Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hiệu quả tín dụng ĐTPT

Một phần của tài liệu Luận văn hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 36 - 41)

Nhà nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới hiện đại đã ghi nhận sự phát triển vượt bậc của hàng loạt các quốc gia Châu Á vào nửa cuối của thế kỷ 20, với sự tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao và trở thành những nước công nghiệp mới, đứng vào hàng nhất nhì thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Cũng trong thời gian ấy, người ta càng nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn về những mơ hình phát triển kinh tế thơng qua hệ thống các chính sách và cơng cụ thực thi của các Chính phủ, trong đó các cơng cụ về tài trợ phát triển có một vai trị quan trọng.

1.3.1.Hoạt động tín dụng ĐTPT của Trung Quốc

Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) được thành lập vào tháng 3/1994 để cung cấp tài chính theo định hướng phát triển cho các dự án của Chính phủ ưu tiên quốc gia. Nó thuộc thẩm quyền trực tiếp của Chính phủ Trung ương. Hiện nay, CDB có khoảng 3.500 nhân viên, khoảng 1.000 người làm việc tại trụ sở Bắc Kinh và phần còn lại được phân tán tại 35 chi nhánh đại lục và chi nhánh tại Hồng Kơng. Mục tiêu chính là hỗ trợ các chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ Trung ương và những thay đổi cơ cấu chiến lược trong nền kinh tế, cung cấp tài chính cho các dự án quốc gia như xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành phát triển cơ bản, năng lượng…

Chỉ trong thập kỷ qua, CDB đã phát hành 1,6 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT) cho các khoản vay cho hơn 4.000 dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng, truyền thông, vận tải và các ngành công nghiệp cơ bản. Các khoản đầu tư được trải dài dọc sơng Hồng Hà và cả hai phía Nam và Bắc sơng Dương Tử và đang tập trung phát triển các tỉnh phía Tây và phía Tây Bắc Trung Quốc. Điều này có thể giúp giảm sự chênh lệch về kinh tế ngày càng gia tăng ở các tỉnh phía Tây và khơi phục các cơ sở cơng nghiệp cũ ở phía Đơng Bắc Trung Quốc.

CDB là một trong những Ngân hàng phát triển hoạt động thích ứng vượt bậc trong nền kinh tế chuyển đổi với hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. CDB về cơ bản là đã thành công trong việc tài trợ các dự án lớn mà rất nhiều dự án đó nhằm phát triển cơ sở hạ tầng (ví dụ các dự án nổi tiếng như Đập Tam Hiệp, dự án các nhà máy điện nguyên tử, dự án phát triển phóng vệ tinh, dự án đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Cao Hùng, dự án sân bay mới ở Thượng Hải, Thẩm Quyến, Bắc Kinh…). Tuy nhiên, phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm rất nhiều loại dự án: từ dự án đầu tư công cộng thuần túy khơng có thu để trả nợ cho đến các dự án có khả năng thu hồi vốn thơng qua thu phí như đường sắt cao tốc… Ngồi ra, CDB cũng cho vay để vực dậy các ngành công nghiệp cũ yếu kém như khai thác than, dệt may…, vực dậy các khu vực kinh tế trọng điểm phía Tây và phía Đơng Bắc Trung Quốc.

Ngồi những thành cơng của CDB được thừa nhận thì cũng có nhiều chỉ trích như hệ thống này có đảm bảo được nguồn vốn ổn định trong dài hạn hay không? Mặc dù CDB gặp khá nhiều những yếu tố bất ổn nhưng điều đáng ghi nhận là trong một thời gian ngắn ngân hàng đã thiết lập được mơ hình hoạt động cho phép chịu trách nhiệm về các khoản cho vay của mình. Vì thế, sự phát triển của CDB là một hình mẫu đáng quan tâm cho các nền kinh tế chuyển đổi khác trong việc thành lập các Ngân hàng phát triển.

1.3.2.Hoạt động tín dụng ĐTPT của Hàn Quốc

Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) là một ngân hàng chính sách hoàn toàn thuộc sở hữu NN Hàn Quốc. Được thành lập vào năm 1954 theo Luật Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc để tài trợ và quản lý các dự án công nghiệp chủ yếu để thúc đẩy phát triển công nghiệp và tăng cường nền kinh tế quốc dân. Nhà cung cấp số 1 trong thị trường tài chính dự án Châu Á Thái Bình Dương và là nhà lãnh đạo

thị trường vốn trong nước, KDB đã thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chiến lược bằng cách đáp ứng nhu cầu tài chính đang thay đổi.

Theo chính sách cơng, KDB tạo điều kiện để hỗ trợ cho các ngành được khuyến khích ĐTPT theo mục tiêu quốc gia như cơng nghiệp nặng (sắt, thép, kim loại màu…), công nghiệp đóng tàu, cơng nghiệp hóa chất (phân bón, sơn cơng nghiệp, chất dẻo…). Hỗ trợ cho việc quản lý bình thường hóa các cơng ty gặp khó khăn thơng qua các dịch vụ tư vấn và cơ cấu lại doanh nghiệp, và cung cấp vốn cho các dự án chiến lược phát triển khu vực.

Tóm lại, sự tăng trưởng kinh tế nhanh đưa Hàn Quốc trở thành một nước công nghiệp hàng đầu trong hơn 4 thập kỷ liên tiếp là phần lớn nhờ thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu ngành cơng nghiệp mũi nhọn và cơng nghiệp hóa chất với sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ KDB, trong đó hoạt động tín dụng ĐTPT của NN Hàn Quốc có vai trị rất quan trọng.

1.3.3.Hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhật Bản

Nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện nền kinh tế từ xuất phát điểm rất thấp sau chiến tranh, Chính phủ Nhật Bản chủ trương hỗ trợ tài chính đối với một số ngành nghề phục vụ cho lợi ích cơng cộng của quốc gia mà kinh tế tư nhân không thể đầu tư do nguồn vốn quá lớn, thời hạn đầu tư dài, dự án khơng có khả năng sinh lời. Để thực hiện vai trị của Chính phủ trong việc điều tiết nguồn tài chính cho các lĩnh vực đầu tư dài hạn, Chính phủ Nhật Bản xác định nhất thiết phải thiết lập một loại hình “Ngân hàng phát triển” để thơng qua đó hỗ trợ tài chính với các chính sách ưu đãi (trong đó có ưu đãi lãi suất).

Hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhật Bản có những khác biệt như sau:

- Về cơ chế tạo lập nguồn vốn: Các tổ chức tài chính thuộc loại hình ngân hàng phát triển của Chính phủ khơng được phép tổ chức trực tiếp huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn hoạt động của các tổ chức này được cấp từ tài khoản đặc biệt của NSNN. Tài khoản đặc biệt thuộc Chính phủ do Bộ tài chính được giao trách nhiệm quản lý, hình thành từ các nguồn vốn sau:

+ Chính phủ vay của người dân thơng qua Quỹ tiết kiệm Bưu điện: Toàn bộ nguồn vốn do Quỹ tiết kiệm Bưu điện huy động được đều phải chuyển hết vào tài khoản đặc biệt giao Bộ Tài chính quản lý.

+ Nguồn NSNN đặc biệt: là một phần từ nguồn thu thuế của NSNN, nguồn thu từ Quỹ Bảo hiểm lương hưu…

- Về cơ chế cho vay: Điều kiện cho vay được ưu đãi và khác với các điều kiện của các NHTM, phù hợp với các khách hàng vay vốn không đáp ứng được các điều kiện vay vốn của các NHTM. Với cơ chế lãi suất ưu đãi áp dụng đối với doanh nghiệp đặc biệt đó là các tổ chức tín dụng chính sách do Bộ Tài chính ban hành từng thời kỳ (trường hợp bị thua lỗ thì Chính phủ bù lỗ cho các tổ chức tín dụng chính sách này).

Đến nay, khi mà nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển cao thì các tổ chức tài chính chính sách cung cấp tín dụng ĐTPT của Chính phủ vẫn khẳng định được vai trị quan trọng của nó.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Kinh nghiệm ở các quốc gia trên như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc cho thấy sự cần thiết khách quan của tín dụng ĐTPT. Đây chính là cơng cụ tài chính hết sức quan trọng của Nhà nước để thực thi những chính sách phát triển mang tính cơng ích cao mà khu vực tín dụng thương mại không đáp ứng được. Ở Nhật là dùng các nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước để điều chỉnh cơ cấu kinh tế, các dự án mang tính cơng ích cao; Ở Hàn Quốc đầu tư các nguồn tín dụng của Nhà nước để thúc đẩy các ngành cơng nghệ cao, cải cách tài chính doanh nghiệp, thậm chí cung cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước...

Đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển, tín dụng ĐTPT của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển những cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Trung Quốc là ví dụ điển hình, khi thành lập CDB là cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ tài trợ cho các ngành: điện, đường sắt, cơng nghiệp dầu khí và hố dầu, viễn thông, đường cao tốc và những ngành công nghiệp hạ tầng đô thị. Đồng thời CDB được giao nhiệm vụ tài trợ nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng duyên hải với các vùng sâu nội địa. Từ kinh nghiệm của các nước có thể rút ra một số vấn đề như sau:

- Vị thế pháp lý: Các tổ chức tài chính chính sách (đặc biệt là NHPT) được tổ chức theo Luật hoặc sắc lệnh riêng và hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Tuỳ vào điều kiện cụ thể, Chính phủ các nước có thể giao cho một hoặc một số cơ quan cụ thể quản lý hoạt động của các tổ chức này nhưng việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan đảm bảo tính thống nhất về tổng thể.

- Hoạt động nghiệp vụ: Các hoạt động của NHPT đều do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ theo nguyên tắc bổ sung thay vì cạnh tranh với hệ thống NHTM vì đây là các khoản cho vay thường có thời hạn cho vay dài, đầu tư vào các lĩnh vực chịu nhiều rủi ro và sử dụng nhiều vốn mà các NHTM thường không đủ tiềm lực tài chính hoặc khơng muốn cho vay.

- Nguồn vốn hoạt động: Chính phủ sở hữu 100% vốn. Vốn điều lệ ban đầu do Bộ Tài chính cấp. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động NHPT được phép huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau; trong đó quan trọng nhất là phát hành trái phiếu trong nước và ngồi nước. Thơng thường NHPT không được phép huy động vốn từ dân cư để tránh cạnh tranh với hệ thống NHTM.

- Lãi suất cho vay: Thời gian đầu thực hiện, NHPT thường cấp tín dụng với lãi suất thấp hơn so với lãi suất thị trường, sau đó cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, lãi suất sẽ tiến tới gần ngang bằng với lãi suất của các NHTM. Sự ưu đãi chỉ thể hiện ở chất lượng dịch vụ, thời gian cho vay và thời gian ân hạn. Đối với một số lĩnh vực, vùng trọng điểm cần sự hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước, trường hợp này NHPT sẽ được cấp bù chênh lệch lãi suất.

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu trong chương 1 đã cho thấy bức tranh tổng quan về một số lý luận cơ bản về hiệu quả tín dụng ĐTPT của Nhà nước đồng thời nêu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hiệu quả tín dụng ĐTPT của Nhà nước từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm về hiệu quả tín dụng ĐTPT đối với Việt Nam. Các cơ sở khoa học về hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước ở Chương 1 sẽ được sử dụng làm cơ sở để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam trong Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 36 - 41)