Định hướng hoạt động tín dụng ĐTPT của NHPT Việt Nam đến năm 2030

Một phần của tài liệu Luận văn hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 79 - 82)

Ngày 28/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 369/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển của VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, tiếp tục củng cố và phát triển VDB là ngân hàng chính sách của Chính phủ hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận theo hướng bền vững, hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Quyết định cũng nêu rõ: Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013-2020 bình qn khoảng 10%/năm, theo đó, quy mơ tài sản của VDB đến năm 2020 đạt

khoảng 500.000 tỷ đồng. Giai đoạn sau năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng được xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của VDB, có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của VDB cho phù hợp với từng giai đoạn.

Nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là cơng tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của VDB; xây dựng cơ chế trích lập dự phịng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng từ 4%-5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020-2030 ở mức dưới 3%.

Tiêu chuẩn hóa quy trình nhiệm vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm cả cho vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của NSNN tiến tới tự chủ về tài chính.

Hồn thiện mơ hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất, đặc thù của ngân hàng chính sách; chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm sốt và phân tích, cảnh báo rủi ro; đồng thười tang cường kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Về đối tượng phục vụ, VDB tập trung vào các hoạt động tín dụng ĐTPT, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. Tập trung vốn TDĐT vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội; công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp nông thôn; xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và công nghệ xanh; năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Nghiên cứu cho phép thực hiện nghiệp vụ cho vay thỏa thuận tự bù đắp chi phí đối với các đối tượng đang có quan hệ vay vốn tại VDB nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tạo điều kiện cho VDB từng bước bảo đảm cân đối tự chủ tài chính,

hạn chế cấp bù NSNN. Việc cho vay thỏa thuận phải đảm bảo nguyên tắc cân đối được nguồn vốn huy động để cho vay và không ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được giao hàng năm và đảm bảo có hiệu quả, thu hồi được vốn.

Về cơng tác quản trị ngân hàng, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu xây dựng luật riêng áp dụng cho các ngân hàng chính sách trong đó có VDB. Thủ tướng Chính phủ cho phép trước mắt VDB thực hiện hoạt động theo cả 02 Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Các Tổ chức tín dụng; được thực hiện mơ hình Hội đồng thành viên để quản trị đối với hoạt động của VDB như một tổ chức tín dụng 100% vốn chủ sở hữu của Nhà nước (thay vì mơ hình Hội đồng quản lý như hiện nay). Tăng cường phân cấp cho Hội đồng thành viên VDB trong việc quyết định các vấn đề quản lý vốn, tài sản, lãi suất huy động, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; xử lý rủi ro tín dụng.

Bên cạnh đó, VDB sẽ thực hiện tái cơ cấu lại hoạt động của Ngân hàng theo ba giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2013-2015; Giai đoạn 2 từ 2015-2020 và Giai đoạn ba từ sau năm 2020.

Tại Nghị quyết số 7-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an tồn, bền vững, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lầ siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong sử dụng vốn và xử lý nợ cơng, hạn chế và tiến tới xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, thu hút tối đa nguồn lực của xã hội; giảm bội chi NSNN. Nghị quyết này cũng đề ra chủ trương tăng cường quản lý nợ công, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay mới.

Xuất phát từ những quan điêm chủ trương nói trên, có thể thấy rằng trong giai đoạn sắp tới, để giảm bội chi NSNN và đảm bảo tính bền vững của nền tài chính quốc gia, cơng tác quản lý chi NSNN cũng như quản lý các khoản nợ công được siết chặt, việc sử dụng nguồn lực từ NSNN và các khoản vay của Chính phủ để phục vụ cho hoạt động ĐTPT của nền kinh tế (trong đó có việc hỗ trợ các tổ chức TCPT của Nhà nước như VDB) sẽ trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi phải đáp ứng nhiều điều kiện, tiêu chuẩn hơn. Trong bối cảnh đó, hoạt động của VDB cần được đổi mới theo hướng giảm dần các khoản cấp bù từ NSNN, tiến tới tự chủ về tài chính theo lộ trình phù hợp.

Để thực hiện những mục tiêu trên, VDB cần hồn thiện mơ hình hoạt động theo hướng tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động của mình để thực hiện có hiệu quả vai trị hỗ trợ phát triển nền kinh tế, hạn chế sự can thiệp của Chính phủ trong q trình thực hiện chính sách tín dụng như mơ hình một số nước (giảm dần các khoản cho vay theo chỉ định), Chính phủ cà các cơ quan Bộ, ngành giữ vai trò định hướng, giám sát hoạt động theo quy định của pháp luật. Theo đó:

- Chính sách tín dụng của VDB cần được điều chỉnh theo hướng tính đủ các chi phí ( bao gồm cả chi phí huy động vốn, chi phí dự phịng rủi ro và các chi phí quản lý khác) vào lãi suất cho vay, đồng thời Nhà nước cần giao cho VDB tự chủ trong việc xác định lãi suất cho vay phù hợp với tính hình hoạt động thực tế, tăng thẩm quyền cho VDB trong một số hoạt động như huy động vốn, quyết định cho vay và xử lý rủi ro.

- Hoạt động của VDB trong tương lai được phép mở rộng một số hình lĩnh vực cho vay (cho vay vốn lưu động ổn định sản xuất ban đầu, cho vay các doanh nghiệp mới khởi nghiệp,…), thực hiện một số hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng phù hợp với năng lực của VDB và nhu cầu khách hàng để tạp ra sự chênh lệch thu chi hàng năm tương xứng, đảm bảo khơng những dự phịng cho các hoạt động của VDB mà cịn có đủ khả năng tài chính để phát triển hoạt động của mình, giảm dần sự lệ thuộc NSNN.

- VDB với vai trị chính là một tổ chức cung ứng vốn tín dụng, chính sách cần tài trợ các dự án phát triển đảm bảo cả mục tiêu KT-XH, có nhu cầu vốn lớn hơn, thời gian thu hồi vốn dài, đóng góp cho sự phát triển bền vững về KT-XH mà các NHTM, nguồn NSNN hạn chế khẩ năng tham gia hoặc chi đáp ứng được một phần.

Một phần của tài liệu Luận văn hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 79 - 82)