Chính sách tín dụng ĐTPT Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua được phản ánh trong các văn bản của Chính phủ gồm: Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999, Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004, Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006, Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 và mới nhất là Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017. Theo các văn bản này, nội dung của chính sách TDĐT của Nhà nước có những thay đổi nhất định theo đặc trưng của từng thời kỳ, được thể hiện qua các nội dung của chính sách TDĐT của Nhà nước như là:
*Về chính sách ngành, vùng và lĩnh vực đầu tư
Nếu trong Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 đối tượng được hưởng TDĐT của Nhà nước rất rộng và chưa được quy định cụ thể thì điều này đã được khắc phục trong Nghị định số 106 đồng thời với sự ra đời của QHTPT để thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Theo hai văn bản này, tín dụng ĐTPT của Nhà nước tập trung cho các dự án trung và dài hạn nhằm mục tiêu hình thành nên tài sản cố định cho hầu hết các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế.
Việc chuẩn bị cho Việt Nam gia nhập WTO đã ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo hướng hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước cho các ngành kinh tế bị điều chỉnh bởi các quy định của WTO. Theo đó, trong Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006, danh mục các mặt hàng được hưởng ưu đãi từ TDĐT của Nhà nước đã bị giảm đáng kể, tập trung vào các dự án phục vụ dân sinh như đô thị, thuộc chữa bệnh, giải quyết ô nhiễm môi trường, dự án đầu tư ở những vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn …
*Về các hình thức tín dụng ĐTPT của Nhà nước
Theo Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 và số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 thì một dự án có thể đồng thời được hỗ trợ theo hình thức cho vay một phần và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc đồng thời được vay một phần và bảo
lãnh một phần, nhưng đến Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 thì quy định một dự án chỉ được áp dụng một hình thức của TDĐT của Nhà nước. Và đặc biệt với sự ra đời của của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 thì NHPT Việt Nam chỉ thực hiện duy nhất một hình thức hỗ trợ các dự án là cho vay đầu tư. Đây là nội dung thay đổi quan trọng trong chính sách TDĐT của Nhà nước, thể hiện xu hướng hạn chế tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
* Chính sách về điều kiện tín dụng
Trong một thời gian dài, tổ chức đảm nhiệm cấp tín dụng ĐTPT của Nhà nước là các NHTM lớn như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam … Theo đó, các tổ chức tín dụng này được Nhà nước chuyển vốn, hoặc cam kết cấp bù chênh lệch lãi suất và bù đắp tổn thất. Tuy nhiên, với mục tiêu chuyển các NHTM thuộc sở hữu Nhà nước sang hoạt động theo quy luật thị trường, tiến tới cổ phần hóa các ngân hàng này, do vậy tín dụng ĐTPT của Nhà nước được chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội và QHTPT (nay là NHPT Việt Nam). Cụ thể, tín dụng chính sách (xóa đói giảm nghèo) với các món vay nhỏ giành cho cá nhân và hộ gia đình chính sách do ngân hàng Chính sách xã hội đảm nhiệm, tín dụng phát triển giành cho các dự án phát triển với quy mô đầu tư lớn và thời gian tương đối dài sẽ do NHPT Việt Nam tài trợ. Xuất phát từ hoàn cảnh này nên các điều kiện tín dụng ngồi những điều kiện như các NHTM, điều kiện về đối tượng theo quy định của Chính phủ thì tất cả các Nghị định đều nêu rõ dự án được cấp tín dụng phải được phê duyệt qua thẩm định bởi NHPT Việt Nam.
Thêm nữa, trong Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011, một yêu cầu mới so với các quy định trước đó mà các Chủ đầu tư phải đảm bảo để tiếp cận vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước từ năm 2011 đó là Chủ đầu tư phải thực hiện chế độ hạch tốn kế tốn, báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật và các báo cáo tài chính này phải được kiểm tốn bởi các cơ quan kiểm tốn độc lập.
* Chính sách về hạn mức:
Từ trước năm 2006, mức cho vay tối đa là 70% tổng vốn đầu tư của dự án. Tuy nhiên, bắt đầu từ khi Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 thì có sự thay đổi về chỉ tiêu này theo hướng giảm mức vốn vay. Dù tỷ lệ vẫn là 70% tổng vốn đầu tư của dự án nhưng không bao gồm vốn lưu động. Như vậy, từ năm 2006
đến nay, tín dụng ĐTPT của Nhà nước chỉ cấp cho nhu cầu vốn đầu tư (để xây dựng xong dự án), còn nhu cầu vốn lưu động để dự án vận hành tạo ra sản phẩm thì Chủ đầu tư phải tìm nguồn tài trợ khác. Nói cách khác, tối thiểu 30% vốn đầu tư cho tài sản cố định và tồn bộ vốn lưu động khơng được tài trợ bởi tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Có một điểm mới được quy định khi Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 ra đời là từ năm 2011, Chủ đầu tư phải có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án. Quy định này được bổ sung so với các văn bản trước đó nhằm nâng cao trách nhiệm huy động vốn của doanh nghiệp thực hiện dự án, qua đó giảm bớt rủi roc ho các bên tài trợ dự án. Thêm nữa, từ năm 2011, cũng giống như các NHTM, tài trợ bởi tín dụng ĐTPT của Nhà nước phải đảm bảo vốn cho vay tối đa đối với mỗi khách hàng không được vượt quá 15% vốn Điều lệ thực có của NHPT Việt Nam. Và từ năm 2017, khi Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 ra đời, đã bổ sung thêm một chốt chặn nữa là tổng số vốn vay đối với một khách hàng và người có liên quan khơng được vượt quá 25% vốn Điều lệ thực có của NHPT Việt Nam. Sở dĩ có quy định này là do khả năng huy động vốn của NHPT Việt Nam còn hạn chế, các Chủ đầu tư cần có ý thức huy động các nguồn vốn khác để tài trợ cho dự án (các NHTM, phát hành giấy tờ có giá …) mà khơng nên trơng chờ hồn tồn vào vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, nhiều trường hợp dẫn đến sự ỷ lại và khơng khuyến khích hiệu quả tài chính của dự án cũng như khơng khuyến khích các dự án vận hành theo nguyên tắc thị trường. Đồng thời, quy định này cũng nhằm tránh cho vay một dự án/ khách hàng quá lớn sẽ tiềm ẩn rủi ro tín dụng đối với ngân hàng.
* Chính sách khuyến khích (hỗ trợ)
Sự khuyến khích, ưu đãi của tín dụng ĐTPT của Nhà nước được thể hiện rõ trong Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 và số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004. Theo đó, từ năm 2006 trở về trước, lãi suất tín dụng của tín dụng ĐTPT của Nhà nước luôn thấp hơn lãi suất của NHTM tại thời điểm ký Hợp đồng (từ lãi suất cho vay quy định cứng là 9% trong Nghị định 43 đến lãi suất cho vay bằng 70% lãi suất cho vay trung – dài hạn bình quân của các NHTM Nhà nước). Do vậy, NSNN phải chi khoản chênh lệch giữa lãi suất tín dụng bình qn và lãi suất huy động bình quân. Ngồi ra, NSNN cịn phải cấp bù các khoản chi phí để duy trì hoạt
động cấp tín dụng ĐTPT của Nhà nước của tổ chức thực hiện nên càng làm gia tăng gánh nặng cho NSNN.
Từ năm 2006 đến nay, sự ưu đãi về lãi suất đã có sự thay đổi quan trọng. Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006, quy định lãi suất cho vay xác định căn cứ theo lãi suất thị trường thơng qua lãi suất của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm. Đến Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 quy định lãi suất cho vay đầu tư không thấp hơn lãi suất bình quân của các nguồn vốn cộng với chi phí hoạt động của NHPT Việt Nam. Và khi Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 ra đời, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng mức lãi suất bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu NHPT Việt Nam được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 05 năm trong thời gian 01 năm trước thời điểm công bố lãi suất theo quy định tại Nghị định này cộng (+) tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của NHPT Việt Nam và Định kỳ vào ngày cuối cùng của quý, căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất quy định nêu trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định và công bố mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. Những sự thay đổi này nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong điều hành lãi suất tín dụng ĐTPT của Nhà nước và giúp NHPT Việt Nam tiến tới tự chủ và bền vững về tài chính.
* Chính sách quản lý rủi ro:
Về tài sản đảm bảo: Nếu Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 cịn có sự phân biệt về thành phần kinh tế đối với tài sản đảm bảo thì từ Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 sự phân biệt này khơng cịn do thay đổi quan niệm về doanh nghiệp Nhà nước ít rủi ro hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Các văn bản đều quy định tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản đảm bảo vì Chủ đầu tư chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước, các chủ thể này hoặc khơng có tài sản đảm bảo hoặc có nhưng cũng là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Tuy nhiên, quy định như vậy chỉ giúp hạn chế việc Chủ đầu tư bán, cho thuê, cho mượn hoặc thế chấp tài sản của dự án chứ không hạn chế được Chủ đầu tư trả nợ không đầy đủ và đúng hạn. Thêm nữa một số tài sản hình thành từ vốn vay như cầu cống, đường xá, rừng trồng, khu cơng nghiệp … rất khó khăn trong việc phát mại tài sản để bù đắp tổn thất. Do vậy, Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 đã quy định Chủ đầu tư phải dùng tài sản hợp pháp khác để đảm bảo
tiền vay với giá trị tối thiểu 15% mức vốn vay nếu tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay. Sang đến Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017, để tăng tính chủ động của NHPT trong hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước, NHPT được quyền chủ động quyết định các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Pháp luật tùy từng dự án.
Bên cạnh sự bổ sung quan trọng về tài sản bảo đảm, Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 còn quy định NHPT Việt Nam phân loại nợ theo quy định của NHNN, tức là phân loại nợ thành 5 nhóm với các tiêu chí như các Ngân hàng thương mại.
Thêm một điểm mới trong Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017, NHPT Việt Nam bắt buộc phải trích lập dự phịng rủi ro chung với tỷ lệ 0,75% tổng dư nợ; đối với dự phịng rủi ro cụ thể, mức trích lập do NHPT Việt Nam quyết định, tối đa không q mức trích lập đối với từng nhóm nợ theo quy định NHNN áp dụng đối với các ngân hàng thương mại trên cơ sở kết quả phân loại nợ, tình hình thu - chi tài chính.
Tóm lại, sự thay đổi trong các nội dung của chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong những năm qua cho thấy chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước đang dần phù hợp hơn với cơ chế thị trường đồng thời đảm bảo an toàn và bền vững hơn cho tổ chức thực hiện vai trị cấp tín dụng ĐTPT của Nhà nước cho Chính phủ là NHPT Việt Nam.