HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nâng cao dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 12 (Trang 26)

CHƢƠNG 2 :CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẺ TÍN DỤNG

2.5. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG

2.5.1. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng

- Chủ thẻ (Cardholder): Chủ thẻ là những cá nhân hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền (nếu là thẻ do cơng ty ủy quyền sử dụng), có tên đƣợc in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ

14

theo những điều khoản mà ngân hàng quy định, để chi trả thanh tốn tiền mua hàng hóa, dịch vụ. Chỉ có chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ của mình để thực hiện các giao dịch.

- Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer): Ngân hàng phát hành thẻ là ngân hàng đƣợc tổ chức thẻ quốc tế hoặc công ty thẻ trao quyền phát hành thẻ mang thƣơng hiệu của tổ chức và công ty này, đây cũng là ngân hàng cung cấp thẻ cho khách hàng.

- Ngân hàng thanh toán (Acquirer): là ngân hàng xin gia nhập tổ chức thẻ quốc tế hoặc là những ngân hàng chỉ làm chức năng trung gian thanh toán giữa chủ thẻ và ngân hàng phát hành thẻ.

- Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant): hay còn đƣợc gọi là đơn vị chấp nhận thẻ, là các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ ký hợp đồng với ngân hàng về việc chấp nhận thẻ thanh toán nhƣ một phƣơng tiện thanh toán. Các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ nhƣ: Khách sạn, nhà hàng, cửa hàng…

- Tổ chức thẻ quốc tế: là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn có mạng lƣới hoạt động rộng khắp thế giới, là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh toán thẻ trong mạng lƣới của mình. Tổ chức thẻ quốc tế cấp giấy phép thành viên cho các ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thẻ. Tổ chức thẻ quốc tế khơng có quan hệ trực tiếp với chủ thẻ hay đơn vị chấp nhận thẻ mà chủ yếu cung cấp mạng lƣới viễn thơng tồn cầu phục vụ cho quy trình thanh tốn, đƣa ra các luật lệ và quy định về thẻ thanh toán, là trung gian giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên.

2.5.2. Hoạt động thanh tốn thẻ tín dụng

Theo Lê Văn Tề & Trƣơng Thị Hồng (1999), đã chia quy trình thanh tốn thẻ tín dụng cho ngân hàng thành 9 bƣớc:

15

Hình 2.1: Quy trình thanh tốn thẻ tín dụng tại ngân hàng

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

(1): Chủ thẻ mua hàng hóa và dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ

(2): Đơn vị chấp nhận thẻ gửi hóa đơn giao dịch tới ngân hàng thanh toán (3): Ngân hàng thanh toán tạm ứng tiền để trả cho đơn vị chấp nhận thẻ (4): Ngân hàng thanh toán gửi dữ liệu tới Tổ chức thẻ quốc tế

(5), (6), (7): Tổ chức thẻ quốc tế báo Có cho ngân hàng thanh tốn, gửi tiếp dữ liệu và báo Nợ cho ngân hàng phát hành thẻ

(8): Ngân hàng phát hành thẻ gửi bản sao kê giao dịch cho chủ thẻ (9): Chủ thẻ thanh toán nợ cho ngân hàng phát hành

2.6. Vai trị và lợi ích của thẻ

Thẻ tín dụng ra đời đánh dấu một bƣớc phát triển vƣợt bậc của cơng nghệ NH hồ chung với sự phát triển về kinh tế- xã hội của thế giới, thẻ tín dụng đã phát huy vai trị tích cực của mình:

Thứ nhất: Góp phần làm giảm khối lƣợng tiền mặt trong lƣu thông. Những nƣớc phát triển việc thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phƣơng tiện thanh toán. Nhờ vậy mà khối lƣợng thanh toán cũng nhƣ áp lực tiền

16

mặt trong lƣu thông giảm đáng kể, từ đó làm giảm các chi phí vận chuyển, phát hành, kiểm kê tiền trong nền kinh tế, đồng thời giúp hạn chế đƣợc nạn tiền giả.

Thứ hai: Góp phần tăng nhanh tốc độ chu chuyển thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều đƣợc thực hiện và thanh tốn trực tuyến, vì vậy tốc độ chu chuyển thanh toán nhanh hơn nhiều so với những giao dịch sử dụng phƣơng tiện thanh tốn khác. Thay vì thực hiện giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ mọi thông tin đều đƣợc xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện.

Thứ ba: Thực hiện chính sách quản lý vĩ mơ của nhà nƣớc. Việc sử dụng thẻ đƣợc thực hiện thơng qua mạng trực tuyến dƣới sự kiểm sốt của NH đã tạo điều kiện quan trọng cho việc kiểm soát khối lƣợng tiền giao dịch thanh toán của dân cƣ và của cả nền kinh tế, do đó giảm đƣợc các hoạt động kinh tế ngầm, đồng thời qua đó có thể tính tốn đƣợc lƣợng tiền cung ứng, tăng cƣờng tính chủ đạo của nhà nƣớc trong nền kinh tế vĩ mô.

Thứ tƣ: Cải thiện môi trƣờng văn minh thƣơng mại, thu hút khách du lịch và đầu tƣ nƣớc ngồi. Thanh tốn bằng thẻ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới trong lĩnh vực tài chính NH thơng qua các tổ chức thẻ quốc tế. Từ đó tạo ra mơi trƣờng văn minh thƣơng mại thu hút nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngồi và khách du lịch. Thanh tốn thẻ an tồn, hiệu quả, chính xác, nhanh chóng cũng sẽ tạo ra niềm tin đối với dân chúng vào hoạt động của hệ thống NH. Với tấm thẻ nhỏ trong tay, KH có thể thanh tốn hàng hố dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ trên toàn thế giới bằng bất kỳ loại tiền nào mà khơng phải trả thêm một khoản phụ phí nào, cũng nhƣ với nhiều lợi ích sau:

- Không bị giới hạn bởi lƣợng tiền mang theo ngƣời, có thể giải quyết đƣợc những nhu cầu phát sinh đột xuất, kích cầu tiêu dùng cho khách hàng với ƣu điểm tiêu dùng trƣớc, trả tiền sau, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

- Đƣợc cấp một hạn mức tín dụng để chi tiêu trƣớc trả tiền sau (đây chính là tính tín dụng cúa sản phẩm).

17

- Có thể rút tiền mặt khi cần thiết tại các ngân hàng thanh toán thẻ hay tại các máy rút tiền tự động ATM ở khắp nơi trên thế giới.

- Có thể kiểm tra số, điểm ứng tiền mặt thông qua các thiết bị của NH.

- Đƣợc hƣởng một số dịch vụ khác do NHPH và triển khai áp dụng cho chủ thẻ nhƣ: Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ y tế, trợ giúp toàn cầu, …

- An toàn về tài sản, chỉ duy nhất chủ thẻ đƣợc sử dụng và biết mật mã riêng (số PIN) để sử dụng, vì vậy an tồn trong quản lý tài chính của các đơn vị chấp nhận thẻ vì thơng tin về giao dịch đƣợc lƣu lại nên khơng thất thốt đƣợc tiền mặt cũng nhƣ tránh đƣợc tiền giả, giảm thiểu sự nhầm lẫn trong thanh toán.

2.7. Hạn chế của thanh tốn bằng thẻ tín dụng

Thanh tốn bằng thẻ tín dụng đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng, lợi nhuận cho ngân hàng và hiệu quả kinh tế - xã hội song tấm huy chƣơng nào cũng có mặt trái của nó. Thanh tốn bằng thẻ tín dụng cũng có một số nhƣợc điểm sau:

- Do thẻ tín dụng có giới hạn thanh tốn nhất định nên khách hàng không thể rút tiền mặt hoặc mua sắm hàng hoá dịch vụ vƣợt q giới hạn thanh tốn của thẻ.

- Thẻ tín dụng khơng khuyến khích rút tiền mặt nên nếu rút tiền mặt tại các máy ATM khách hàng sẽ chịu một khoản phí nào đó. Sử dụng thẻ tín dụng bị giới hạn hơn sử dụng tiền mặt do thẻ tín dụng chỉ đƣợc sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ.

- NH muốn thu hút đƣợc lợi nhuận thì phải phát hành đƣợc một số lƣợng thẻ đáng kể. Trong khi đó NHPH phải bỏ nhiều chi phí để sử dụng cơng nghệ thơng tin, trang bị hệ thống ATM, thiết lập mạng lƣới đơn vị chấp nhận thẻ.

Những rủi ro trong thanh tốn bằng thẻ tín dụng: về khía cạnh rủi ro thì thẻ tín dụng có độ an tồn cao hơn nhiều dạng đầu tƣ và cho vay khác. Tính an tồn thể hiện ngay ở hình thức phát hành của nó. Hiện nay thẻ tín dụng đƣợc phát hành dƣới ba hình thức đó là: thế chấp, tín chấp, kết hợp cả hai. Đối với thẻ tín dụng thế chấp, thơng thƣờng chủ thẻ phải chứng minh tài sản đảm bảo (ví dụ nhƣ sổ tiết kiệm hoặc

18

các giấy tờ khác đƣợc ngân hàng chấp thuận). Đƣơng nhiên hình thức này thì an toàn tuyệt đối cho NH. Nhƣng nếu phát hành theo cách này sẽ gây khó khăn cho nỗ lực phát triển thị trƣờng thẻ và nó chỉ phù hợp trong giai đoạn thử nghiệm. Tín chấp đƣợc quan tâm đến nhƣ một nhân tố mở rộng thị trƣờng thẻ. NH căn cứ vào nhân thân, mức thu nhập hằng tháng để quyết định hạn mức tín dụng. Tuy nhiên trƣờng hợp này chứa nhiều rủi ro, nhất là khi chủ thẻ khơng thể thanh tốn đƣợc do ngun nhân chủ quan từ phía chủ thẻ hay nguyên nhân khách quan ảnh hƣởng đến việc trả nợ của chủ thẻ. Và trên thực tế thì các ngân hàng hiện nay đều kết hợp sử dụng cả hai biện pháp trên, đó là thẩm định KH và yêu cầu ký quỹ rồi từ đó quy định HMTD. Hoạt động của thẻ tín dụng góp phần tạo ra cho NH những đối tác lâu dài và mang tính ổn định cao vì nó là hình thức tín dụng tiêu dùng và mang tính ngắn hạn nên ít chịu biến động của chu kỳ kinh tế. Và khi hợp đồng thẻ tín dụng đƣợc ký kết sẽ gắn NH với khách hàng, trong quá trình kinh doanh thẻ số lƣợng khách hàng của NH chỉ tăng chứ khơng giảm (rất ít khi chủ thẻ chủ động chấm dứt hợp đồng sử dụng thẻ trừ khi họ bị ngân hàng rút hợp đồng). Việc tạo lập đƣợc những quan hệ tín dụng, thanh tốn lâu dài trong bối cảnh môi trƣờng kinh doanh luôn biến động và tình hình cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay là môt lợi thế lớn mạnh của kinh doanh thẻ.

Rủi ro tín dụng: NH phát hành thẻ cho khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với đơn xin giả mạo (Fraudulen Applications). Thẻ do không thẩm định kỹ các thông tin khách hàng trên hồ sơ xin phát hành thẻ. Trƣờng hợp này có dẫn đến rủi ro về tín dụng cho NHPH khi chủ thẻ sử dụng thẻ mà khơng có khả năng về tài chính, khơng có khả năng thanh toán.

Rủi ro khi sử dụng thẻ: Thẻ giả (Couterfeit Card). Thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả căn cứ từ những thơng tin có đƣợc từ các chứng từ giao dịch thẻ hoặc thẻ mất cắp thất lạc. Thẻ giả đƣợc sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo sẽ gây tổn thất cho NHPH, chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch có mã số(Pin) của NHPH.

19

Tài khoản thẻ bị lợi dụng (Account takeover): Đến kỳ phát hành lại thẻ, NHPH nhận đƣợc thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và đƣợc yêu cầu gửi thẻ mới về địa chỉ mới. Khơng kiểm tra tính xác thực của thông báo nên NHPH gửi thẻ cho ngƣời không phải là chủ thẻ theo địa chỉ đó. Tài khoản của chủ thẻ bị ngƣời khác sử dụng chỉ đƣợc phát hiện khi chủ thẻ đích thực khơng nhận đƣợc thẻ liên lạc với NHPH hoặc khi NH yêu cầu chủ thẻ thanh toán sao kê: Chủ thẻ thật không nhận đƣợc thẻ phát hành: thẻ bị đánh cắp trên đƣờng gửi từ NHPH đến chủ thẻ. Chủ thẻ không hề biết là thẻ đã đƣợc gửi cho mình trong khi đó thẻ đƣợc sử dụng, rủi ro này NH sẽ phải chịu.

2.8. Các loại phí liên quan đến thẻ tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại

Thẻ đã mang lại cho NH nhiều nguồn thu khác nhau. Đầu tiên, phải kể đến đó là những khoản phí thu đƣợc bao gồm:

- Thứ nhất: Các khoản phí mà chủ thẻ phải trả. Tuy số phí áp dụng cho mỗi thẻ là khơng lớn, trong nhiều trƣờng hợp phí thu là để bù chi, nhƣng với nhiều thẻ NH có thể tích lại đƣợc một nguồn thu.

- Thứ hai: Các khoản phí cho giao dịch rút tiền mặt, phí chậm trả đối với KH sử dụng thẻ tín dụng để ứng trƣớc tiền của NH. Thơng thƣờng loại phí này cao hơn lãi suất cho vay dài hạn của NH, nhƣ trong trƣờng hợp rút tiền mặt phí có thể lên tới trên dƣới 4% tùy thuộc vào NHPH và NH vẫn tính lãi khi khách hàng không trả tiền đúng hạn. Với thẻ tín dụng lãi chậm trả có thể vƣợt mức 2.5%.

- Thứ ba: Phí thu từ các cơ sở chấp nhận thẻ khi họ muốn NH là ngƣời thanh toán cuối cùng mà nhờ việc thanh tốn đó họ đã thu hút đƣợc nhiều hơn khách hàng, đem lại phần tăng trong doanh thu. Kế đến, lợi nhuận mà NH thu đƣợc là từ hoạt động làm đại lý hay chi nhánh thanh toán cho tổ chức phát hành thẻ. Đây có thể nói là nguồn thu lớn nhất, nhƣ là một chiết khấu thƣơng mại khi NH thanh toán lại tiền cho tổ chức phát hành. Phần lớn các NH ở Việt Nam đều làm chi nhánh thanh toán cho tổ chức thẻ quốc tế và đã thu đƣơc một khoản phí lớn cho hoạt động này.

20

Tập trung lại, NH có thể thu 6 loại phí khác nhau:

- Chiết khấu thƣơng mại: Khoản thu phát sinh trên doanh số thanh tốn của các CS.CNT. Khi các CS.CNT trình hố đơn thanh tốn thẻ tín dụng lên NH, NH sẽ tính chiết khấu một khoản trên doanh thu.

- Lệ phí thƣờng niên: Khoản phí mà chủ thẻ phải trả cho quyền sử dụng thẻ tín dụng.

- Phí rút tiền mặt: Khoản phí thu đƣợc trên mỗi giao dịch rút tiền trực tiếp tại quầy giao dịch hoặc các máy ATM. Khoản phí này dao động tầm trên dƣới 4% tùy thuộc vào quy định của ngân hàng, chủ thẻ phải chịu khoản phí này khi rút tiền mặt.

- Các khoản thu tài trợ: Tín dụng là một dạng hình thức cho vay, lãi sẽ đƣợc tính trên số dƣ tuần hoàn. Tại ngày đáo hạn nếu chủ thẻ thanh tốn ít hơn số dƣ thực tế sẽ phải chịu lãi suất theo lãi suất hiện hành của NH trên phần dƣ nợ còn thiếu. Trƣờng hợp chủ thẻ khơng thanh tốn đủ số tiền thanh tốn tối thiểu theo quy định, thì phải chịu khoản phí chậm trả trên phần số dƣ thanh tốn tối thiểu cịn lại.

- Phí đại lý thanh tốn: Với các giao dịch thẻ mà NH thanh toán hộ NHPH, Ngân hàng sẽ đƣợc hƣởng một phần chiết khấu trên doanh số thanh toán hộ.

- Các khoản thu khác bao gồm: phí tăng hạn mức tín dụng tạm thời, phí tra sốt, phí cấp lại thẻ mất cắp, phí cập nhật thẻ mất cắp.

Tất cả những khoản thu từ nghiệp vụ thẻ đem lại một tỉ suất sinh lời lên tới 20%/năm cho NH. Vì vậy, dễ hiểu tại sao thẻ tín dụng có một sức hấp dẫn lớn nhƣ vậy với những tổ chức kinh doanh thẻ. Bên cạnh lợi ích làm tăng lợi nhuận cho NH, việc kinh doanh thẻ cịn góp phần đa dạng hố các hình thức dịch vụ mà NH cung cấp, mà điều này cịn có tác động khơng nhỏ đến uy tín của NH. Rõ ràng, khi lựa chọn một NH phục vụ mình KH sẽ chọn NH nào có khả năng cung ứng nhiều hình thức dịch vụ hơn, giao dịch tiện lợi hơn. Vì vậy kinh doanh thẻ chính là một hƣớng đi đúng đắn cho các NH hiện đại để nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

21

2.9. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây

Theo nghiên cứu của Lê Hữu Nghị vào năm 2007 về những giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, tác giả đề cập đến vấn đề đang đƣợc quan tâm trong kinh doanh thẻ nhƣ các khác niệm, các nghiệp vụ, cơ sở pháp lý. Bên cạnh đó là những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh thẻ, và từ đó xác định các yếu tố rủi ro. Tác giả đề cập chi tiết hoạt động kinh doanh thẻ, những nguyên nhân gây ra rủi ro và đƣa ra một số trƣờng hợp kinh nghiệm về việc hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. Từ đó, đã đúc kết ra những giải pháp để khắc phục những rủi ro đang diễn ra trong tình hình kinh doanh

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nâng cao dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 12 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)