIV. Vụ việc cho thấy quy định pháp lý về khai thác sáng chế có tác dụng quan trọng trong việc khuyến khích CGCN và ĐTNN nhưng cũng đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích người dân. Vụ việc cũng cho thấy các công ty dược phẩm tại các quốc gia phát triển không quan tâm nhiều đến các nhu cầu xã hội, sức khỏe của người dân các quốc gia đang phát triển. Do vậy, các quốc gia đang phát triển cần có chính sách hợp lý để tự cứu lấy mình.

Cụ thể, Nam Phi là một quốc gia có 3 triệu người bị nhiễm HIV muốn kêu gọi đầu tư, hợp tác với một số doanh nghiệp nước ngoài để sản xuất đồng thời sử dụng pháp luật về nhập khẩu song song để nhập khẩu dược phẩm phịng chống vi-rút HIV thơng qua các thỏa thuận hợp tác với các quốc gia có giá thành dược phẩm thấp hơn giá thuốc tại Nam Phi nhờ vào hợp đồng li-xăng sáng chế được ký giữa các quốc gia này với chủ sở hữu sáng chế.

Mặt khác, Nam Phi cũng muốn sử dụng quy định về li-xăng cưỡng bức dựa theo Điều 31 của Hiệp định TRIPS nhằm sản xuất thuốc phịng chống HIV vì lợi ích cơng cộng. Tuy nhiên, Nam Phi ngay lập tức đã nhận được những phản ứng mạnh mẽ từ phía các cơng ty dược phẩm. Khoảng 40 hãng dược phẩm trên toàn thế giới đã phản đối quyết liệt pháp luật của Nam Phi với lý do vi phạm quyền SHCN đối với sáng chế vào năm 1998 nên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ thương mại giữa Nam Phi và các quốc gia công nghiệp phát triển167. Tuy nhiên, nhờ vào công luận, đàm phán giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển tại Doha năm 2001 cũng như có sự sửa đổi Điều 31, Hiệp định TRIPS tại Hồng-Kông vào ngày 6/12/2005, các hãng dược

167 Xem chi tiết Frederick M. Abbott, « La primauté du droit et le problème des risques asymétriques dans les ADPIC », PASSERELLES, Vol. 4, No. 5, 2003, trang 1.

phẩm này đã rút dần các đơn kiện chống lại Nam Phi. Hiện nay, theo Điều 31bis (sửa đổi, bổ sung Điều 31), Hiệp định TRIPS, các quốc gia thành viên được hưởng một ngoại lệ, có thể sử dụng các sáng chế dược phẩm để sản xuất các sản phẩm dược phẩm và thuốc generic với giá rẻ hơn cho người dân các quốc gia này168.

Chính vì vậy, quy định của Luật Sáng chế Việt Nam về khai thác thương mại đối với sáng chế cần phải hợp lý, đảm bảo sự cân bằng giữa chính sách thúc đẩy cạnh tranh và giới hạn quyền khai thác thương mại sáng chế nhằm ngăn chặn sự lạm dụng quyền độc quyền của chủ sở hữu sáng chế nhưng khơng làm ảnh hưởng đến chính sách khuyến khích hoạt động sáng tạo.

Thứ hai, Luật Sáng chế của Việt Nam cần có các quy định pháp lý cụ thể về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế như: chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại đối với sáng chế; chủ sở hữu chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế; chủ sở hữu thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng quyền SHCN đối với sáng chế. Đặc biệt, Luật này cần có các quy định cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động khai thác thương mại đối với sáng chế, chuyển giao và đổi mới công nghệ tại Việt Nam theo các quy định trong Luật Xúc tiến CGCN từ trường đại học đến các lĩnh vực công nghiệp (Luật TLO) của Nhật Bản năm 1998.

Tại Nhật Bản, Luật có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển và khai thác thương mại cơng nghệ nói chung và đối với sáng chế nói riêng là Luật TLO. Thơng qua Luật TLO này, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra các quy định về một số hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế đồng thời áp dụng vào thực tiễn hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế mới, đặc biệt là các quy định về việc khuyến khích thành lập các văn phòng/bộ phận CGCN và quản lý TSTT trong trường đại học (gọi chung là các TLO).

Thơng qua Luật TLO này, Chính phủ Nhật Bản cho phép chuyển nhượng quyền SHCN đối với sáng chế của trường đại học sở hữu cho các TLO. Các văn phòng này

không chỉ chịu trách nhiệm đăng ký xác lập quyền SHCN đối với sáng chế mà còn thực hiện việc khai thác, TMH sáng chế và li-xăng sáng chế cho doanh nghiệp.

Không những thế, nhằm thúc đẩy việc khai thác TSTT từ trường đại học, khuyến khích việc CGCN từ trường đại học cho các ngành công nghiệp, Luật TLO ra đời đã cho phép các giảng viên đại học được phép làm thêm cho các cơng ty tư nhân. Ngồi ra, Luật TLO này của Nhật Bản còn tạo điều kiện cho phép các doanh nghiệp tư nhân được sở hữu các sáng chế và các TSTT khác được tạo ra từ các hoạt động NCPT do nhà nước cấp kinh phí.

Luật TLO cũng đưa ra các quy định hỗ trợ, duy trì tổ chức các hội nghị cấp cao giữa các trường đại học và doanh nghiệp tại địa phương.

Luật TLO cũng đưa ra các quy định khuyến khích thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp. Hơn nữa, nhằm triển khai Luật này, Chính phủ Nhật Bản đã nỗ lực cố gắng đưa ra các biện pháp hỗ trợ rộng lớn nhằm thiết lập các doanh nghiệp khởi nghiệp, với mục tiêu tạo ra 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên việc TMH các sáng chế từ trường đại học bắt đầu từ năm tài chính 2002, thơng qua 15 Đề xuất và Chính sách lớn để tạo ra các thị trường và công việc mới tại Nhật Bản. Cũng vào năm 2002 này, dựa vào Luật TLO, Chính phủ của Thủ tướng Koizumi đã ra một Đề cương và Chính sách về SHTT nhằm xây dựng Nhật Bản thành một quốc gia dựa trên SHTT. Có thể thấy rằng, để đạt được mục tiêu hoàn thiện pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại nhằm thúc đẩy hoạt động khai thác, TMH sáng chế, đặc biệt là các sáng chế từ trường đại học cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nâng cao năng lực công nghệ nội sinh và phát triển kinh tế, chúng ta nên học tập kinh nghiệm Nhật Bản bằng cách đưa ra trong Luật Sáng chế của Việt Nam các quy định pháp lý cụ thể về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế; khuyến khích thành lập TLO; thúc đẩy việc thành lập các danh nghiệp khởi nghiệp từ trường đại học; khuyến khích các giảng viên, nghiên cứu viên làm việc cho các công ty tư nhân; trao quyền sở hữu sáng chế tạo ra từ ngân sách nhà nước cho các TLO và doanh nghiệp tư nhân; tổ chức, duy trì hội nghị cấp cao giữa

trường đại học và doanh nghiệp cũng như đề ra các biện pháp cụ thể trong các văn bản pháp quy hướng dẫn áp dụng Luật này.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam (Trang 135 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)