Pháp luật về các nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu LV ths luật học pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất cho các mục đích quốc gia, công cộng và thực tiễn thi hà (Trang 39 - 45)

8. Khoả n1 Điều 67 Luật Đất đai 2013.

2.1.2. Pháp luật về các nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất

thu hồi đất

Giải quyết hài hịa lợi ích của các bên là yêu cầu được đặt ra khi Nhà nước thu hồi đất. Như vậy, lợi ích của Nhà nước sẽ gắn liền với lợi ích của người dân và ngược lại khi nhà nước có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện các quyền của người dân khi thu hồi đất cũng đồng nghĩa với việc người dân cũng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Nghĩa vụ của người dân khi Nhà nước thu hồi đất gồm các nhóm cơ bản sau đây.

2.1.2.1. Tuân thủ quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện di chuyển theo đúng thời gian quy định

Khoản 4 Điều 67 Luật Đất đai 2013 quy định: "Khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được cơng bố cơng khai, người có đất thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất".

Ở đây quyết định thu hồi đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013, theo đó thẩm quyền ban hành Quyết định thu hồi đất là UBND cấp tỉnh (trong các trường hợp: thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; thu hồi đất nơng nghiệp thuộc quỹ đất cơng ích của xã, phường, thị trấn) và UBND cấp huyện (quyết định thu hồi đất trong các trường hợp: thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam). Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất. Như vậy, nếu có quyết định thu hồi đất đối với cả tổ chức và cá nhân thì quyết định thu hồi thuộc UBND cấp tỉnh.

cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày".

Như vậy khi quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB đã phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, TĐC đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất TĐC (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất TĐC (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí TĐC theo phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC đã được phê duyệt cho người có đất bị thu hồi đất. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC (Điều 68 Luật Đất đai 2013). Trường hợp này người có đất bị thu hồi phải chấp hành theo quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC.

Trường hợp người có đất bị thu hồi khơng bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB thì UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện, nếu họ vẫn không chấp hành việc bàn giao đất thì bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật đất đai 2013 (điểm d, Khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013).

Trên thực tế đại đa số những người bị mất đất thường mong muốn là phần bồi thường, hỗ trợ họ nhận được thì đều phải có giá trị bằng hoặc cao hơn so với phần đất mà họ bị thu hồi. Từ đó thường nảy sinh những phức tạp do việc khơng đạt được sự đồng thuận với người dân về mức giá đền bù, hoặc khi đạt được sự đồng thuận thì lại khơng có khả năng chỉ trả gây khó khăn về sau và địi hỏi lại phải thương lượng khi mức giá thị trường tăng. Chính từ những sự bất đồng với cách giải quyết các chế độ, chính sách và xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng mà người dân trong vùng dự án dường như không quan tâm đến việc GPMB và bất hợp tác với các cán bộ, công chức của cơ quan chức năng đến làm việc. Đó là điểm mấu chốt cho một xâu chuỗi phát sinh các vấn đề rắc rối khác kéo dài mà chính quyền phải tìm cách xử lý để hồn thành cơng việc. Trong trường hợp

này, nếu chính quyền địa phương khơng quyết liệt và triệt để xử lý dứt điểm vướng mắc và đảm bảo trật tự, an ninh trong vùng, chống các hành vi gây rối thì tiến độ GPMB sẽ chỉ có thể giậm chân tại chỗ và dẫn tới rất nhiều "dự án treo", gây bất bình trong dân chúng. Do đó việc người người dân có đất bị thu hồi phải tuân thủ quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC, thực hiện di chuyển theo đúng thời gian quy định là một yêu cầu bắt buộc và có ý nghĩa quan trọng đối với công tác GPMB

Tuy nhiên trên thực tế vẫn cịn có những bất cập, chưa hợp lý, nhiều trường hợp người dân bị thu hồi đất mặc dù đã có quyết định thu hồi và phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng vẫn khơng hợp tác, không bàn giao đất theo đúng quy định. Nguyên nhân chung vẫn là những thắc mắc về chế độ chính sách về bồi thường thay đổi thường xuyên, việc xây dựng bảng giá đất, tài sản phục vụ công tác GPMB chưa phù hợp, không sát với giá thị trường cho nên các hộ dân bị ảnh hưởng không chấp nhận, phát sinh kiến nghị, khiếu nại; nhiều hộ gia đình vẫn cịn phát sinh mâu thuẫn, so sánh giữa phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC với nhau; vẫn cịn có tình trạng nhiều phương án đã được phê duyệt nhưng chưa thể thực hiện được ngay do chủ đầu tư cịn chậm bố trí kinh phí để chi trả, khi có kinh phí thì quy định về giá bồi thường lại thay đổi dẫn đến lại phải lập phương án mới. Bên cạnh đó cơng tác xây dựng khu TĐC chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất thuộc diện được bố trí TĐC nhưng lại chưa bố trí được TĐC, dẫn đến trường hợp người dân khơng có chỗ ở nên phải ngừng bàn giao mặt bằng; việc một số khu tái định, cơ sở hạ tầng không bằng hoặc thấp hơn so với đất bị thu hồi dẫn đến các hộ dân bị ảnh hưởng khơng đồng thuận. Ngồi ra bên cạnh đó ccịn ngun nhân nữa đó là do yếu tố chủ quan đó là do nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người dân nói chung và người bị thu hồi đất nói riêng vẫn chưa cao. Một số người dân còn lợi dụng những sơ hở của pháp luật để lơi kéo kích động nhân dân khiếu kiện khơng chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường, GPMB và thực hiện dự án.

2.1.2.2. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kê khai, đo đạc và kiểm đếm nhằm phục vụ cho xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Khoản 3 Điều 67 Luật Đất đai 2013 quy định: "Người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong q trình điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư".

Đối với công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì sau khi có thơng báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC.

Nội dung phải kê khai bao gồm: diện tích, loại đất (mục đích sử dụng đất), nguồn gốc, thời điểm đất được sử dụng theo mục đích hiện trạng, các giấy tờ về QSDĐ hiện có, vị trí đất (theo bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm); số lượng, loại nhà, cấp nhà, chất lượng, thời gian đã sử dụng, tính chất hợp pháp của nhà, cơng trình hiện có trên đất bị thu hồi; số lượng, loại nhà, cấp nhà, chất lượng, thời gian đã sử dụng, tính chất hợp pháp của nhà, cơng trình hiện có trên đất bị thu hồi; số lượng, loại cây, tuổi cây…; diện tích, năng suất, sản lượng, thời điểm thu hoạch đối với thủy sản; số lượng mộ phải di dời; số hộ gia đình, số nhân khẩu ăn ở thường xuyên tại nơi có đất bị thu hồi; số lao động chịu ảnh hưởng do việc thu hồi đất; nguyện vọng TĐC và chuyển đổi nghề nghiệp. Nội dung này sẽ được lưu trong hồ sơ GPMB.

Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi thu hồi đất phải phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, trong đó phải tham gia ý kiến vào phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia định bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên đất., ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Mục đích cơ bản mà vấn đề kiểm đếm và kiểm đếm bắt buộc trong bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất quy định trong Luật Đất đai 2013 cũng nhằm hướng tới vai trị, trách nhiệm của Nhà nước thơng qua Ban bồi thường, GPMB, Trung tâm phát triển quỹ đất, chính quyền địa phương nơi có đất để thực hiện việc thống kê, kiểm đếm các tài sản là QSDĐ, nhà ở, cơng trình trên đất và các tài sản khác trên đất khi Nhà nước thu hồi, nhằm đảm bảo chắc chắn rằng, những thiệt hại và tổn thất

của họ do việc thu hồi đất gây ra sẽ được Nhà nước bù đắp một cách chính xác, cơng bằng và minh bạch, cơng khai. Ở một khía cạnh khác, đây cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm của người có đất bị thu hồi phải phối hợp một cách tự giác với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB trong việc kê khai, kiểm đếm nhằm đảm bảo cho các số liệu, hồ sơ được phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, trung thực, phịng ngừa gian lận, khơng minh bạch nhằm trục lợi cá nhân xảy ra trong công tác này.

Tuy nhiên, công tác này trên thực tế cũng chưa được tuân thủ một cách nghiêm minh như: khi tiến hành thực hiện công tác kiểm đếm, đo đạc cán bộ thực hiện nhiệm vụ chưa linh hoạt, chưa nắm vững các quy định chính sách, thiếu trách nhiệm dẫn đến sai lệch hiện trạng, việc định giá trị tài sản gắn liền trên đất chưa chính xác… cũng gây bất bình đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc phạm vi thu hồi đất. Bên cạnh đó người dân do nhận thức, trình độ hiểu biết cịn hạn chế nên còn lúng túng trong khi tổ chức thực hiện kê khai, kiểm đếm, đo đạc dẫn đến tình trạng kiểm đếm bổ sung, lập phương án bồi thường mới. Ngồi ra, một số trường hợp khơng đồng ý với chủ trương thu hồi đất của Nhà nước do đó cố tình trốn tránh giai đoạn kiểm đếm, đo đạc, nhiều trường hợp cịn lẩn trốn khơng tham gia vào q trình kiểm đếm.

2.1.2.3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính trong bồi thường đất, nộp tiền mua nhà ở hoặc tiền sử dụng đất trong trường hợp tái định cư

Theo khoản 4 Điều 93 Luật Đất đai năm 2013 quy định: "Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hồn trả ngân sách nhà nước". Quy định này cũng nhằm cho người dân thực hiện nghĩa vụ cơng dân của mình đối với đất nước với tư cách là chủ sử dụng đất, hồn trả nghĩa vụ tài chính vào ngân sách chung.

Ngồi ra, tại khoản 1, 2 điều 30 nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định: "Việc trừ khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai vào số tiền được bồi thường quy định tại Khoản 4 Điều 93 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước nhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chưa nộp;

được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đến thời điểm có quyết định thu hồi đất lớn hơn số tiền được bồi thường, hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó; nếu hộ gia đình, cá nhân được bố trí TĐC thì sau khi trừ số tiền bồi thường, hỗ trợ vào số tiền để được giao đất ở, mua nhà ở tại nơi TĐC mà số tiền còn lại nhỏ hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó;

c) Tiền được bồi thường để trừ vào số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính gồm tiền được bồi thường về đất, tiền được bồi thường chi phí đầu tư vào đất cịn lại (nếu có). Khơng trừ các khoản tiền được bồi thường chi phí di chuyển, bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường do ngừng sản xuất kinh doanh và các khoản tiền được hỗ trợ vào khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai

2. Đối với trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở, nhà ở TĐC hoặc nhà ở TĐC, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh tốn bằng tiền theo quy định sau:

a) Trường hợp tiền bồi thường về đất lớn hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tại khu TĐC thì người TĐC được nhận phần chênh lệch đó;

b) Trường hợp tiền bồi thường về đất nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tái định cư thì người được bố trí tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Nghị định này".

Đây là nghĩa vụ đương nhiên người dân phải thực hiện trong pháp luật TĐC. Vì Nhà nước đã bỏ chi phí để đầu tư, xây dựng khu TĐC cho người dân thì nghĩa vụ của họ là phải nộp tiền để mua lại hoặc trả tiền sử dụng đất theo quy định.

Nghĩa vụ tài chính là bắt buộc đối với các chủ thể sử dụng đất; theo đó, chủ

Một phần của tài liệu LV ths luật học pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất cho các mục đích quốc gia, công cộng và thực tiễn thi hà (Trang 39 - 45)