Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Trong giai đoạn đầu, với việc ban hành Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 nhà nước ta vẫn cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ có chọn lọc, nếu những đạo luật đó "khơng trái với các nguyên tắc độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hịa". Hiến pháp năm 1946 ra đời đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt. Theo quy định tại Điều 9 của Hiến pháp năm 1946 thì "đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện". Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật gồm 15 điều, trong đó có 8 điều quy định về hơn nhân và gia đình. Điều 5 quy định "chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình". Ngày 17/11/1950 nhà nước ta ban hành tiếp Sắc lệnh số 159-SL quy định về vấn đề ly hôn. Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950 đã góp phần đáng kể vào việc xóa bỏ chế độ hơn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ thốt khỏi chế độ đó, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Tuy nhiên những văn bản nêu trên khơng có quy định cụ thể về vấn đề tài sản của vợ chồng. Theo Điều 11 Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 thì "trong lúc cịn sinh thời người chồng góa hay vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin chia phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung"; mặt khác, Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ có chọn lọc.
Từ đó chúng ta có thể suy luận rằng: mặc dù Sắc lệnh số 97- SL khơng có điều nào quy định về thành phần tài sản chung của vợ
chồng thì chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng theo tinh thần của các sắc lệnh trên là chế độ cộng đồng toàn sản… Toàn bộ tài sản của vợ chồng dù có trước hoặc được tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt về nguồn gốc, công sức tạo dựng... đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng trên nguyên tắc bình đẳng, vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ngang nhau đối với tài sản chung [23, tr. 85-86].
Với những quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình nêu trên cho thấy sẽ thực sự là khơng cần thiết việc pháp luật phải có những quy định về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng, mặc dù trong giai đoạn này, nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11/1945 ấn định thể lệ việc thị thực các giấy tờ và Sắc lệnh số 85/SL ngày 29/2/1952 quy định thể lệ trước bạ về việc mua, bán, cho đổi nhà cửa, ruộng đất. Do vậy trong giai đoạn này chưa xuất hiện việc chứng nhận các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng.