Sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật đất đai hiện hành

Một phần của tài liệu LV ths luật học pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất cho các mục đích quốc gia, công cộng và thực tiễn thi hà (Trang 68 - 70)

8. Khoả n1 Điều 67 Luật Đất đai 2013.

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật đất đai hiện hành

Theo điểm i, khoản, 1 Điều 64 quy định về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm Luật đất đai thấy chưa thỏa đáng và có thể thiếu tính khả thi. Đó là các trường hợp nhà nước giao đất cho các chủ đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư mà không thực hiện trong 12 tháng liền hoặc sử dụng đất chậm so với tiến độ 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án, kể cả khi đã được gia hạn. Thực tế trong thời gian qua việc khơng ít các doanh nghiệp, nhà đầu tư sau khi được giao đất vì các lý do có thể chủ quan và kể cả khách quan mà chậm hoặc không triển khai thực hiện dự án, bỏ đất trống kéo dài, gây lãng phí đất đai, bức xúc trong nhân dân, nhất là những người dân nơi bị thu hồi đất. Chính quyền các cấp có thẩm quyền cũng đã vào cuộc, đã ra các quyết định thu hồi đất theo luật định để giao cho đơn vị khác sử dụng nhưng trên thực tế quyết định thu hồi đất cũng khơng thực hiện được, vì hai bên khơng thỏa thuận được việc bồi thường. Luật cần bổ sung chế tài xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và thẩm quyền thu hồi đất nhằm tránh tình trạng áp dụng một cách tràn lan và quá giới hạn thu hồi đất. Dẫn đến hậu quả như thời gian vừa qua là có rất

nhiều khu cơng nghiệp, các dự án đầu tư lấy đất và bồi thường với giá rất rẻ cho dân nhưng đến nay phần lớn diện tích đất của các khu cơng nghiệp chưa có người sử dụng, đất đai bỏ hoang. Mục tiêu tăng cho ngân sách không những không đạt được mà người dân bị mất đất khơng có đất canh tác, một bộ phận khơng nhỏ rơi vào cảnh đói nghèo. Đồng thời Luật cần làm rõ hơn thời điểm thu hồi đất diễn ra khi nào, tránh tình trạng cứ quy hoạch là thơng báo thu hồi rồi lại để treo lãng phí rất lớn đến nguồn tài nguyên đất

Theo quy định tại Điều 69 thì trong việc thu hồi đất cơ quan nhà nước ban hành hai văn bản quan trọng, đó là quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Cũng theo Luật Đất đai 2013 thì người dân chỉ được gửi cho quyết định về việc bồi thường mà không được giao quyết định về việc thu hồi đất. Tức là theo tinh thần của quy định mới thì bản thân việc thu hồi đất là không thay đổi được, mà người dân chỉ có khả năng có ý kiến về mức bồi thường mà thơi, người dân chỉ có khả năng đồng tình hoặc phản đối về mức bồi thường mà mất cơ hội bày tỏ ý kiến về quyết định thu hồi đất. Vì vậy, đề nghị quy định gửi cả quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân bị Nhà nước thu hồi đất.

Hiến pháp và Luật Đất đai 2013 quy định đất đai là tài sản chung của mọi công dân Việt Nam nhưng giao cho Nhà nước đại diện chủ sở hữu và quản lý thống nhất. Trong đó, Luật nêu rõ các quyền của Nhà nước về lập và yêu cầu người dân tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… Nhưng người dân chỉ có một số ít quyền theo phạm vi "hẹp" là sử dụng đất nông, lâm, ngư nghiệp theo kế hoạch mà khơng được tự ý chuyển đổi mục đích. Đặc biệt, phải trả lại đất cho cơ quan trước khi Nhà nước thay đổi quy hoạch, kế hoạch sử dụng theo ngun tắc nếu khơng có đất bồi thường thì bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Bên cạnh đó, người nơng dân dù có được hưởng sự hỗ trợ bồi thường chuyển đổi đất nhưng giá đất nông nghiệp vẫn được tính thấp hơn rất nhiều so với giá các loại đất khác trên thị trường. Bởi, theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các nghị định hiện hành, Hội đồng định giá đất do Chủ tịch tỉnh, thành phố quyết định, căn cứ trên hệ số sử dụng đất. Trong hội đồng này khơng có thành viên đại diện người nông dân phản ánh giá đất theo giá thị trường. Hội đồng định giá đơn phương đưa ra giá đất thu hồi, khơng hề có sự thỏa thuận với người dân. Từ những quy định này đã dẫn đến việc định giá đất bồi thường không bao

giờ tiệm cận với giá thị trường, tạo ra sự chênh lệch rất lớn giữa việc tính giá đất trước và sau khi thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng. Do đó, cần bổ sung đại diện nơng dân có đất bị thu hồi trong Hội đồng định giá đất và sau đó thơng báo với người dân để vận động. Cần định giá theo mục đích sử dụng đất mới phù hợp với quy hoạch và có phương án chia sẻ lợi ích với người nơng dân theo phương thức linh hoạt.

Đề nghị Chính phủ bổ sung quy định xử lý vi phạm hành chính đối với "người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước"vào Nghị định số 102/2014/NĐ-CP nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất trong trường hợp "người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử

phạt vi phạm hành chính mà khơng chấp hành". Đồng thời, Chính phủ cần ban hành

văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý đối với các trường hợp người bị thu hồi đất không thi hành quyết định thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Đồng thời, đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho người bị thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất nhằm giúp họ nhận thức vai trị, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu LV ths luật học pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất cho các mục đích quốc gia, công cộng và thực tiễn thi hà (Trang 68 - 70)