Quá trình hình thành và phát triển của VDB

Một phần của tài liệu Luận văn hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 41 - 45)

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triểnViệt Nam (VDB)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VDB

2.1.1.1.Lịch sử hình thành của VDB:

Để thực hiện đường lối đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý tín dụng ĐTPT của Nhà nước, nhằm góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 và Trung ương 6 lần 1 khoá VIII, và để tách bạch rõ ràng hơn nữa hoạt động quản lý Nhà nước của cơ quan quản lý Nhà nước, công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN của Kho bạc Nhà nước và hoạt động cho vay ưu đãi theo cơ chế chính sách của Nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên về tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Tại Điều 1 Nghị định này, Chính phủ đã quy định: “Chính phủ thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ ĐTPT của Nhà nước”.

Ngày 08/07/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/1999/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, theo đó thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển để huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của NN dành cho tín dụng ĐTPT để thực hiện chính sách hỗ trợ ĐTPT của Nhà nước.

Căn cứ Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 của Chính phủ về tổ chức lại Tổng cục ĐTPT trực thuộc Bộ Tài chính; căn cứ Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, Liên bộ Bộ Tài chính - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ có hướng dẫn việc bàn giao nhiệm vụ, nhân sự, biên chế của hệ thống Tổng cục ĐTPTvà Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.

Sau khi nhận bàn giao, Quỹ Hỗ trợ phát triển (QHTPT) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2000. Việc thành lập QHTPT là một bước đi quan trọng trong

việc đổi mới quản lý tín dụng ĐTPT của Nhà nước - tập trung vào một đầu mối, khắc phục những tồn tại của cơ chế tín dụng ĐTPT trong những năm trước theo hướng giảm bao cấp, tăng cường hiệu quả vốn đầu tư, nâng cao tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan cho vay, tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao, bên cạnh những cố gắng nỗ lực để vượt qua những thách thức trong thời kỳ đổi mới, năng lực tổ chức điều hành, năng lực thẩm định, dự báo của QHTPT còn chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là khả năng đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư trong 5-10 năm còn hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Hệ thống cơ chế chính sách về tín dụng ĐTPT của Nhà nước, các cơ chế quản lý và điều hành của Nhà nước và của bản thân QHTPT đã bộc lộ những tồn tại, vướng mắc. Chính những tồn tại, vướng mắc này đã hạn chế khả năng phát triển của QHTPT, ảnh hưởng đến an toàn trong hoạt động tài chính, ảnh hưởng đến việc hồn thành nhiệm vụ được giao.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức tài trợ phát triển, phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 19/05/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Phát triểnViệt Nam (VDB) trên cơ sở tổ chức lại hệ thống QHTPT để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Ngày 19/05/2006, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của VDB. Ngày 30/09/2015, Điều lệ của NHPT được quy định mới tại Quyết định số 1515/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động VDB. Theo đó, VDB là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mơ hình Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Chính phủ thống nhất quản lý thực hiện quyền, nhiệm vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với VDB. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo phân cơng của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính thực hiện một số quyền, nhiệm vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại Điều lệ của VDB.

2.1.1.2. Quá trình phát triển của VDB:

Trong chặng đường hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, VDB đã từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức, thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao với vai trị là cơng cụ của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách tín dụng đầu tư (TDĐT), tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước.

VDB đã tích cực thực hiện các giải pháp của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Với chức năng nhiệm vụ là huy động, tiếp nhận và quản lý một số nguồn vốn trong và ngồi nước để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của NN, trong 10 năm qua VDB đã huy động hơn 490 nghìn tỷ đồng và 470 triệu USD nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Nguồn vốn do VDB huy động đã đảm bảo tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ bình quân giai đoạn 2006-2016 trên 12%/năm, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp cho các dự án phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho ĐTPT kinh tế.

VDB cũng thực hiện tốt một số nhiệm vụ đặc biệt được Chính phủ giao như: quản lý cấp phát, thanh toán các dự án thành phần thuộc Dự án Thủy điện Sơn La, cho vay và đầu tư xây dựng Đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM …

- Cho vay ĐTPT: hiện VDB đang quản lý cho vay 1.331 dự án với số vốn theo Hợp đồng tín dụng (HĐTD) gần 216 nghìn tỷ đồng. Dư nợ vốn TDĐT trong nước hiện gấp hơn 2,7 lần so với thời điểm VDB bắt đầu đi vào hoạt động (01/07/2006). Trong tổng số các dự án VDB quản lý, có 90 dự án nhóm A với dư nợ gần 54 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 47% tổng dư nợ. Hiện có 86 dự án nhóm A, trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, tập trung chủ yếu ở các dự án nguồn điện, lưới điện (395 dự án sản xuất và phân phối điện với số vốn vay theo HĐTD hơn 200 nghìn tỷ đồng), xi măng (31 dự án với số vốn vay theo HĐTD hơn 18 nghìn tỷ đồng), phân bón (phân bón DAP Hải Phịng, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Apatit Lào Cai, Đạm Cà Mau), dự án thuộc lĩnh vực an sinh xã hội (trường học, bệnh viện, xử lý rác thải, cấp nước sạch, nhà ở xã hội… cho vay 307 dự án với số vốn vay theo HĐTD hơn 50 nghìn tỷ đồng). Các dự án thuộc nhiều lĩnh vực đã

góp phần tích cực tăng trưởng kinh tế, cải thiện sức khỏe của nhân dân và môi trường sống…

Cơ cấu cho vay chuyển dịch mạnh theo hướng tăng cường tài trợ các dự án lớn trong đó nổi bật là các dự án Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Vệ tinh Vinasat, Điện gió Bạc Liêu…, giảm dự án Nhóm C, tăng dần dự án Nhóm A, B. Một số chương trình kinh tế của Chính phủ được VDB thực hiện tương đối thành cơng như: Chương trình kiên cố hóa kênh mương; Tơn nền vượt lũ và hạ tầng cụm tuyến dân cư vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long; Chương trình trồng 5 triệu ha rừng; Chương trình cơ khí trọng điểm; Chương trình xã hội hóa y tế, giáo dục...

- Quản lý vốn nước ngoài cho vay lại (ODA) và các Quỹ quay vòng:VDB đang quản lý 460 dự án với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng tương đương hơn 13,24 tỷ USD, gấp 2 lần so với thời điểm đi vào hoạt động. Tổng số vốn ODA đã giải ngân trong 10 năm qua đạt hơn 140 nghìn tỷ đồng. Dư nợ vốn nước ngồi cho vay lại gần 147 nghìn tỷ đồng. Các dự án được thực hiện trên 43 tỉnh, thành phố trên cả nước... Trong giai đoạn kế thừa từ QHTPT, VDB đang tiếp tục quản lý các Quỹ quay vòng: Quỹ Đầu tư ngành giống; Quỹ Phà; Chương trình phát triển khu vực tư nhân từ nguồn vốn do Chính phủ Đan Mạch ủy thác; Dự án cấp nước Phần Lan; Quỹ quay vịng cấp nước đơ thị; Chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; Chương trình cấp nước đồng bằng sơng Cửu Long; Chương trình sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo; Hạn mức tín dụng giảm thiểu tác động đến môi trường do thay đổi khí hậu...

- Tín dụng xuất khẩu: VDB đã giải ngân khoảng 142 nghìn tỷ đồng, phục vụ xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế. Dư nợ bình quân giai đoạn 2006-2016 đạt hơn 11 nghìn tỷ đồng. VDB đã thực hiện cho vay đối với hầu hết các mặt hàng thuộc đối tượng khuyến khích xuất khẩu. Doanh số cho vay xuất khẩu tập trung vào cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Riêng đối với mặt hàng thủy sản, VDB đã cho vay gần 75 nghìn tỷ đồng để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Đồng bằng Sông Cửu Long ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến nay, VDB đã thực hiện cho vay xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… và các thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi. Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ, cà phê, tiêu…

Với phương châm hoạt động “An toàn - Hiệu quả - Hội nhập quốc tế - Phát triển bền vững”, qua 14 năm xây dựng và trưởng thành, VDB đã đạt được một số thành cơng nhất định, góp phần vào quá trình CNH - HĐH đất nước.

Mục tiêu phát triển trong thời gian tới, VDB tiếp tục đổi mới căn bản về tư duy quản trị hoạt động trên cơ sở kết quả và bài học kinh nghiệm 14 năm qua. Đồng thời, kiên định mục tiêu tái cơ cấu hoạt động theo Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 18/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm thực hiện các nội dung về đảm bảo chất lượng và tăng trưởng tín dụng, an tồn tài chính, hồn thiện mơ hình quản trị ngân hàng và công tác tổ chức bộ máy, cán bộ phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 41 - 45)