Trong phần này, tác giả sử dụng hệ số tương quan tuyến tính r (Pearson Correlation Coefficient) để kiểm định sự tương quan giữa 04 thành phần chất lượng dịch vụ phân phối và sự hài lòng khách hàng.
Phụ lục 9 cho thấy mối tương quan giữa 4 nhân tố cấu thành thang đo chất lượng dịch vụ phân phối dược phẩm và sự hài lòng khách hàng. Các giá trị Sig. đều nhỏ hơn 0.05, do đó chúng đều có ý nghĩa về mặt thống kê, đồng thời những
mối quan hệ này đều cùng chiều và có tương quan giữa các thành phần chất lượng
dịch vụ cũng như có sự tương quan giữa các thành phần chất lượng dịch vụ với sự
hài lòng của khách hàng.
Hệ số tương quan giữa các biến đều lớn hơn 0.4 nên mối quan hệ giữa các
biến này cần phải được xem xét kỹ trong phần phân tích hồi quy tuyến tính bội
3.3.5.2 Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Để đánh giá sự phù hợp của mô hình giữa các thành phần chất lượng dịch
vụ phân phối dược phẩm và sự hài lòng của các nhà thuốc, tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính bội, 4 thành phần chất lượng dịch vụ là biến độc lập và sự hài lòng là biến phụ thuộc sẽ đưa vào chạy hồi quy cùng một lúc. Đánh giá chung
chất lượng DV = β0+ β1* năng lực nhân viên+ β2* giá cả và thanh toán + β3* sản
phẩm dược+ β4* độ đáp ứng và tin cậy. Với β1, β2, β3, β4, là các hệ số hồi quy
riêng phần.
Với giả thuyết Ho là β1= β2= β3= β4 = 0, kết quả phân tích hồi qui có hệ số xác định R2là 0.567, như vậy mô hình nghiên cứu là phù hợp (0 ≤ R2≤ 1), nói lên mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp đến mức 56.7%. Ngoài ra kết quả cũng cho
thấy R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) bằng 0.549 nhỏ hơn R2 và dùng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình nghiên cứu sẽ an toàn hơn vì nó không thổi
phồng mức độ phù hợp của mô hình. R2điều chỉnh là 0.549 nghĩa là mức độ phù hợp của mô hình là 54,9% hay 54,9% là biến thiên của sự hài lòng được giải thích
bởi quan hệ tuyến tính với 4 biến độc lập nói trên, còn lại 45,1% biến thiên do
ảnh hưởng bởi các yếu tố khác chưa được giải thích trong mô hình. Có thể nói các
thành phần biến được đưa vào mô hình đạt kết quả giải thích khá tốt và bát bỏ giả
thuyết Ho. Bảng 3.12: Bảng tóm tắt các hệ số về mức độ phù hợp mô hình Model R2 R2 điều chỉnh Kiểm định F Sig. Durbin- Watson 1 .567 .549 95.810 0.000 1.999 3.3.5.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Kết quả nhận được cho thấy trị thống kê F là 95.810, được tính từ giá trị R
square của mô hình với giá trị Sig. rất nhỏ (= 0.000 < 0.05) cho thấy sẽ an toàn bác bỏ giả thiết Ho. Như vậy, có thể kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính bội
Với hệ số phóng đại phương sai VIF = 1 < 10 (Phụ lục 9). Mặt khác trong ma trận hệ số tương quan, hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.7. Điều này cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau
nên không có hiện tương đa cộng tuyến xảy ra.
Ngoài ra, đại lượng thống kê Durbin-Watson dùng để kiểm định tương quan chuỗi bậc nhất cho thấy mô hình không vi phạm khi sử dụngphương pháp hồi quy bội vì giá trị Durbin-Watson đạtđược là 1.999 (gần bằng 2) n ên chấp
nhận giả thuyết không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình. Như
vậy, mô hình hồi quy bội thỏa các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp cho việc rút ra các kết quả nghiên cứu.
3.3.5.4 Kết quả phân tích hồi quy
Hệ số Beta (chuẩn hóa) dùng để đánh giá mức độ quan trọng của các nhân
tố chất lượng dịch vụ phân phối dược phẩm ảnh hưởngđến sự hài lòng của khách
hàng. Hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố nào càng cao thì mức độ quan trọng của
nhân tố đó ảnh hưởngđến đánh giá chất lượng dịch vụ càng cao.
Bảng 3.13: Bảng kết quả hồi quy với biến phụ thuộc
Mô hình Hệ số Hệ số chuẩn t Sig. VIF Beta Sai số chuẩn Beta 1 Hằng số - 2.652E- 19 .028 .000 1.000
Năng lực phục vụ nhân viên .401 .028 .401 12.178 0.000 1.000 Giá cả và Thanh toán .319 .028 .319 7.543 0.000 1.000 Sản phẩm dược .311 .028 .311 7.467 0.000 1.000
Đáp ứng và tin cậy .270 .028 .027 7.323 0.000 1.000
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các biến trong thang đo chất lượng dịch
hình hồi quy ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến sự hài lòng của khách hàng. 04 thành phần với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.000 < 0.05 là có ý nghĩa thống kê. Như
vậy, các giả thiết H1, H2, H3, H4 trong mô hình nghiên cứu(Hình 3.2) được chấp
nhận.
Dựa trên hệ số chuẩn hóa của kết quả phân tích hồi quy về mức độ ảnh hưởng của các thành phần trong thang đo đến sự hài lòng của khách hàng được
thể hiện theo phương trình sau:
Sự hài lòng các nhà thuốc= 0.401* Năng lực phục vụ nhân viên + 0.319 *Giá cả và thanh toán + 0.311 * Sản phẩm + 0.270 * Đáp ứng và Tin cậy
Qua phương trình trên, hệ số β của thành phần năng lực phục vụ nhân viên là cao nhất. Điều này có nghĩa là, đối với dịch vụ phân phối dược phẩm thì thành phần năng lực phục vụ của nhân viên có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các
nhà thuốc là lớn nhất. Khi điểm đánh giá về năng lực phục vụ nhân viên của Pymepharco tăng lên 1 thì sự hài lòng của các nhà thuốc tăng lên 0.401 điểm, tương tự với các thành phần giá cả và thanh toán; sản phẩm;đáp ứng và tin cậy.
Dựa vào đồ thị histogram thể hiện phần dư. Nếu có dạng hình chuông úp
đều thì phân dư có dạng phân phối chuẩn. Dựa trên đồ thị, khẳng định phần dư
của mô hình có dạng phân phối chuẩn. Điều này khẳng định rằng mô hình là đúng đắn, phương sai là hằng số và số lượng các phần dư đủ để phân tích.
Tóm lại, toàn bộ dữ liệu thu thập được rất tốt. Đảm bảo được các tiêu chuẩn trong nghiên cứu khi dụng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả đạt độ tin cậy
khá cao. Dựa trên kết quả phân tích hồi quy, tác giả sẽ thảo luận và đưa ra các
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC HÀM Ý
4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.1.1 Về mô hình đo lường:
Trong tình hình kinh tế có nhiều yếu tố khó khăn như hiện nay, việc
Pymepharco nâng cao và chú trọng vào dịch vụ phân phối dược phẩm là một hướng đi tốt và đúng đắn khi mà sức cạnh tranh trong ngành dược ngày càng gay gắt. Do đó yêu cầu đặt ra đối với Pymepharco là phải không ngừng mở rộng phát
triển dịch phân phối nhằm tối đa lợi ích cho các nhà thuốc, thu hút ngày càng nhiều khách hàng phân phối sản phẩm của công ty.
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ phân phối dược phẩm của
Pymepharco đến sự hài lòng của các nhà thuốc trên địa bàn TP. HCM dựa trên nền các thang đo đã xây dựng. Dựa trên cơ sở lý thuyết và thảo luận nhóm tập
trung, chất lượng dịch vụ phân phối dược phẩm bao gồm 5 thành phần: Sản phẩm dược; Năng lực phục vụ nhân viên; Đáp ứng; Tin cậy; Giá cả và thanh toán. Kết
quả kiểm định giá trị tin cậy, 5 thành phần trên thể hiện sự phù hợp.
Kết quả phân tích EFA các thành phần trên được nhóm lại còn 4 thành phần: Năng lực phục vụ nhân viên; Giá cả và thanh toán; Sản phẩm; Đáp ứng và tin cậy. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các thành phần trên có ảnh hưởng
cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng, tương ứng với các giả thuyết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các thành phần đến sự hài lòng khách hàng được chấp
nhận. Mức độ ảnh hưởng của các thành phần chất lượng dịch vụ phân phối được
thể hiện theo biểu thức như sau:
Sự hài lòng các nhà thuốc = 0.401 * Năng lực phục vụ nhân viên + 0.319 * Giá cả và thanh toán + 0.311 * Sản phẩm + 0.270 * Đáp ứng và tin cậy.
Thành phần năng lực phục vụ nhân viên: có ảnh hưởng đến đánh giá
rằng nhân viên có liên quan đến dịch vụ phân phối là yếu tốảnh hưởng nhiều nhất
đến đánh giá của khách hàng. Nhân viên là người trực tiếp làm việc với khách hàng, xuyên suốt từ lúc tiếp cận đến lúc kết thúc giao dịch, các giao dịch mới và
đưa sản phẩm đến với khách hàng. Vì vậy nhân viên là tài sản lớn nhất, là bộ mặt của cả công ty nên cấp quản lý công ty cần chú trọng việc việc này ngay từ khâu tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đánh giá sàng lọc.
Thành phần giá cả và thanh toán: có ảnh hưởng đến đánh giá chất lượng dịch vụ của khách hàng xếp thứ hai với β = 0.319. Vì đây là yếu tố rất quan trọng
liên quan đến việc cạnh tranh giữa các công ty dược phẩm với nhau. Công ty phải xây dựng một chiến lược giá phù hợp và phương thức thanh toán thật hấp dẫn dựa
trên cân đối lợi nhuận sao cho hợp lý nhằm làm các nhà thuốc thấy sự hấp dẫn và thấy sựyên tâm khi làm ăn chung với nhau.
Thành phần sản phẩm: có ảnh hưởng đến đánh giá chất lượng dịch vụ
của khách hàng xếp thứ ba với β = 0.311. Khách hàng chú trọng đến chất lượng sản phẩm, sựđa dạng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và chọn lọc hơn của khách hàng. Có phát triển được chất lượng cũng như chủng loại sản phẩm thì chúng ta mới đẩy mạnh được tính cạnh tranh và phân chia thịtrường
dược phẩm với các đối thủ khác.
Thành phần độ đáp ứng và tin cậy: ảnh hưởng ít nhất trong các thành phần với β = 0.270, điều này có thể hiểu rằng ngay tại thời điểm hiện tại sự cạnh tranh giữa các đối thủ là rất lớn nên việc đáp ứng và tạo niềm tin cho các nhà thuốc cũng cần thiết. Thời gian phục vụđến mức độđáp ứng trong quá trình phân phối, tạo được niềm tin cho khách hàng khi mua và trữ sản phẩm là cần thiết. Công ty cần thiết phải duy trì thật tốt và ngày càng chuyên nghiệp hơnđể luôn tạo niềm tin và mức độ hài lòng cho khách hàng.
So sánh vớ i các kết quả của những nghiên cứu ứng dụng khác chúng ta thấy các yếu tố ảnh hưởng vào sự hài lòng của khách hàng trong từ n g lĩnh vực dịch vụ khác nhau thì sẽ khác nhau. Cụ thể trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn
hồi (0.254), tin cậy (0.120) và phương tiện hữu hình (0.117). Cả hai nghiên cứu
này đều sử dụng thang đo SERVQUAL làm cơ sở, nhưng kết quả thì lại khác
nhau, khách hàng cảm nhận khác nhau về các yếu tố ảnh hưởngđến sự hài lòng của họ. Có thể yếu tố ảnh hưởngđến sự hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực này nhưng lại không ảnhhưởng trong lĩnh vực kia. Cụ thể là yếu tố Đáp ứng có
ảnh hưởngđến dịch vụ phân phối dược phẩm.. Do đó, chúng ta có thể thấy các
thành phần của chất lượng dịch vụ chưa ổn định, tùy thuộc vào lĩnh vự c nghiên cứu và thị trường nghiên cứu. Cảm nhận của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởngđến sự hài lòng trong từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể cũng sẽ khác nhau.
Kết quả của mô hình đo lường trong nghiên cứu này góp phần làm rõ thêm cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học hành vi thấy rằng các thang đo lường trong nghiên cứu phải được đánh giá giá trị và độ tin cậy khi dùng chúng để đo lường. Nếu việc này không được thực hiện một cách hợp lý thì giá trị kết quả của nghiên cứu đó không có sức thuyết phục cao và sẽ cần phải
xem xét lại.
4.1.2 Về mô hình lý thuyết:
Về mặt phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu này góp phần vào hệ thống thang đo chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người sử dụng bằng cách bổ sung
vào nó một hệ thống thang đo chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người sử
dụng dịch vụ cụ thể trong lĩnh vực dịch vụ phân phối dược phẩm không những
cho Pymepharco mà còn cho thị trường dược phẩm Việt Nam. Các nhà nghiên cứu ứng dụng có thể xem mô hình này như là một mô hình tham khảo cho các nghiên cứu của mình ở các hướng nghiên cứu khác, và tại những thị trường khác.
Từ kết quả nghiên cứu này các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực phân phối dược phẩm có thể sử dụng, điều chỉnh và bổ sung các thang đo lường này cho các nghiên cứu của mình trong lĩnh vực phân phối dược phẩm. Theo kết quả của
nghiên cứu này cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử
dụng dịch vụ phân phối dược phẩm được đo lường bằng 25 biến quan sát. Trong đó, thành phần năng lực phục vụ nhân viên bao gồm 11 các biến quan sát;
thành phần giá cả và thanh toán gồm 3 các biến quan sát; thành phần sản phẩm
gồm các 5 biến quan sát; thành phần độ đáp ứng và tin cậy gồm 6 biến quan sát.
Từ đó giúp cho các nhà nghiên cứu và các nhà phân phối được phẩm nhận thấy
rằng không nên đo lường các khái niệm tiềm ẩn bằng chính chúng. Ý nghĩa chính của kết quả này là nếu đo lường một khái niệm tiềm ẩn bằng nhiều biến
quan sát sẽ làm tăng giá trị và độ tin cậy của thang đo lường. Các biến quan sát trong thang đo này có thể điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với từng thị trường
và từng ngành dịch vụ cụ thể, bởi mỗi ngành dịch vụ đều có những đặc thù riêng của nó.
4.2 Một số hàm ý rút ra cho Pymepharco trong việc cung cấp dịch vụ phân
phối dược phẩm
Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết với thông
tin thị trường cũng như việc chấp nhận các giả thuyết đã đề ra trong mô hình nghiên cứu này đưa ra một số ý nghĩa thiết thực cho các doanh nghiệp kinh
doanh ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ phân phối dược phẩm của
Pymepharco nói riêng, các công ty thực hiện chức năng hỗ trợ phân phối như
quảng cáo, chiêu thị cổ đông. Từ đó, làm cơ sở cho Pymepharco triển khai dịch
vụ phân phối dược phẩm với sự quan tâm và chú ý đến các thành phần này.
Đây chính là những căn cứ để tác giả xây dựng một số hàm ý cho Pymepharco nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ phân phối dược phẩm ngày càng chất lượng hơn và đem lại hài lòng cho các nhà thuốc càng cao, tạo ra vũ khí cạnh tranh trên thị trường ngành kinh doanh dược phẩm.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đối với các nhóm người khác nhau sử
dụng dịch vụ phân phối dược phẩm này không có một số cảm nhận khác nhau tùy theo độ tuổi, trình độ, thu nhập… Do đó, đây sẽ là một cơ sở cho
Pymepharco xem xét trong việc lựa chọn những giải pháp nhằm nâng cao dịch
vụ, không lang mang trong việc suy diễn sự khác biệt về cảm nhận của khách
hàng như lâu nay, chắc chắn giúp cho Pymepharco có cơ sở để thực hiện tối ưu
lý Pymepharco có cái nhìn rõ hơn về chân dung những người sử dụng dịch vụ