2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP An bình và chi nhánh TP Hof Chí Minh
2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng An Bình chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
- Quá trình hình thành
Chi nhánh TP.HCM là chi nhánh cấp 1 hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh ra đời theo quyết định số 1061/NHTP2002 vào ngày 7/2/2000 của Giám đốc Ngân hàng nhà nƣớc. Với lợi thế ở khu trung tâm, chi nhánh TP.HCM thu hút đƣợc những khách hàng tiềm năng đến với Ngân hàng, góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng ABBank
- Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Hoạt động huy động vốn
Bảng 2. 1 Tình hình huy động vốn của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Tiền gửi của khách
hàng
6.224.516 74,05% 6.737.576 69,63% 7.560.855 66,54%
Tổng nguồn vốn 8.405.996 100% 9.676.103 100% 11.362.583 100% Nguồn: Bảng cân đối kế tốn của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
năm 2015 – 2017
Bảng 2. 2 So sánh tăng trưởng huy động vốn
Chỉ tiêu So sánh năm 2016 - 2015 So sánh năm 2017 - 2016 Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%)
Tiền gửi của
khách hàng 513.060 8,24% 823.278 12,22% Vốn khác 757.047 34,70% 863.202 29,38%
Tổng nguồn vốn 1.270.107 15,11% 1.686.480 17,43% Nhìn chung, nguồn vốn của chi nhánh tăng, tốc độ tăng trƣởng tăng từ 15,11% năm 2016 đến 17,43% năm 2017. Qua bảng số liệu 2.1 và 2.2 có thể thấy vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2015 nguồn vốn của chi nhánh là là 8.405.996 triệu đồng; sang năm 2016 đạt 9.676.103 triệu, tăng 15,11% so với năm 2015; con số này đạt 11.362.583 triệu vào năm 2017 với tốc độ tăng 17,43% so với năm 2016. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Năm 2015 nguồn vốn huy động từ khách hàng là 6.224.516 triệu, năm 2016 chỉ tăng thêm 513.060 triệu ứng với tốc độ tăng trƣởng là 8,24%; sang năm 2017, vốn huy động từ khách hàng tăng nhanh hơn với tốc độ 12,22%, đạt 7.560.855 triệu. Mặc dù tốc độ tăng của loại vốn huy động này năm 2017 nhanh hơn năm 2016 nhƣng tỷ trọng lại có xu hƣớng giảm, cho thấy bên cạnh việc nhận tiền gửi của khách hàng, Ngân hàng đang có những nguồn huy động khác, góp phần làm giảm rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động khác nhƣ phát hành giấy tờ có giá, vốn tài trợ, ủy thác,… lại có sự tăng trƣởng vƣợt bật. Tuy nhiên trong nguồn vốn khác này cũng bao gồm các khoản nợ phải trả
nên sự tăng trƣởng này chỉ là nhất thời mà khơng ổn định. Qua đó thấy đƣợc trong những năm vừa qua, chi nhánh đã phát huy khá tốt vai trò huy động tiền gửi của mình, tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động tín dụng.
Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của mỗi Ngân hàng, nhƣng đồng thời đây cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro mà Ngân hàng cần phải kiểm soát chặt chẽ để hạn chế những tổn thất ở mức tối thiểu nhất.
Bảng 2. 3 Kết quả hoạt động cho vay của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2017 giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh năm 2016 - 2015 So sánh năm 2017 - 2016 2015 2016 2017 Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Cho vay khách hàng 4.018.990 5.173.502 6.227.324 1.154.512 28,73% 1.053.822 20,37% Dự phòng rủi ro -50.027 -76.250 -85.161 -26.222 52,42% -8.910 11,69% Tổng doanh số cho vay 3.968.963 5.097.252 6.142.163 1.128.289 28,43% 1.044.911 20,50%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2017
Kết quả hoạt động cho vay của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh đƣợc thống kê qua bản 2.3. Trong những năm qua, doanh số cho vay tăng liên tục. Năm 2015, dƣ nợ là 3.968.963 triệu; con số này đạt 5.097.252 triệu vào năm 2016, tăng 26.83%
tƣơng đƣơng tăng 1.078.261 triệu đồng so với năm 2015; sang năm 2017, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 6.142.163 triệu với tốc độ tăng trƣởng là 20,50%.
Ngân hàng chủ yếu cho vay các ngành nghề nhƣ buôn bán, xây dựng, vận tải,…Mặc dù hoạt động cho vay của Ngân hàng khơng có quy mơ lớn nhƣ của các Ngân hàng khác nhƣng phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Năm 2016, ABBank thành lập khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ để hỗ trợ, mang lại nhiều sản phẩm cho vay phong phú, đa dạng đối với nhóm khách hàng tiềm năng này.
Hiệu quả kinh doanh
Bảng 2. 4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBank
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) TỔNG THU NHẬP 583.388 100% 650.435 100% 786.725 100% Thu từ lãi 531.733 91,15% 577.213 88,74% 700.992 89,10%
Thu ngoài lãi 29.346 5,03% 43.857 6,74% 51.852 6,59%
Thu nhập khác 22.309 3,82% 29.365 4,51% 33.881 4,31%
TỔNG CHI 569.392 100,00% 612.942 100,00% 706.265 100,00%
Chi trả lãi 316.018 55,50% 344.256 56,16% 419.608 59,41%
Chi ngoài lãi 167.158 29,36% 185.580 30,28% 224.438 31,78%
Chi dự phòng 86.216 15,14% 83.106 13,56% 62.220 8,81%
LỢI NHUẬN TRƢỚC
THUẾ
13.996 37.493 80.460
Bảng 2. 5 So sánh kết quả hoạt động kinh doanh
So sánh năm 2016 - 2015 So sánh năm 2017 - 2016 TỔNG THU NHẬP 11,49% 20,95%
Thu từ lãi 8,55% 21,44%
Thu ngoài lãi 49,45% 18,23%
Thu nhập khác 31,63% 15,38%
TỔNG CHI 7,65% 15,23%
Chi trả lãi 8,94% 21,89%
Chi ngồi lãi 11,02% 20,94%
Chi dự phịng -3,61% -25,13%
LỢI NHUẬN
TRƢỚC THUẾ 167,89% 114,60%
Từ bảng 2.4 và 2.5, có thể thấy về thu nhập, thu nhập của Ngân hàng tăng khá nhanh, với thu nhập chủ yếu của Ngân hàng là thu nhập từ lãi, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập. Năm 2015, thu nhập từ lãi là 531.733 triệu tƣơng ứng với 91,15%; sang năm 2016, thu nhập này chiếm 88,74% tổng thu nhập ứng với 577.213 triệu đồng; con số này năm 2017 là 700.992 triệu tổng thu nhập, chiếm 89,10%. Điều này cho thấy nguồn thu của chi nhánh đến từ hoạt động cho vay, và việc này khá rủi ro do khi mà các khoản cho vay luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định khơng thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, thu nhập ngồi lãi và thu nhập khác tăng nhƣng tốc độ tăng năm 2017 giảm gần nhƣ một nửa so với tốc độ tăng năm 2016. Ngân hàng nên chú trọng nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ khác ngoài cho vay khi
mà kiếm lời từ các dịch vụ mới là hƣớng mà các Ngân hàng hiện đại nên hƣớng tới và cũng để dàn trải rủi ro của hoạt động. Chi phí của Ngân hàng cũng có xu hƣớng tăng nhƣng với tốc độ chậm hơn thu nhập. Các khoản chi phí chủ yếu đến từ việc trả lãi cho khách hàng. Năm 2015, chi phí trả lãi chiếm 55,5% tổng chi phí và tăng lên vào các năm 2016 và 2017, đạt 419.608 triệu tƣơng ứng với 59,41% năm 2017. Ngồi ra, chi phí ngồi lãi cũng tăng từ 29,36 % năm 2015 lên 31,78 % tổng chi phí năm 2017. Chỉ có chi phí dự phịng giảm với tốc độ khá nhanh so với năm 2016, cho thấy khả năng thu hồi các khoản vay của chi nhánh đã có sự tiến bộ, việc sử dụng chi phí dự phịng để bù đắp các khoản vay đã đƣợc hạn chế, góp phần làm tăng lợi nhuận của chi nhánh. Lợi nhuận trƣớc thuế của chi nhánh năm 2017 là 80.460 triệu đồng, tăng 114,60% so với năm 2016, nhƣng tốc độ tăng lại giảm nếu so sánh với năm 2015. Thông qua kết quả kinh doanh đạt đƣợc cho thấy HĐQT, Ban điều hành cũng nhƣ toàn bộ cán bộ, nhân viên đã nỗ lực trong năm vừa qua mang lại một kết quả ổn định và tạo nền tảng để phát triển bền vững trong tƣơng lai.