Cải thiện mơ hình tổ chức, quản trị điều hành

Một phần của tài liệu Luận văn hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 95 - 98)

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà

3.3.4. Cải thiện mơ hình tổ chức, quản trị điều hành

Về mơ hình tổ chức: Để nâng cao hiệu quả tín dụng TDĐT của Nhà nước nói

chung tại NHPT Việt Nam (VDB) thì phải thống nhất được mơ hình tổ chức hoạt động của VDB trong thời kỳ mới, đáp ứng sự phù hợp với việc Chính phủ sửa đổi chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước.

Theo đó mơ hình tổ chức hoạt động của VDB được hồn thiện sẽ là một ngân hàng chính sách 100% vốn Nhà nước và hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm. Lúc này, Chính phủ và các cơ quan Bộ, Ban ngành chỉ giữ vai trò định hướng, giám sát hoạt động theo quy định của pháp luật. Các quyết định của tổ chức này dựa trên khuôn khổ pháp luật hiện hành và các nguyên tắc quản lý phải được Chính phủ thừa nhận.

Trước mắt, VDB thực hiện hoạt động theo cả 02 Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Các Tổ chức tín dụng; được thực hiện mơ hình Hội đồng thành viên để quản trị đối với hoạt động của VDB như một tổ chức tín dụng 100% vốn chủ sở hữu của Nhà nước.

Nhiệm vụ và phạm vi hoạt động được qui định rõ trong Điều lệ “Tổ chức và hoạt động của VDB” ban hành kèm theo Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ hoặc các qui định liên quan. Tăng cường phân cấp cho Hội đồng quản trị VDB trong việc quyết định các vấn đề quản lý vốn, tài sản, lãi suất huy động, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước; xử lý rủi ro tín dụng. Tổng Giám đốc là người đại diện trước pháp luật, chịu trách nhiệm điều hành tổ chức hoạt động của toàn hệ thống VDB theo phong cách lãnh

đạo tồn diện, cho phù hợp với mơi trường kinh doanh năng động hiện nay từ đó tạo ra văn hố doanh nghiệp với tính kỷ luật chặt chẽ trong tồn hệ thống ngân hàng.

Tình hình tài chính của VDB hiện nay là không bền vững và đang mất dần khả năng tồn tại độc lập; cần phải tránh những vấn đề rủi ro khi dựa quá nhiều vào sự hỗ trợ của Chính phủ. Để duy trì vị trí tự chủ và tính độc lập, VDB cần tạo ra lợi nhuận rịng hàng năm tương xứng, đảm bảo khơng những dự phòng cho các hoạt động của ngân hàng mà cịn có đủ khả năng tài chính để phát triển hoạt động của mình chứ khơng phải dựa vào vốn NSNN cấp bù.

VDB với các chức năng về tài trợ chính sách cần phải bổ sung thêm vai trị như các NHTM, lấp đầy khoảng trống giữa các dự án đơn thuần vì mục đích lợi nhuận với các dự án ĐTPT đảm bảo cả mục tiêu kinh tế và xã hội, cần vốn lớn hơn, có mức rủi ro cao và thời gian thu hồi vốn dài, đóng góp cho sự phát triển bền vững về KT-XH.

+ Nguồn vốn hoạt động: Sự hỗ trợ của Chính phủ đối với VDB chủ yếu là hỗ trợ ban đầu bằng việc cấp vốn điều lệ (100%); trong quá trình triển khai chủ yếu hỗ trợ trong huy động vốn thông qua các biện pháp như bảo lãnh, bảo đảm khả năng thanh toán nhằm đảm bảo một nguồn vốn ổn định và dài hạn với chi phí hợp lý cho hỗ trợ ĐTPT. Ngồi ra tuỳ từng trường hợp và giai đoạn có thể: Bù lỗ lãi suất trực tiếp, cấp và bổ sung vốn hoặc được vay vốn trực tiếp từ Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ tín dụng ĐTPT của Nhà nước.

+ VDB được chủ động quyết định tài trợ cho các dự án ĐTPT với các mức lãi suất đảm bảo bù đắp được chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động và phí bảo hiểm rủi ro dựa trên nguyên tắc thị trường.

+ Cơ chế tài chính và nguyên tắc hoạt động là lành mạnh và công khai theo quy định của pháp luật; chịu sự kiểm toán của Nhà nước hoặc kiểm toán độc lập.

+ Về quan hệ với Chính phủ và các Bộ, Ban ngành: Thực hiện cơ chế Chính phủ định hướng, ngân hàng chủ động tạo dựng xây dựng các quan hệ phù hợp trong cơng việc; Chính phủ (thơng qua Bộ Tài chính) quản lý theo tổng lượng (tổng mức vốn trong nước và quốc tế...); Về quản lý tiền tệ và tín dụng, Chính phủ (thơng qua Ngân hàng Nhà nước) quản lý theo tỷ lệ (các tỷ lệ và tiêu chuẩn an tồn tín dụng phù hợp với đặc thù của VDB).

+ Quan hệ với khu vực tài chính tư nhân là phối hợp bình đẳng trên nguyên tắc chung là không cạnh tranh. VDB cùng tồn tại và phát triển song song trên cơ sở sự phân định tương đối về thị trường và quy mô hoạt động được hoạch định với chính sách và chiến lược rõ ràng trong từng thời kỳ. Theo đó, có sự phân định tương đối về lĩnh vực và cấp độ hoạt động với các NHTM theo nguyên tắc không cạnh tranh.

+ Quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các chi nhánh (bao gồm số lượng, địa bàn, tổ chức bộ máy, thẩm quyền, phạm vi hoạt động…), trước mắt đảm bảo mỗi tỉnh, thành phố có 01 chi nhánh để đáp ứng yêu cầu của cơng tác thanh tốn, phát triển cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Về công tác quản trị điều hành: VDB cần cải cách về cơ chế điều hành và phương pháp điều hành; gỡ bỏ các rào cản kỹ thuật thắt chặt trước đây, tiếp tục cải tiến đơn giản hóa tối đa thủ tục giải quyết cơng việc, nhất là thời gian, thủ tục trong khâu thẩm định, giải ngân. Trong công tác điều hành hệ thống phải phát huy tính năng động của cơ sở, gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm với cơ sở.Cần thay đổi cách thức xử lý công việc của Hội sở chính theo hướng một Ban có thể phụ trách nhiều việc chứ không thể để một việc do nhiều Ban phụ trách, tham gia như hiện nay. Có quy định và kiểm sốt chặt chẽ thời gian giải quyết cơng vụ của cán bộ viên chức. Khi không xử lý được phải phúc đáp cho khách hàng giải thích nguyên nhân thỏa đáng. Phân định rõ công việc giữa Hội sở chính và Chi nhánh theo hướng, Hội sở chính phải thực sự là người hoạch định cơ chế, chính sách, định hướng chiến lược hoạt động, thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, cảnh báo, hạn chế giải quyết vụ việc trực tiếp; các Chi nhánh trực tiếp tác nghiệp, tổ chức thực hiện. Rút ngắn thời gian quyết định cho vay, giải ngân, cụ thể:

+ Giai đoạn thẩm định, quyết định cho vay: mạnh dạn phân cấp cho Chi nhánh quyết định cho vay trên cơ sở uy tín, năng lực của từng Chi nhánh với quy mô dự án phù hợp.

+ Xem xét bỏ bước gửi hồ sơ báo cáo Hội sở chính cho chủ trương tiếp nhận hồ sơ để giảm bớt thời gian xử lý. Để hạn chế rủi ro cho vay vào lĩnh vực đầu tư đang gặp khó khăn và hạn chế Chi nhánh tiếp nhận các dự án quá nhỏ, từ kinh nghiệm thực tế mà VDB đã và đang quản lý có thể đưa ra định hướng, khuyến cáo cho Chi nhánh trong từng thời kỳ.

+ Giai đoạn ký hợp đồng: xem xét bỏ bước rà soát hợp đồng trước khi ký. Việc kiểm tra, cảnh báo có thể thực hiện sau khi Chi nhánh ký hợp đồng gửi về Hội sở chính và trước khi giải ngân.

+ Giảm thời gian xử lý giải ngân, chuyển vốn: Xem xét phân cấp hạn mức giải ngân cho Giám đốc Chi nhánh. Hội sở chính chủ động khai thác tình hình dự án trên phần mềm VDB online, bỏ yêu cầu trước khi chuyển nguồn giải ngân phải báo cáo lại toàn bộ hoạt động cho vay thu nợ của Chi nhánh, làm lỡ cơ hội của khách hàng.

+ Trong quá trình quản lý sử dụng vốn vay: Nâng cao vai trị và tính thần trách nhiệm của công tác kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh, có chế tài cụ thể đối với cán bộ kiểm tra khi không phát hiện ra các sai sót để các đoàn kiểm tra khác phát hiện; giảm bớt các báo cáo của khách hàng đối với VDB.

Một phần của tài liệu Luận văn hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 95 - 98)