Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT tại NHPT Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 56)

2.4.1.Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT tại NHPT Việt Nam

2.4.1.1.Đối với hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn Đơn vị: Tỷ đồng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Doanh số huy động vốn 50.397 35.531 30.268 23.691 15.490

Trong đó, huy động từ phát hành trái phiếu 32.994 21.479 25.145 16.545 13.797

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của NHPT Việt Nam

Số vốn NHPT Việt Nam huy động được trong giai đoạn 2015-2019 có xu hướng giảm dần. Trên thị trường tài chính, trái phiếu Chính phủ do NHPT Việt Nam phát hành là loại giấy tờ quan trọng (chiếm khoảng 20 - 25% tổng giá trị niêm yết của toàn thị trường). Với mục tiêu tiêu cân đối giữa kỳ hạn huy động và kỳ hạn sử dụng vốn thì nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn sử dụng vốn dài luôn là nguồn vốn quan trọng nhất của NHPT Việt Nam, nguồn vốn này đã giúp ngân hàng kéo dài thời hạn sử dụng vốn bình quân và cải thiện sự chênh lệch bình quân về kỳ hạn giữa vốn huy động và các mục đích sử dụng vốn. Điều này được thể hiện khá rõ trong việc NHPT Việt Nam ln cố gắng duy trì tỷ lệ nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu Chính phủ ở mức cao trong tổng vốn huy động, cụ thể: các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 tỷ trọng vốn huy động từ phát hành trái phiếu chính phủ so với tổng vốn huy động lần lượt là 65%, 60%, 83%, 70% và 89% về cơ bản hoàn thành kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm.

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Huy động từ Phát hành TPCP Khác Đơn vị: Phần trăm (%) 11% 17% 30% 35% 40% 65% 60% 83% 70% 89%

Biều đồ 2.1: Tỷ trọng các nguồn vốn huy động

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của NHPT Việt Nam

So với giai đoạn trước khi mới đi vào hoạt động, khách hàng của NHPT Việt Nam chỉ giới hạn ở Công ty dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Kho Bạc Nhà nước và các khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì hiện nay tổng số khách hàng có quan hệ huy động vốn với ngân hàng đã lên đến trên 4.000 đơn vị với sự đa dạng về đối tượng khách hàng và loại hình tổ chức. Do vậy, khả năng huy động vốn ngoài nguồn từ phát hành trái phiếu Chính phủ ngày càng được cải thiện. Có thể kể đến năm 2016, khi ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ với tỷ trọng vốn huy động từ trái phiếu Chính phủ đạt thấp nhất trong giai đoạn 2015-2019 với 60 % tổng vốn huy động nhưng NHPT Việt Nam vẫn huy động được các nguồn vốn khác, về cơ bản đảm bảo thanh khoản, đủ nguồn vốn cho các nhu cầu giải ngân, thanh tốn.

2.4.1.2.Đối với hoạt động tín dụng ĐTPT tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Kể từ khi thành lập đến nay, NHPT Việt Nam (VDB) đã cho các chủ đầu tư dự án vay hơn 220 nghìn tỷ đồng vốn TDĐT của Nhà nước. Số vốn TDĐT của Nhà nước mà VDB cho vay trong giai đoạn này chiếm khoảng 0,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP), hơn 1,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và gần 4% vốn đầu tư phát triển từ khu vực Nhà nước cùng thời kỳ.

120000.0 113550.0 106754.0 100000.0 91824.0 81535.0 80000.0 71552.0 60000.0 40000.0 22971.0 20000.0 8453.0 4090.0 2580.0 1392.0 -

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng dư nợ tín dụng ĐTPT Số vốn cho vay đầu tư

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.2: Quy mô TDĐT tại VDB giai đoạn 2015-2019

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của NHPT Việt Nam

Các dự án mà VDB cho vay đầu tư là những dự án thuộc các ngành, lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích phát triển như: sản xuất điện, thép, xi măng, phân bón...; phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống cấp nước, phát triển quỹ nhà ở tập trung, bảo vệ môi trường; các dự án phát triển nông thôn (phát triển giống thuỷ sản, giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng cơ sở chế biến gia súc, gia cầm tập trung); các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hoá giáo dục, y tế...; các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Phần lớn những dự án vay vốn TDĐT tại VDB có tổng mức đầu tư lớn, thời gian đầu tư và thu hồi vốn kéo dài nên các ngân hàng thương mại (NHTM) ít khi cho vay vì khơng đủ tiềm lực tài chính hoặc khơng muốn gánh chịu rủi ro. Do đó, việc tiếp cận được với nguồn vốn TDĐT của VDB đã giúp cho các chủ đầu tư đủ sức thực hiện nhiều dự án lớn, quan trọng: Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Lai Châu, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy đạm Ninh Bình, Vệ tinh Vinasat 1 và 2, Đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phịng, Nhà máy điện gió Bạc Liêu, Nhà máy sữa TH...

Bên cạnh việc cho vay đối với các dự án của từng chủ đầu tư riêng lẻ, VDB còn cho vay đầu tư đối với nhiều dự án thuộc các chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Ngoài ra, VDB còn cho vay một lượng vốn tương đối lớn đối với các chương

trình mang tính xã hội khác (cho ngân sách các địa phương vay để thực hiện chương trình kiên cố hố kênh mương, tơn nền vượt lũ; xây dựng hệ thống cấp nước, xử lý rác thải...).

Bảng 2.2: Kết quả cho vay vốn tín dụng ĐTPT

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Doanh số cho vay vốn tín dụng ĐTPT trong năm 22.971 8.453 4.090 2.580 1.392 Dư nợ tín dụng ĐTPT đến 31/12 113.550 106.754 91.824 81.535 71.552 Doanh số thu nợ đến 31/12 18.297 15.249 19.001 12.856 11.365 Nợ quá hạn đến 31/12 5.042 6.500 7.121 11.283 15.898 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ 4,44% 6,09% 7,76% 13,84% 22,22%

* Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số: Tính chung tổng vốn tín dụng

ĐTPT do NHPT Việt Nam giải ngân giai đoạn 2015 - 2019 đạt 39.486 tỷ đồng. Nhìn chung doanh số cho vay của NHPT Việt Nam trong giai đoạn này ở mức trung bình và khơng ổn định. Số vốn giải ngân trong năm 2019 là 1.392 tỷ đồng, đạt 37% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn giải ngân trong năm 2019 tập trung toàn bộ cho các dự án chuyển tiếp đã ký hợp đồng tín dụng từ năm 2016 trở về trước do khơng có dự án ký hợp đồng tín dụng cho vay mới trong giai đoạn 2017- 2019. Công tác giải ngân cơ bản đảm bảo đầy đủ, kịp thời nhu cầu của các dự án tuy nhiên tỷ lệ hoàn thành kế hoạch được giao rất thấp. Trong năm 2019 có 15 Chi nhánh có dự án thực hiện giải ngân, trong đó chỉ có 6/15 Chi nhánh hồn thành kế hoạch giải ngân được giao. Một số Chi nhánh thực hiện kế hoạch giải ngân đạt rất thấp là: Lâm Đồng (5,5%), Sở Giao dịch I (18%), Hà Tĩnh (27%), Lào Cai (30%), Khu vực Đông Bắc (36%). Điều này cũng được thể hiện qua tốc độ tăng doanh số cho vay trong giai đoạn này, năm 2015 tốc độ tăng doanh số cho vay của NHPT là 42% thì trong giai đoạn 2016-2019 tốc độ tăng doanh số cho vay của NHPT lại ở

mức âm rất lớn cụ thể là năm 2016 - âm 63,2%, năm 2017 - âm 51,61%, năm 2018 - âm 36,92% và năm 2019 - âm 46,05%.

*Mức độ hoàn thành kế hoạch được giao hàng năm:

Bảng 2.3: Tăng trưởng dư nợ tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua các năm so với kế hoạch được giao

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH 6,5% 4,3% 4,5% -5,98% 1% -14% 5600 (tỷ đồng) -11,2% 3.800 (tỷ đồng) -12,2%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của NHPT Việt Nam (Năm 2018 và 2019 Thủ tướng Chính phủ chỉ giao kế hoạch giải ngân, không giao

tăng trưởng lần lượt như sau Năm 2018: 5.600 tỷ; Năm 2019: 3.800 tỷ)

Việc doanh số cho vay hàng năm chưa đạt được như kỳ vọng kéo theo việc tăng trưởng dư nợ tín dụng ĐTPT tại NHPT Việt Nam qua các năm chưa hoàn thành kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao. Điều này được thể hiện qua số liệu trong Bảng tăng trưởng dư nợ tín dụng đầu tư qua các năm so với kế hoạch, bắt đầu từ năm 2015, tăng trưởng dư nợ tín dụng ĐTPT tại NHPT Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc hồn thành chỉ tiêu do Thủ tướng Chính phủ giao, thậm chí trong năm giai đoạn 2016-2019 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ĐTPT tại NHPT Việt Nam còn âm. Tất nhiên, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên mức kế hoạch hàng năm do Thủ tướng Chính phủ giao là kết quả tính tốn nhu cầu vốn của nền kinh tế đối với ngân hàng, phải đạt được mức kế hoạch đó thì mới đủ để đạt được những mục tiêu do Thủ tướng Chính phủ đặt ra.

*Về số dự án thành cơng trên tổng số dự án được tài trợ bởi ngân hàng:

Trong tổng số 733 dự án hiện NHPT Việt Nam đang quản lý cho vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, số dự án vừa đạt được mục tiêu của Chủ đầu tư vừa đảm bảo trả đủ và đúng hạn nợ cho ngân hàng ước tính khoảng 261 dự án (tập trung vào một số lĩnh vực như là thủy điện, an sinh xã hội ...) chiếm khoảng 36% tổng số dự án ngân hàng quản lý.

*Về tỷ lệ nợ quá hạn:

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.3: Tình hình nợ quá hạn

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của NHPT Việt Nam

Tính trung bình trong giai đoạn năm 2015 - 2019 tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 10,9% tổng dư nợ vốn tín dụng ĐTPT. Tuy nhiên, nợ quá hạn vốn tín dụng ĐTPT tại NHPT Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn này, cụ thể nếu như tại thời điểm năm 2015 nợ quá hạn là 5.042 tỷ đồng chiếm 4,44% tổng dư nợ vốn vay tín dụng ĐTPT thì đến năm 2019 nợ quá hạn tăng thêm 10.856 tỷ dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vốn vay tín dụng ĐTPT năm 2019 là 22,22%.

2.4.2. Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ĐTPT tại NHPT Việt Nam giai đoạn

2015-2019

2.4.2.1.Những kết quả đạt được:

Những kết quả về thực hiện các chính sách về tín dụng ĐTPT trong những năm qua thông qua NHPT Việt Nam đã phát huy hiệu quả, tạo động lực phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội quan trọng, nhất là đối với các vùng, địa bàn kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn, các ngành nghề và sản phẩm mới, góp phần vào tăng trưởng chung cho toàn nền kinh tế. Cụ thể:

- Vốn tín dụng ĐTPT cung ứng một lượng vốn tín dụng tương đối lớn đáp ứng nhu cầu ĐTPT của nền kinh tế. Thông qua việc huy động vốn và tài trợ vốn cho các DAĐT, đặc biệt là các dự án trọng điểm của Chính phủ, NHPT Việt Nam tham

gia ngày càng đắc lực hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Tính chung, vốn ĐTPT do NHPT Việt Nam cho vay trong giai đọan 2015-2019 chiếm gần 0,5% vốn đầu tư toàn xã hội.

Bảng 2.4: Tỷ trọng vốn giải ngân tín dụng ĐTPT của Nhà nước so với tổng vốn đầu tư của nền kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng vốn đầu tư của nền kinh tế (tỷ đồng) 1.367.205 1.485.500 1.667.400 1.856.600 2.046.800 Giải ngân vốn tín dụng ĐTPT (tỷ đồng) 22.971 8.453 4.090 2.580 1.392 Tỷ trọng (%) 1,68 0,57 0,25% 0,14% 0,07%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm NHPT Việt Nam và Tổng cục Thống kê

Nhờ có nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp, một số ngành như điện lực, cơng nghiệp hóa chất ... có những bước tiến nhảy vọt, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Kết quả là máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tăng cường khơng những nhiều hơn về số lượng mà cịn cao hơn về trình độ cơng nghệ và năng lực sản xuất.

- Vốn tín dụng ĐTPT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Thực hiện mục tiêu chiến lược chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH – HĐH, vốn tín dụng của NHPT Việt Nam đã có những bước chuyển biến căn bản và mạnh mẽ về cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực ngành nghề, theo hướng tăng nhanh tỷ trọng vốn dành cho ĐTPT các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp nhẹ, trong đó có chú trọng đến cơng nghiệp chế biến nơng, lâm, thủy sản.

Tỷ lệ vốn tín dụng của NHPT Việt Nam thực hiện trong thời gian qua đối với lĩnh vực công nghiệp, xây dựng luôn tăng nhanh, duy trì mức bình quân hơn 70% dư nợ, tỷ lệ vốn tín dụng của NHPT Việt Nam ln cao hơn tỷ lệ vốn ĐTPT của toàn xã hội trong lĩnh vực này, thu hút các nguồn vốn khác trên thị trường cùng cho vay các DAĐT các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng.

Đặc biệt, NHPT Việt Nam đã cho vay gần 200 dự án trọng điểm (Nhóm A) trên phạm vi cả nước, trong đó hầu hết các dự án đều thuộc lĩnh vực công nghiệp cơ bản (xi măng, thép, điện, giấy, phân bón, chế biến cao su, cơ khí, vệ tinh viễn thông) với tổng số vốn vay chiếm khoảng 50% tổng mức đầu tư, tấc động tích cực đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cấc vùng miền vầ cả nước, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

- Vốn tín dụng ĐTPT góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của nền kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội. Thông qua đẩy mạnh cho vay TDĐT đã đạt được những kết quả tích cực, góp phaafn tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế thông qua hoạt động cho vay đối với nhiều chương trình/dự án trọng điểm nổi bật như: thủy điện SƠn La, thủy điện Lai Châu và các dự án về ngành điện (bao gồm cả sản xuất và phân phối điện), cấc nhà máy xi măng, Apatit Lào Cai, Đạm Cà Mau, Điện gió Bạc Liêu, Đường ơ tơ cao tốc Hà Nội – Hải Phịng,…

Quy mơ tài trợ cho các dự án Nhóm A tăng mạnh, góp phần khơng chỉ tạo động lực phát triển cho các ngành/lĩnh vực trọng điểm theo chủ trương của Chính Phủ mà cào tạo hiệu ứng lan tỏa phát triển vùng/miền và các ngành thương mại, sản xuất vật liệu và hỗ trợ. Cũng nhờ đó đã góp phần tâng cường cơ sở vật chất kinh tế cho nền kinh tế, cụ thể:

+ Ngành điện: Gần 400 dự án nguồn điện, lưới điện với số vốn vay hơn 200.000 tỷ đồng đã góp phần tăng cơng suất phát điện, xây dựng mới nhiều tuyến đường dây 50KV, 220 KV và 110KV cùng hàng trăm trạm biến áp các loại được đưa vào sử dụng đồng bộ. Ngoài ra, NHPT Việt Nam đã cho vay dự án điện gió Bạc Liêu cơng suất 99,2 MW với tổng số vốn đã ký 2 giai đoạn là 4.228 tỷ đồng, đây là dự án tiên phong, có quy mơ lớn trong khu vực, sử dụng nguồn năng lượng sạch sản xuất điện. Đến nay dự án đã hồn thành góp phần bảo đảm cân đối nguồn điện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

+ Quản lý thanh toasan vốn Dự án Thủy điện Sơn La kịp thời, đúng quy định: (i) Thanh toán nhập khẩu thiết bị Nhà máy 335 triệu USD, (ii) Thanh toán vốn bồi thường, di dân, tái định cư 22.576 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch Bộ Tài chính giao, (iii) Thanh tốn các cơng trình giao thơng tránh ngập dự án Thủy điện Sơn La 956 tỷ đồng, đạt 94% kế hoạch được giao.

+ Cho vay đầu tư hơn 30 dự án sản xuất xi măng với số vốn vay theo HĐTD

Một phần của tài liệu Luận văn hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 56)