Cải thiện năng lực thẩm định dự án tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 85 - 90)

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà

3.3.2. Cải thiện năng lực thẩm định dự án tại ngân hàng

Chất lượng thẩm định dự án là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của khoản tín dụng. NHPT Việt Nam phải thực hiện cấp tín dụng cho các đối tượng/dự án thuộc u cầu của Chính phủ nhưng khơng có nghĩa là ngân hàng chỉ cần thu xếp đủ vốn để tài trợ cho các đối tượng này. Kết quả thẩm định sẽ làm cơ sở để ngân hàng hiểu rõ về dự án, từ đó đề nghị những điều chỉnh hay bổ sung cần thiết để phần vốn mà ngân hàng tài trợ được bảo toàn và sinh lãi. Đối với các ngân hàng thương mại, sự điều chỉnh các vấn đề liên quan đến dự án thường khơng đáng kể vì các đối tượng khi đề nghị được cấp tín dụng hầu hết đã đáp ứng được các nguyên tắc tín dụng cơ bản. Nhưng đối với NHPT Việt Nam thì khơng được như vậy. Nhiều đề xuất cấp tín dụng được chuyển đến ngân hàng khi hồ sơ chưa có gì ngồi quyết định phê duyệt của các cơ quan quản lý nhà nước hoặc tình trạng hồ sơ thiếu sót các loại giấy tờ quan trọng (liên quan đến chủ đầu tư, dự án). Thêm nữa, khi yêu cầu cấp tín dụng được chuyển đến NHPT Việt Nam thì có nghĩa là NHPT Việt Nam "phải" tài trợ cho đối tượng đó nên nếu muốn khoản vay sau này khơng gây tổn thất cho mình thì NHPT Việt Nam phải hiểu được cặn kẽ về dự án. Khi đó, đối với NHPT Việt Nam, thẩm định dự án khơng chỉ có nghĩa là kiểm tra lại dự án mà còn là hỗ trợ để dự án đạt được mục tiêu đầu tư của mình.

Để cải thiện năng lực thẩm định dự án, NHPT Việt Nam cần phải tập trung vào giải quyết các vấn đề về tổ chức và quy trình thẩm định dự án; hồn thiện và bổ sung các nội dung thẩm định dự án; đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định dự án.

*Về tổ chức và quy trình thẩm định dự án:

Việc phân định rõ nhiệm vụ thẩm định dự án thuộc về bộ phận nào là việc cần làm trước mắt của NHPT Việt Nam. Yêu cầu đối với bộ phận này là phải độc lập với bộ phận quan hệ khách hàng (tiếp nhận hồ sơ), quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Có như vậy mới đảm bảo được tính khách quan của kết quả thẩm định. Theo đó, bộ phận thẩm định dự án sẽ nằm ở Ban/ Phòng Thẩm định trong ngân hàng chứ không phải ở cả bộ phận Tín dụng và Thẩm định như hiện nay.

Vì sự đa dạng, tính quy mơ và phức tạp của các dự án đề xuất tài trợ của NHPT Việt Nam nên mỗi cán bộ thẩm định sẽ chịu trách nhiệm thẩm định một lĩnh vực nhất định. Tất cả các dự án mà cán bộ thẩm định đó chịu trách nhiệm thẩm định

phải thuộc lĩnh vực đã được giao. Như thế cán bộ thẩm định sẽ có ý thức và điều kiện hiểu rõ về lĩnh vực mình chịu trách nhiệm, thu thập và cập nhật thơng tin về lĩnh vực đó, trở thành chuyên gia về lĩnh vực đó nên có thể tư vấn cho dự án khi cần thiết.

* NHPT Việt Nam cần khẩn trương thực hiện các nội dung sau để hoàn thiện và bổ sung các nội dung thẩm định dự án:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống các nội dung thẩm định cho từng lĩnh vực cụ thể. Trước mắt NHPT Việt Nam phải nỗ lực để xây dựng được hệ thống các nội dung thẩm định cho từng lĩnh vực tài trợ cụ thể. Mỗi lĩnh vực đầu tư sẽ có sự khác biệt về dự tốn tổng mức đầu tư và cơ cấu vốn, về hạng mục cơng trình và cơng nghệ sử dụng, về thị trường đầu vào và đầu ra, tác động môi trường và tác động kinh tế - xã hội, cách xác định các chỉ tiêu lợi ích và chi phí, các loại rủi ro thường gặp đối với dự án ... Thực tế cho thấy các thơng tin liên quan đến khía cạnh cơng nghệ (các thơng số về tài sản cố định, quy trình kỹ thuật) ln ln là bài tốn khó trong nội dung thẩm định, do vậy nội dung này cần phải được hướng dẫn một các chi tiết và tỷ mỷ. Để có được hệ thống nội dung thẩm định riêng cho từng lĩnh vực đòi hỏi NHPT Việt Nam phải phối kết hợp với các cơ quan quản lý (bộ, ngành) và các đơn vị nghiên cứu để tìm hiểu thơng tin liên quan đến các lĩnh vực, thường xuyên cập nhật các văn bản pháp lý điều tiết các lĩnh vực, thông tin về công nghệ mới, về thị trường trong và ngoài nước liên quan đến yếu tố đầu vào và đầu ra của từng lĩnh vực ... Trong thời gian tới, NHPT Việt Nam sẽ tập trung vốn để tài trợ cho các dự án thuộc một số lĩnh vực như ngành điện, cấp nước, bệnh viện lớn nên các nội dung thẩm định cho các lĩnh vực này phải được thiết lập càng sớm càng tốt. Sau đó sẽ tới các lĩnh vực khác như là hạ tầng giao thơng, hóa chất, nơng - lâm - ngư nghiệp ...

Thứ hai, bổ sung và hướng dẫn cụ thể nội dung thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

Đây là nội dung thẩm định quan trọng đối với NHPT Việt Nam để đánh giá dự án một cách tồn diện. Trên cơ sở các đóng góp của dự án đối với nền kinh tế đã được Chủ đầu tư liệt kê trong hồ sơ dự án, cán bộ thẩm định phải tính tốn được các lợi ích và hao phí xã hội của dự án. Việc thẩm định cần lưu ý một số nội dung quan trọng sau đây:

-Về xác định và lượng hóa các chỉ tiêu lợi ích và hao phí xã hội:

Trên cơ sở xác lập hệ thống tiếp cận dự án (theo ngành, địa phương hoặc toàn bộ nền kinh tế) để xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án. Tập hợp các đầu vào và đầu ra của dự án. Tập hợp các đầu vào và đầu ra có tính gia tăng hay khơng gia tăng đối với xã hội khi có so với khi khơng có dự án. Loại bỏ các hạng mục chuyển giao là các khoản thanh toán được thực hiện giữa chủ thể thực hiện dự án với các tổ chức khác trong nền kinh tế mà không làm thay đổi giá trị tài sản của nền kinh tế. Điều chỉnh các hạng mục dựa trên mối liên kết. Mỗi dự án phát triển luôn tạo ra các liên kết, tác động giữa các ngành, vùng, địa phương, doanh nghiệp thơng qua hai nhóm: (i) liên kết đầu vào của dự án khi đầu vào của dự án là đầu ra của địa phương nên nó thúc đẩy sản xuất và mang lại lợi ích cho cả 2 bên; (ii) liên kết đầu ra của dự án khi đầu ra của dự án là hàng hóa được tiêu thụ tại địa phương giá cả thị trường tại đó thay đổi hoặc đầu ra của dự án là đầu vào của các nhà sản xuất tại địa phương. Cuối cùng, các ảnh hưởng ngoại lai của dự án là các tác động gây ra thiệt hại (hao phí) hoặc đem lại lợi ích cũng phải được tính đến với hai nhóm tác động chủ yếu là tác động môi trường và tác động xã hội.

-Định giá kinh tế các chỉ tiêu lợi ích và hao phí xã hội của dự án:

Xét trên quan điểm xã hội, giá thị trường có thể bị "bóp méo" bởi các chính sách kinh tế nên khơng phản ánh thực tính khan hiếm và chi phí cơ hội khi sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế. Để tính tốn hiệu quả kinh tế thực thì phải sử dụng giá kinh tế. Để đơn giản thì ngân hàng nên xác định giá kinh tế theo giá thị trường trong nước với các hệ số chuyển đổi. Hệ số chuyển đổi được tính tốn cho tồn bộ nền kinh tế (gọi là hệ số chuyển đổi chuẩn) xác định trên cơ sở so sánh giữa giá cửa khẩu (giá biên giới) và giá trong nước.

-Về lãi suất chiết khấu:

Cũng tương tự như tính tốn hiệu quả tài chính, các chỉ tiêu lợi ích và hao phí của dự án được xác định cho từng năm trong suốt vòng đời của dự án. Do tác động của nguyên tắc "giá trị theo thời gian của tiền", khoản mục giá trị gia tăng mà dự án tạo ra phải được tính tốn tại một thời điểm trên cơ sở so sánh giữa phần thu về phần chi ra cho dự án, do vậy các giá trị này sẽ được chiết khấu về một thời điểm (thường là hiện tại) theo một công cụ là lãi suất chiết khấu. Trên quan điểm xã hội,

lãi suất chiết khấu phải phản ánh chi phí cơ hội của các khoản mục trên giác độ nền kinh tế, gọi là lãi suất chiết khấu kinh tế. Trong thời gian tới, do bản chất khó tính tốn của lãi suất chiết khấu kinh tế nên lãi suất này thường được giả định trên kinh nghiệm hoặc khuyến nghị của các tổ chức tài chính quốc tế. Trong trường hợp này, NHPT Việt Nam cũng nên đánh giá độ co giãn của lãi suất này để đảm bảo phù hợp khi các điều kiện của dự án thay đổi.

Thứ ba, NHPT Việt Nam phải nhanh chóng xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.

Một trong những yếu tố tác động đến chất lượng của công tác thẩm định là hệ thống thông tin hỗ trợ cho công tác này. Một hệ thống thơng tin đầy đủ và chính xác sẽ giúp cán bộ thẩm định tiết kiệm được chi phí về thời gian và vật chất. Điều này vô cùng ý nghĩa đối với công tác thẩm định dự án tại NHPT Việt Nam với đặc thù là dự án lớn tầm cỡ quốc gia.

Hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định bao gồm các nhóm thơng tin chính sau đây:

+ Thông tin về chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt;

+ Thơng tin về các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tập đồn, tổng cơng ty (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Quyết định ...) liên quan đến ĐTPT của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ tài chính, chỉ tiêu kỹ thuật. Đây là nguồn thơng tin quan trọng, địi hỏi phải được cập nhật thường xun, liên tục và trình bày có hệ thống về cơ quan ban hành, thời gian, nội dung, lĩnh vực, vùng, miền;

+ Thơng tin về chủ trương, chính sách của Hội đồng quản trị, Ban điều hành NHPT Việt Nam liên quan đến cơng tác thẩm định nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung (chính sách tín dụng, quy trình thẩm định, các mẫu biểu báo cáo ...);

+ Thông tin về thị trường (cung, cầu, giá cả) hàng hóa trong và ngồi nước. Thơng tin về thị trường cơng nghệ, thị trường tài chính và thị trường lao động. Các yếu tố làm biến động thị trường này;

+ Thông tin về các phương pháp, công cụ, phần mềm hiệu quả và hiện đại được sử dụng trong công tác thẩm định dự án;

+ Thông tin về các dự án đã hồn thành (thành cơng, thất bại, bài học kinh nghiệm ...).

Hệ thống thông tin trên có được khơng phải một sớm một chiều mà phải được xây dựng, cập nhật và hoàn thiện qua thời gian dài và liên tục. NHPT Việt Nam có thể thành lập một bộ phận riêng đảm nhiệm việc cập nhật và quản lý hệ thống này hoặc giao cho từng cán bộ thẩm định cập nhật thông tin liên quan đến lĩnh vực họ thẩm định, sau đó sẽ chuyển những thơng tin thu thập được về bộ phận quản lý thông tin để tập hợp và phân loại, khi cần họ sẽ kết nối vào hệ thống này để tra cứu. Tất cả các thông tin này phải được quản lý bằng phần mềm chuyên dụng và hiện đại để cán bộ thẩm định và bộ phận quản lý có thể kết nối một cách dễ dàng. Do vậy, một hệ thống máy tính chuyên dụng và hệ thống mạng nội bộ phải được lắp đặt và sử dụng trong toàn hệ thống NHPT Việt Nam.

Thứ tư, thiết lập mạng lưới chuyên gia và các tổ chức tư vấn, đồng thời tăng cường hợp tác trong thẩm định dự án

Với các dự án phát triển có quy mơ lớn và phức tạp, khi NHPT Việt Nam thẩm định nên hợp tác với các tổ chức chuyên ngành độc lập hoặc thuê các công ty tư vấn có uy tín trong và ngồi nước. Giải pháp này không chỉ giúp cho cán bộ thẩm định của ngân hàng tiếp cận được với các kinh nghiệm thẩm định tiên tiến bằng con đường ngắn nhất mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với dự án vì khi đó dự án sẽ được đánh giá bởi nhiều chun gia một cách tồn diện, có được nhiều đề xuất điều chỉnh để dự án có khả năng đạt được mục tiêu đề ra một cách dễ dàng hơn. NHPT Việt Nam nên xây dựng mạng lưới các chuyên gia tư vấn độc lập (về thẩm định dự án, thẩm định giá ...). Đồng thời, mời các doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong các tổ chức đào tạo tham gia vào việc đánh giá và phản biện dự án. Các nhà tư vấn được phân loại theo lĩnh vực đầu tư kết hợp với theo các giai đoạn trong chu kỳ của dự án.

Việc tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động thẩm định sẽ giúp cho ngân hàng cải tiến kỹ thuật, quy trình thẩm định và tiếp cận với các phương pháp và nội dung thẩm định mới. Hiện nay, các tổ chức quốc tế phát triển như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ... đã xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu khá phong phú phục vụ cho hoạt động thẩm định dự án gồm sách nghiên cứu, sổ tay hướng dẫn, tài liệu nghiên cứu tình huống, phần mềm tính tốn

hiệu quả của dự án ... Đồng thời các tổ chức này cũng có rất nhiều chuyên gia kinh tế giỏi đang làm việc. Do vậy, việc tăng cường hợp tác giữa NHPT Việt Nam với các tổ chức này sẽ rất có ích để ngân hàng có thể nâng cao năng lực thẩm định dự án.

Một phần của tài liệu Luận văn hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)